Mặc dù trong thực tế lâm sàng, chỉ có một vài nhóm thuốc có thể gây tăng huyết áp đáng kể, nhưng người bệnh cũng cần hết sức lưu tâm để kiểm soát và can thiệp kịp thời khi tình trạng tăng huyết áp do thuốc xảy ra.
Cơ chế của thuốc gây tăng huyết áp có thể do tăng giữ thể tích, kích thích dẫn truyền cường giao cảm hoặc co mạch. Phần lớn trường hợp các thuốc sẽ không gây tăng huyết áp trầm trọng nhưng ở một vài bệnh nhân có thể quan sát thấy huyết áp tăng 5-10mmHg. Khi huyết áp tâm trương tăng thêm 5mmHg có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ và thiếu máu cơ tim cục bộ. Những nhóm thuốc dưới đây tuy không phải là chống chỉ định với người tăng huyết áp nhưng gây bất lợi cho họ nên tránh dùng hoặc dùng cẩn trọng nhằm hạn chế tác dụng không mong muốn gây ảnh hưởng không tốt đến việc điều trị tăng huyết áp.
Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAID)
Tăng huyết áp tạm thời là một trong những tác dụng phụ được ghi nhận khi sử dụng các thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs). Cơ chế gây ra tác dụng phụ trên huyết áp của các thuốc giảm đau này được cho là có liên quan đến việc giữ muối, nước và tác dụng gây co mạch. Hơn thế các thuốc giảm đau NSAIDs có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các nhóm thuốc hạ huyết áp như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu. Để sử dụng thuốc giảm đau hợp lý, hiệu quả và an toàn, người bệnh tăng huyết áp không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau mà phải có sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Một số thuốc ảnh hưởng đến huyết áp.
Thuốc kháng viêm corticosteroid
Corticoid là loại thuốc chống viêm thường được kê toa để điều trị viêm khớp, bệnh hen suyễn và các bệnh mạn tính khác. Nhóm thuốc này giữ muối và nước, dẫn đến giữ thể tích dịch… dẫn tới tăng huyết áp.
Khi cần thiết phải dùng corticoid, nên dùng loại bán tổng hợp, liều vừa đủ không quá 10 ngày và cần kiểm tra huyết áp hàng ngày để điều chỉnh huyết áp thích hợp.
[Đọc thêm:
8 'tác nhân' gây stress trong phòng khách mà bạn không biết: Chuyên gia chỉ cách trị tận gốc