Trong xã hội hiện đại ngày nay, người ta thường dùng các vật liệu như tôn để làm mái nhà cho chắc chắn, nhưng ở đâu đó vẫn còn có những người ưa chuộng lá cọ vì cảm nhận được sự thiên nhiên bên trong nó. Trong bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những Công Dụng Của Lá Cọ cũng như những ưu nhược điểm của lá cọ, hãy cùng nhau tham khảo nhé!
Đặc điểm của cây và lá cọ
Cây cọ thuộc họ cau, có chiều cao trung bình từ 1-2 mét. Cây có tán lá xoè rộng tạo bóng mát cho cảnh quan. Lá cọ gồm 2 phần là cuống và tán lá. Cuống lá thon dài, có gai nhọn thành tạo thành thuỳ sâu và bám vào thân cây.
Phần cuống này sẽ chạy dọc và nhỏ dần lên tới ngọn lá. Tán cọ có màu xanh nhạt khi còn non và xanh thẫm khi về già. Lá cọ càng lớn sẽ càng xoè rộng trông rất thẩm mỹ. Điểm đặc biệt của loại lá này có hình gần tròn, mép có răng cưa, bề mặt xếp nếp như gân vịt.

Các loại cây cọ phổ biến nước ta
Cây cọ dầu
Cây cọ dầu (dừa dầu) là cây có thân thẳng cao tầm 20m. Thân cây không phẳng mà có nhiều vòng mắt sẹo. Mỗi năm cây ra từ 20 – 30 lá. Lá cây này có hình lông chim dài khoảng 3 – 5m, mép lá có gai bao quanh. Hoa cây này mọc thành cụm, dày đặc các hoa nhỏ 3 cánh, 3 đài. Sau khoảng 5 – 6 tháng thụ phấn

Cây hình thành quả, quả lớn có hình oval màu cam, khi chín có màu đỏ tươi. Mỗi buồng quả có trọng lượng tầm 40 – 50kg, đây là phần thường mang lại kinh tế cho người trồng. Bởi quả cọ dầu có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, duy trì hệ thần kinh tốt và ổn định huyết áp. Cây cọ dầu là cây ưa sáng, có tốc độ phát triển nhanh ở nhiệt độ 24 – 28 độ C. Loại cây này sinh trưởng tốt nhất tại nơi có đất pha cát, chịu được ngập nước, chịu mặn tốt.
Cây cọ dừa

Cây cọ dừa cũng là một tên gọi khác của cây cọ dầu. Vẫn nhiều người nhầm rằng đây là hai loại cây khác nhau. Nghiên cứu khoa học cho thấy dầu cây cọ dừa chứa nhiều vitamin A, B,C beta-caroten và một số khoáng chất sắt, canxi, photpho. Được ứng dụng nhiều trong chế biến dầu ăn, mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp, chế margarine…
Cây cọ rừng
Là loại cọ thường mọc trong rừng, đồi chè hay nương sắn. Thân cọ có nhiều chiếc chông thò ra sắc nhọn. Mỗi năm, cây chỉ mọc 12 lá hình tròn xòe như cái quạt. Lá cọ khô được dùng để làm nón, chổi, lớp mái nhà. Cây ra hoa và kết trái tầm khoảng độ tháng 7 trong năm. Quả màu xanh khi non chuyển tím đen khi chín.
Quả cọ chín có lõi vàng ươm, ăn rất bùi và ngậy, thường được dân nạo cùi quả om dưa. Điều lưu ý là chỉ hái những quả từ cây cọ chưa chặt lá bao giờ, bởi cây chặt lá quả sẽ bị chát và mất vị.
Cây cọ ta

Đây là loại cây lá kiểng, có tên gọi khác là cây cọ lùn, cây có kích thước nhỏ để vừa trong chậu làm tiểu cảnh. Lá mọc tập trung, cuống lá dày dài có gai ở mép, có tốc độ sinh trưởng chậm đến trung bình. Cây ưa sáng, bóng bán phần tốt nền trồng được mọi nơi trong và ngoài nhà, văn phòng, khách sạn,…
Công dụng của lá cọ
Lá cọ từ xa xưa đã được người nông dân sử dụng làm vật dụng trong gia đình. Hay được trồng để tạo không gian sống cho ngôi nhà. Ngày nay loài cây này vẫn được ưa chuộng với những công năng như vậy.
Làm đẹp cảnh quan sân vườn
Cây cọ có chiều cao vừa phải với tán lá bản to, xanh và xòe rộng. Đây có thể coi là loại cây kiểng tạo bóng mát được ưa chuộng tại Việt Nam. Đặc biệt cây có khả năng lọc khí cực tốt như khí benzen, formaldehyde.

Những loại khí này thường xuất hiện trong khói thuốc, tấm cách nhiệt có khả năng gây ung thư. Khác với một số loại cây cảnh thường thu hút côn trùng, sâu bọ, cây cọ thì ngược lại nhờ khả năng đuổi muỗi, bọ, sâu, gián cực tốt. Chính vì những điều này cây cọ được sử dụng để tạo không gian xanh cho cảnh quan qua tán lá.
Trang trí, làm đồ dùng gia đình
Lá có có đặc điểm là bản to, bền bỉ khi được phơi khô. Vì vậy từ xa xưa, người Việt đã biết dùng lá cây cọ để lợp nhà với độ bền lên đến 20, 30 năm. Ngày nay người ta không còn dùng để lợp mái nhà phổ biến. Tuy nhiên những khu du lịch, nghỉ dưỡng vẫn lựa chọn lá cây cọ làm mái tạo nên vẻ đẹp giản dị, truyền thống của Việt Nam.
Ngoài ra, lá cây cọ khô còn được dùng để làm chổi, làm quạt. Trang trí tạo không gian decor theo phong cách mộc mạc, chân quê. Một số nơi còn dùng loại lá với độ dẻo dai, bền bỉ này tạo thành những sản phẩm lưu niệm cho khách du lịch ghé thăm.

>> XEM THÊM: Thi Công Tre Trúc – Một Số Mô Hình Thi Công Nổi Bât
Ý nghĩa trong phong thuỷ
Cây cọ trồng trong nhà đem đến tài lộc và may mắn cho gia chủ. Lá cây cọ với tán lá xoè to theo quan niệm của người xưa như là sự che chở, bảo vệ khỏi những điều xui xẻo. Chính vì có ý nghĩa phong thuỷ lớn nên cọ vẫn đường trồng ở nhiều nơi
Ưu nhược điểm và nhược điểm của lá cọ
Lá cây cọ khô được sử dụng hằng ngày trong cuộc sống. Tuy nhiên ngoài ưu điểm thì chúng cũng có những nhược điểm nhất định
Ưu điểm
Bền, đẹp theo thời gian
Trong lịch sử phát triển chúng ta đã chứng kiến những mái tranh lợp bằng cọ. Chúng có tuổi thọ lên đến hàng chục năm dãi nắng, dầm mưa. Đây có thể nói là ưu điểm lớn nhất của lá cây cọ.

Những đồ vật được sáng tạo từ lá cây cọ rất đa dạng từ kiểu dáng, mẫu mã cho đến kích thước. Sự mềm, dẻo của lá cây cọ đã giúp cho người nghệ nhân sáng tạo nhiều hơn, trở thành những món quà lưu niệm, trang trí rất đẹp.
Thân thiện với môi trường
Cây cọ được trồng ở rất nhiều nơi, lại có công dụng rất thiết thực trong cuộc sống. Điều quan trọng hơn đó chính là mức độ thân thiện với môi trường là 100%.
Sản phẩm được làm từ lá cây cọ không hề qua bất cứ một công đoạn máy móc, hóa chất nào. Ngược lại chúng lại được tạo ra bằng bàn tay của nghệ nhân.
Nhược điểm
Dễ gây cháy
Tuy ưu điểm là độ dẻo dai, bền bỉ nhưng cọ khô thường gây ra hoả hoạn khi tiếp xúc với lửa, chất đốt.
Có thể gây lãng phí
Ngày nay, mọi người thường trồng cọ với mục đích làm đẹp không gian. Lá cây cọ khô và rụng đi sẽ trở thành rác và không có mục đích sử dụng khác. Bởi vì làng nghề làm lá cây cọ trang trí không có nhu cầu đi thu mua lá cây cọ. Họ có nguồn cung cấp sẵn có ngay tại quê hương.

