Cây Tre – Nguồn gốc, đặc điểm và công dụng của cây tre

Cây tre là một loại cây gắn liền từ lời văn đến hoạt động hằng ngày của người dân Việt Nam. Đến với những làng quê thì đâu đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh hàng tre xanh tốt quanh năm. Nhưng để hiểu rõ hơn về cây tre từ đặc tính phát triển, nguồn gốc và tre có nở hoa hay không. Bài viết dưới đây sẽ giải mã những khúc mắc của các bạn về cây tre.

Giới thiệu về cây tre

Tre là tên gọi chung của một nhóm cây thuộc phân họ tre của họ lúa. Cây tre là cây thân gỗ lâu năm, rỗng ruột và mang rễ chùm. Thân tre chia thành các đốt, có các mấu mắt mọc ở đốt và lớp vỏ ngoài thân màu xanh.

Hình ảnh cây tre

Loại cây này xuất hiện nhiều tại các vùng nhiệt đới ấm và ẩm cũng như vùng khí hậu ôn đới ấm áp. Các khu vực còn lại cũng xuất hiện đa dạng các loại tre khắp từ vùng núi mát đến khu vực nhiệt đới và cả cao nguyên.

Cây tre xuất hiện rộng khắp ở khu vực Đông Á thuộc vùng châu Á – Thái Bình Dương. Các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Hàn Quốc là những nơi có lượng tre rất lớn. Các vùng thuộc châu Mỹ như Chile, dãy Andes, Mexico và Đông Nam Hoa Kỳ cũng là nơi có nhiều cây này.

Các loại tre ở Việt Nam phải kể đến như cây tre trúc cảnh, cây tre nứa, cây tre ngà, cây tre lồ ô, cây tre vàng sọc,… Đây đều là những cây tre quen thuộc và gắn bó với người dân nước ta từ lâu đời. Vì sự phổ biến của nó tại Việt Nam mà bạn có thể mua cây tre cảnh ở đâu trên toàn quốc đều được.

Những ý nghĩa của tre

Cây tre được hình thành trong lối sống sinh hoạt đến đời sống tinh thần con người hàng ngàn năm. Từ các bài thơ đến nét trang trí thời hiện đại, không thể thiếu hình hình bóng của tre.

Trong văn hóa dân gian

Những ý nghĩa của tre

Cây tre tượng trưng cho một biểu tượng phi thường nhưng không kém phần mềm mại. Tre, trúc tượng trưng như 1 quân tử mạnh mẽ và kiên cường chống chọi với mọi hoàn cảnh. Tre được coi là sự may mắn và vững chắc trong phong thủy. Mang lại sức khỏe, hạnh phúc và tình yêu lẫn thịnh vượng.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước

Qua bao câu truyện cổ tích điển hình là Thánh Gióng sử dụng cây tre đánh bại hàng ngàn quân xâm lược. Đến chiến tranh hiện đại thì tre đóng vai trò rất quan trọng. Tạo thành lũy tre làng chống giặc, tạo vũ khí từ tre: nỏ, cung,… giúp đẩy lui bao thế lực từng xâm lược nước ta.

Trong văn học

Các câu ca dao, bài hát đến thơ đã có rất nhiều tác giả đem hình ảnh cây tre giúp nâng cao cảm xúc. Ẩn dụ và so sánh giúp người đọc hình dung được giá trị thực thông qua đó đề cao tầm quan trọng của hình ảnh cây tre. Hiện tại, kho tàng văn học nước ta có hàng ngàn tác phẩm in dấu hình ảnh tre truyền qua bao thế hệ.

Trong đời sống con người

Từ thời chưa co nhựa và thép thì tre là nguồn nguyên vật liệu chính phục vụ người dân trong rất nhiều hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Hiện tại, một số sản phẩm tre nứa vẫn còn sử dụng: phên tre, cót ép tre, mê bồ tre.

Những ý nghĩa của tre

Ngoài ra nguyên liệu tre trúc còn rất được ưa chuộng trong trang trí, xây dựng kiến trúc.

