Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh năm 1971) là một doanh nhân Việt Nam. Ông là người sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên, Việt Nam. Ông là người được National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là “Vua Cà phê Việt Nam”. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin về ” vua cà phê Việt Nam” các bạn nhé!
Tiểu sử Đặng Lê Nguyên Vũ
Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10 tháng 2 năm 1971 tại huyện Ninh Hòa,tỉnh Khánh Hòa trong một gia đình nông dân nghèo.
Năm 1979, gia đình ông chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi M’drak, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam.
Năm 1992, ông nhập học Khoa Y, Đại học Tây Nguyên. Trong giai đoạn này ông đã bắt đầu các hoạt động tìm tòi và nghiên cứu về lĩnh vực cà phê. Từ đó cho đến nay, các hoạt động của ông đều gắn liền và xoay quanh niềm đam mê cà phê.
Năm 1996, Đặng Lê Nguyên Vũ cùng vợ là Lê Hoàng Diệp Thảo thành lập hãng Cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột.
Năm 1998, công ty Trung Nguyên lần đầu tiên mở quán cà phê ở Thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu, từ đó các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên xuất hiện phổ biến trên toàn quốc.. Tính đến tháng 11/2018, chuỗi cửa hàng nhượng quyền Trung Nguyên Legend Cafe có 64 cửa hàng, đứng thứ 3 Việt Nam sau The Coffee House với 133 cửa hàng và Highlands Coffee với 233 cửa hàng.
Năm 2003, cùng với việc phát triển thương hiệu cà phê hòa tan G7, Trung Nguyên dần dần khẳng định chỗ đứng trong thị trường cà phê Việt Nam mặc dù chỉ chiếm một thị phần khiêm tốn. Theo số liệu của Euromonitor công bố đầu năm 2015 thì cà phê hòa tan Trung Nguyên đang đứng thứ 3 (chiếm 5%) thị phần Việt Nam, sau Nescafe (38,3%) và Vinacafe (37,5%).
Năm 2005, Trung Nguyên khánh thành nhà máy chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương, do vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên đứng tên. Sau 6 tháng tranh chấp vợ chồng, ngày 21/4/2016 ông đã sang lại tên mình.
Năm 2006, Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập hệ thống cửa hàng G7 Mart, một mô hình siêu thị kiểu mới, với mức đầu tư 475 tỷ VNĐ cho mục tiêu 10.000 điểm bán lẻ. Tuy nhiên, hướng đi này đã gặp thất bại chỉ sau 5 năm. Năm 2011, G7 Mart chuyển hướng sang cộng tác nhượng quyền với Ministop của Nhật Bản nhưng cũng thất bại sau 4 năm.
Năm 2013, Đặng Lê Nguyên Vũ đi M’drăk để thiền định trong thời gian 49 ngày. Khi trở về ông có cảm nhận bản thân mình đã được Thượng đế lựa chọn để cứu nhân loại. Vợ ông thì cho rằng đó chỉ là ảo giác do nhịn ăn quá lâu, đồng thời tìm cách đưa ông đi chữa bệnh, nhưng ông Vũ đã giận dữ từ chối.[14]
Theo bà Thảo, kể từ đó bà bị đẩy ra khỏi Trung Nguyên và quyền lực tại công ty được ông Vũ giao phó cho một Nhóm quản lý. Thương hiệu Trung Nguyên bị đổi tên thành Trung Nguyên LEGEND.
Chiến lược kinh doanh
Quan điểm của ông là “chỉ có tranh đua với những người đi đầu thì ta mới có cơ hội đi đầu”, với mục tiêu đưa công ty Trung Nguyên sẽ là là nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.
Đặng Lê Nguyên Vũ phát triển sách lược Tôn Tử áp dụng vào phát triển công ty, đẩy Trung Nguyên đi từ thương hiệu cà phê số 1 của Việt Nam, đến cà phê đạo của người Việt, đến tự phong vua cà phê, rồi đến doanh nhân văn hóa Việt Nam, và sau đó thì mở ra cả thế giới với thánh địa cà phê toàn cầu, và gần đây là câu chuyện thiền và sự kiện “thông linh”, được bề trên tối cao giao trọng trách chăn dắt nhân loại, trở thành một tôn giáo duy nhất là trung tâm của tất cả các tôn giáo khác với sứ mệnh “cứu nhân loại”.
Theo Đỗ Hòa, cựu CEO Trung Nguyên, Trung Nguyên không còn là một doanh nghiệp hoạt động đúng nghĩa như một doanh nghiệp kinh doanh, mà nó là một tôn giáo. Việc kinh doanh chