Bản đồ tỉnh Đồng Tháp – Thông tin về vị trí và quy hoạch

Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu. Đồng Tháp là một tỉnh hợp nhất từ tỉnh Sa Đéc và tỉnh Kiến Phong từ năm 1976 thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hôm nay DVT sẽ giới thiệu đến các bạn bản đồ tỉnh Đồng Tháp và các thông tin về vị trí địa lý cũng như thông tin về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

Vị trí địa lý tỉnh Đồng Tháp

Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp
Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp

Các địa phận tiếp giáp với tỉnh Đồng Tháp:

  • Phía Bắc của tỉnh Đồng Tháp tiếp giáp với tỉnh Prey Veng thuộc Campuchia.
  • Phía Nam của tỉnh Đồng Tháp tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ
  • Phía Đông của tỉnh Đồng Tháp tiếp giáp với tỉnh An Giang
  • Phía Tây của tỉnh Đồng Tháp tiếp giáp với tỉnh Long An và Tiền Giang

Tổng quan về tỉnh Đồng Tháp

Là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Đồng Tháp nằm trong vùng trọng điểm về sản xuất luơng thực, thực phẩm của cả nước, đứng thứ ba cả nước về tổng lượng lúa trên năm. Bên cảnh sản thế mạnh về sản xuất lương thực thì thủy sản cũng là một thế mạnh thứ hai của vùng. Đứng đầu cả nước về xuất khẩu cá tra.

Về khí hậu, sông ngòi thì tỉnh Đồng Tháp có hệ thống sông ngòi chằng chịt với con sông chính là con sông Tiền chảy qua địa bàn tỉnh với chiều dài 132km. Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 26,6ºC.

Về giao thông, Thành phố Cao Lãnh cách quốc lộ 1A 36km, cách Tp. Hồ Chí Minh 162km. Nằm trên bờ sông Cao Lãnh (một nhánh nhỏ của sông Tiền tách ra sau 15km lại chảy vào sông Tiền), ở ngay sát Đồng Tháp Mười mênh mông, là trung tâm kinh tế của Đồng Tháp.

Dân tộc và tôn giáo, Ở Đồng Tháp có nhiều tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo và Công giáo. Tính cách người dân Đồng Tháp mang đậm nét đặc trưng chung của đồng bằng Nam Bộ: cần cù, hiền lành, phóng khoáng, cởi mở và giàu lòng mến khách.

Du lịch, đến với tỉnh Đồng Tháp du khách sẽ có cảm giác như trở về với cội nguồn thiên nhiên bởi bầu không khí trong lành, mát mẻ của những cánh đồng lúa phì nhiêu, đến viếng Khu Di tích Mộ Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, đài liệt sĩ, Khu Di tích Gò Tháp, Chùa Kiến An Cung, Vườn Quốc Gia Tràm Chim – Tam Nông, Khu Di tích Xẻo Quít, làng hoa kiểng Tân Qui Đông, các vườn cây ăn trái Cao Lãnh, Châu Thành, Lai Vung, Thạnh Hưng…

Thông tin về quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng Tháp đến 2020

Theo quy hoạch, đến năm 2020 tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp là 337.695 ha, trong đó: Đất nông nghiệp có diện tích 265.947 ha, Đất phi nông nghiệp có diện tích 71.748 ha, Đất khu bảo tồn thiên nhiên 7.313 ha, Đất đô thị 18.309 ha.

quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng Tháp đến 2020
quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng Tháp đến 2020

Trong đất phi nông nghiệp, cơ cấu đất được phân bổ như sau: Đất phát triển hạ tầng có diện tích 23.875 ha, Đất khu công nghiệp có diện tích 2.272 ha, Đất ở đô thị có diện tích 2.500 ha, Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp diện tích 487 ha,…

Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, chuyển mục đích sử dụng 9.849 ha đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp.

Qua Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Đồng Tháp xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt; bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển cồng nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực giữ nhiều đất trồng lúa. Quản lý sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng đất; tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đât sản xuât kinh doanh phi nông nghiệp.

Xem thêm: Bản đồ thành phố Cần Thơ – Thông tin về vị trí và quy hoạch

Bản đồ tỉnh Đồng Tháp Online