Các vật dụng hằng ngày được dùng nhiều nhất là đũa tre và các loại khác,… Phân măng non cũng giúp trở thành nguồn thức ăn cho con người.

Đặc điểm cây tre

Cây tre là thực vật thân trụ dài, phần lõi cây rỗng chứa không khí. Khắp thân cây có các bó mạch nằm rải rác chứ không chạy theo hình trụ như những cây khác. đặc điểm của cây tre là thân cây mọc dạng cột to đều chứ không thuôn dài và nhỏ dần về đỉnh như những loại cây khác.

Đây là một trong những loại thực vật có tốc độ nhanh nhất hiện nay. Có những cây tre phát triển thêm tới 91cm chỉ trong vòng 24h (trung bình cứ 90s lại cao thêm 1mm). Ngoài sự phát triển nhanh chóng, bộ rễ chùm và thân cây chắc khỏe khiến cây tre trở thành một sự lựa chọn tốt để trồng cây gây rừng và giảm bớt tác hại của bão lũ.

Đặc điểm cây tre

Cây tre trong tự nhiên có thể mọc thành cụm hoặc mọc chạy tùy theo rễ ngầm của cây ngắn hay dài. Đây là loại thực vật phát tán chậm bởi cây mọc thẳng đứng và rễ cây phát triển khá từ từ. Tuy nhiên loại tre mọc chạy có khả năng lan tỏa cao hơn. Loại này có rễ la rộng dưới lòng đất và mọc ra các thân mới. Những thân con này sẽ nhú lên và đâm xuyên mặt đất thành cây mới.

Những loại tre có kích thước lớn nhất có thể cao tới 30m với đường kính khoảng 25-30cm. Cũng có loại tre nhỏ chỉ cao vài inch là hết cỡ. Thông thường tre sẽ bắt đầu mọc và sinh trưởng đến chiều cao tối đa chỉ trong một mùa từ 3-4 tháng. Tại thời điểm này cây sẽ không mọc cành mà chỉ tập chung sinh trưởng chiều cao thẳng đứng.

Đặc điểm cây tre

Sau khi cây đã phát triển xong về chiều cao, các chồi non sẽ bắt đầu mọc ra nhánh cây. Trong một năm tiếp theo cây sẽ từ từ cứng lại và trưởng thành đầy đủ. Tùy theo loại tre và đặc điểm khí hậu, đất trồng mà độ cứng của cây cũng không đồng nhất. Từ 2-5 năm kế tiếp, ngoài thân cây sẽ xuất hiện nấm khiến cho thân cây dần chuyển màu trắng. Khoảng từ 5-8 năm sau, nấm mốc dần xâm nhập vào sâu bên trong khiến cây bị mục nát và sụp đổ.

Tre là cây có hoa nhưng lại mọc khá thất thường với tần suất khác biệt ở mỗi loại. Cây tre kiểng sau khi ra hoa thường sẽ dần suy giảm và chết một cách hoàn toàn. Vì vậy cây tre chủ yếu sinh sản bằng cách nhân giống vô tính.

Đặc điểm cây tre

Cây tre mọc chạy lan truyền qua rễ là loại cây có khả năng xâm lấn cao. Những loại này mọc cây mới bằng rễ nhưng không thành cụm như cây tre có lợi ích kinh tế mà mọc chạy về các hướng. Cây con nhú lên từ đất và phát triển rất nhanh có thể xâm chiếm khu vực hoạt động của các loại cây khác và cả khu vực sống của con người.

Công dụng của cây tre trong đời sống 

Cây tre là một phần trong văn hóa của người Việt. Người ta đã khai thác được rất nhiều công dụng từ cây tre. Tùy từng loại tre và người sử dụng mà giống cây này mang lại những lợi ích khác biệt. 

Sử dụng cho mục đích xây dựng

Từ xưa đã có rất nhiều công trình làm từ các nguyên liệu thực vật, trong đó có cả tre. Đây là một trong những loại cây có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới nên tre là một loại nguyên liệu có tính phục hồi mau chónng.