Dễ bị ẩm mốc
Lá cây cọ là thực vật, sau khi phơi khô sẽ giống như những tờ giấy. Vì vậy nếu không biết cách phơi khô và bảo quản sẽ làm cho chúng bị ẩm mốc, không thể sử dụng.
Đơn điệu, một màu
Lá cây cọ được dùng để tạo lên những đồ vật thân thiện với môi trường, bền bỉ theo thời gian. Tuy nhiên chúng lại khá đơn điệu, ít gây lên được sự hứng thú cho người mua. Người tiêu dùng ngày nay thường thích sử dụng những vật dụng đẹp, tiện lợi mà quên đi những thứ thân thuộc, bình dị được làm từ thiên nhiên.
Kỹ thuật lợp nhà bằng lá cây cọ
Để lợp nhà bằng lá cây cọ cần rất nhiều kỹ thuật. Tất cả mọi chi tiết chỉ cần sai một ly là hỏng luôn toàn bộ. Vậy nên lợp mái thường đường những người có kỹ thuật làm việc.
Tuy nhiên nếu bạn chỉ lợp đơn giản thì có thể tham khảo một số kỹ thuật sau đây. Đầu tiên là chuẩn bị phần đỡ bên dưới mái cọ. Phần đỡ này thường làm tre, cọc, nó sẽ giúp cho việc định hình mái và giữ cho mái không bị đổ, sập. Sau khi cố định được rồi, ta bắt đầu lợp mái.

Đảm bảo lớp mái đầu tiên được giữ cố định với phần nâng đỡ bên dưới. Bạn càng cố định tốt thì càng làm cho mái được chắc chắn, tránh bị lốc do gió, bão. Lớp mái tiếp theo được lợp lên cũng được cố định chắc chắn để bảo vệ lớp mái dưới. Tuỳ vào độ dày của mái cọ, và mục đích sử dụng mà bạn sẽ lợp số lớp mái. Tre Trúc Huy Hoàng khuyên bạn nên lợp 3 lớp là chắc chắn nhất.
Cọ là loại cây khá thân thuộc với người dân Việt Nam. Loại cây cùng họ với dừa này có rất nhiều công dụng như làm cảnh, làm đồ thủ công, mỹ nghệ… Đặc biệt là lá cọ trang trí được dùng với nhiều công năng hữu ích.
Cách bảo quản lá cọ để được lâu
Để bảo quản lá cây cọ để được lâu cần chú ý những điểm sau đây.

Phơi khô lá sau khi chặt xuống
Khi lá đã đạt đến độ già vừa phải, bạn cần phải chặt xuống. Sau đó chặt cuống và phơi khô nhiều nắng. Đảm bảo lá chuyển từ màu xanh sang màu nâu nhạt. Như vậy thì mới đảm bảo lá không bị ẩm mốc khi sử dụng, hay bảo quản.
Cất trữ ở những nơi khô ráo
Cây cọ có một nhược điểm là dễ ẩm mốc, vì vậy khi cất trữ hay treo chúng lên cao. Không được để chồng các lớp lá lên nhau, hay để dưới sàn nhà. Tất cả sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc có cơ hội phát triển.
Lưu ý khi lợp nhà bằng lá cọ
- Lưu ý khi lợp mái bằng lá cây cọ cần phải đảm bảo nguyên vật liệu sử dụng là tốt nhất. Sắt thép cố định nên sử dụng loại chống gỉ, có khả năng chống chịu cao.
- Các lớp lá khi lợp cũng phải đảm bảo đặt đều đặn, không lôm côm dẫn đến cấu trúc bị ảnh hưởng. Khi có mưa bão xảy ra hãy bảo vệ mái cọ bằng cách phủ 1 lớp lưới lên trên. Như vậy mái mới không bị lốc đi.
- Mái cọ sau vài năm sử dụng có thể bị mùn, phai màu. Khi ấy bạn có thể tiến hành đảo mái. Thay lớp mái bị hỏng, thành các lớp mới, đảo phần lớp cọ bên dưới lên trên.
Trên đây là bài viết về ưu nhược điểm của lá cọ do DVT.VN đã tổn hợp được, hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về loại vật liệu này và tìm được những ứng dụng phù hợp cho riêng mình !
- Top 10 Công Ty Thiết Kế Website chuyên nghiệp và uy tín nhất việt nam
- Thanh Trần là ai? Tiểu sử, sự nghiệp và đời tư của Hot Mom nổi tiếng trên MXH
- (Review) Top 10 Máy Lọc Nước Gia Đình loại nào tốt nhất
- Top 20 Công Ty Buôn Bán và Phân Phối Xăng Dầu khắp cả nước
- Top 20 Công Ty Cung Cấp Các Loại Xe Công Trình chất lượng