Cây tre giống như cây gỗ là một loại vật liệu xây dựng tự nhiên được sử dụng từ rất lâu. Nó có những ưu điểm như trọng lượng nhẹ, độ bền tốt, sức chịu tải cao nên được ứng dụng rộng rãi.

Sử dụng cho mục đích xây dựng

Tại các nước Đông Á, Nam Á và Nam Thái Bình Dương, tre là vật liệu xây dựng truyền thống rất phổ biến. Người ta dùng tre để dựng nhà cửa, làm cầu qua sông và làm giàn giáo cho các công trình. Tại Nhật Bản, cây tre cảnh được dùng làm vật liệu trang trí hoặc bổ sung cho các kiến trúc.

Những cây tre dùng cho mục đích xây dựng phải đảm bảo sự cứng cáp và dẻo dai. Đồng thời hàm lượng đường trong cây cũng phải ở mức rất thấp để tránh sâu bọ đục ăn thân cây. Vì vậy cần chú ý thời gian sinh trưởng của cây để thu hoạch đúng lúc

Sử dụng trong ẩm thực

Tre non hay măng tre có tác dụng gì? Ngoài được sử dụng làm vật liệu xây dựng, tre còn là một loại thực phẩm quen thuộc với người Việt. Cây tre non mới nhú lên mặt đất được gọi là măng có thể chế biến thành món ăn nếu được trừ độc đúng cách. Bởi trong măng tre có chứa chất độc taxiphyllin gây hại cho ruột. Nếu hấp thụ một lượng lớn taxiphyllin có thể dẫn đến chết người.

Sử dụng trong ẩm thực

Tùy từng địa phương mà măng tre được chế biến thành những món ăn khác nhau. Măng được thái lát và nấu với các nguyên liệu khác thành món canh hoặc nấu nước dùng trong các món bún. Tại một số quốc gia, măng cũng được ngâm lên men làm món ăn kèm.

Thân tre cũng có thể sử dụng để chế biến món ăn. Người ta cho gạo cùng với đường và nước cốt dừa vào trong các đốt tre và tiến hành nướng. Các chất đường có trong thân tre sẽ được gạo hấp thu tạo nên vị ngon ngọt rất đặc trưng. Ngoài ra, tại Hàn Quốc cũng phát huy công dụng của lá tre như một loại trà trong văn hóa của họ.

Chế tạo một số vật dụng

Ở các vùng miền núi hoặc địa phương có nhiều tre, người ta dùng tre thay cho nồi nấu. Thân tre rỗng giữa và có các đốt nên có thể nấu cơm và súp bên trong. Những món ăn dùng tre để nấu có vị khá đặc biệt và hấp dẫn.

Chế tạo một số vật dụng

Tại một số quốc gia châu Á, tre cũng được dùng để chế tạo đũa vừa nhẹ lại thân thiện môi trường. Tại Nhật Bản và Trung Quốc, đây cũng là một loại nhiên liệu đốt khá phổ biến. Những người Ấn Độ cổ cũng chế tạo các loại bút nhúng mực bằng thanh tre mỏng. Sợi tre đã qua chế biến cũng được dùng làm nguyên liệu may quần áo, vỏ gối hoặc ga trải giường.

Tại Trung Quốc cổ đại, tre được sử dụng như một bề mặt để viết chữ. Các dải tre có buộc dây được viết chữ được tìm thấy có niên đại từ thời Chiến Quốc trước Công nguyên. Ngoài ra, bột cây tre là một loại nguyên liệu trong chế tạo giấy.

Người xưa chế tạo tre thành những loại vũ khí đơn giản. Những thanh kiếm tre, giáo tre hay mũi tên bằng tre xuất hiện từ sớm tại các nước châu Á. Các vùng Đông và Nam Á cũng dùng tre chế tạo các dụng cụ tra tấn khá hiệu quả.

Cách trồng cây tre

Với nhiều công dụng, tre được trồng tại nhiều nơi và có giá trị kinh tế cao. Cây tre có tốc độ sinh trưởng rất nhanh lại sống được ở cả những khu vực đất đai bạc màu. Vì vậy loại cây này được trồng ở nhiều nơi để giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và khai thác làm nguyên liệu thô.

Đất trồng tre nên là loại đất khô ráo ít bị ngập nước. Tre có bộ rễ phát triển nên không thể trồng trong chậu mà cần trồng trực tiếp trên đất. Để cây phát triển nhanh nên trộn lẫn phân ủ mục với phân NPK theo tỷ lệ phù hợp bón cho đất.

Cách trồng cây tre

Người dân Nam Á và Đông Á đã trồng tre từ hàng nghìn năm nay. Vì cây tre ra hoa kết quả không thể xác định nên phương pháp trồng tre là sử dụng thân ngầm, gốc hoặc cành làm giống.

Khi chọn tre giống, chú ý chọn những cây mẹ đã phát triển đầy đủ, sức sống tốt và không nhiễm sâu bệnh. Những cây tốt nhất có thời gian sinh trưởng từ 7-8 tháng vẫn đang khỏe mạnh và giàu sức sống.

Đầu tiên là tiến hành đào hố trồng cây. Tùy từng loại tre và mật độ mong muốn mà người trồng có thể đào hố có kích thước 3x3m cho đến 5x5m. Đặt cây giống vào trong hố đã đào.

Nếu trồng bằng cành hoặc thân thì đặt cây thẳng đứng hoặc trồng nghiêng 45 độ nếu trồng bằng hom gốc. Lấp đất không quá 10cm và nén chặt để cây không bị đổ. tưới nước đẫm cho cây giống và ủ rơm xung quanh gốc để giữ ẩm và chống cỏ dại.

Cây tre sau khi được vùi vào đất và tưới đủ nước sẽ ra rễ và phát triển rất nhanh. Vì cây nhanh lớn nên chú ý lượng phân bón và nước tưới đầy đủ để cây không bị kìm hãm sự phát triển.

Cách thu hoạch cây tre

Thời điểm thu hoạch

Thông thường cây tre có tuổi thọ trung bình từ 5-7 năm. Cây có khả năng tái tạo nhanh nên có thể khai thác một cách hiệu quả. Để có thể thu hoạch được cây tre có chất lượng tốt, người trồng nên chú ý cắt tỉa những thân, cành già bị mục nát để cung cấp đủ dinh dưỡng và ánh sáng cho các cây con phát triển.

Cách thu hoạch cây tre

Cây tre con mới nhú khỏi mặt đất còn được gọi là cây măng. Để đảm bảo măng có vị ngon, nên thu hoạch măng ngay khi mới nhú khỏi mặt đất. Nếu để cây măng nhú lên quá lâu sẽ bắt đầu có vị đắng ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

Khi chọn mùa thu hoạch, hãy tránh mùa mưa và thu hoạch vào mùa khô. Bởi mùa mưa cây đang có nhiều nhựa ảnh hưởng đến chất lượng của tre. Mùa này cũng là mùa sinh trưởng nên việc thu hoặc có thể gây hại đến sự phát triển của những chồi mới.

Nếu thu hoạch tre với mục đích làm nồi nấu ăn thì nên chọn thời điểm bình minh. Lúc này cây bắt đầu quang hợp tạo ra lượng đường lớn nên rất hợp lý để nấu ăn. Cơm hoặc các món súp được nấu trong đoạn tre này sẽ hấp thu được nhiều đường và có vị ngon hơn.

Với những cây khai thác cho mục đích xây dựng nên được khai thác trong khoảng thời gian từ năm thứ hai đến năm thứ 7 tùy loại. Thời điểm này cây đã đạt chiều cao tối đa và bắt đầu cứng dần nên có thể khai thác làm vật liệu xây dựng.

Trên đây là bài viết về cây tre và những điều bạn chưa biết DVT.VN đã tổng hợp được, hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về loại cây này và tìm được những ứng dụng phù hợp cho riêng mình. Đừng quên chia sẻ những hiểu biết của mình về loại cây này với chúng mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *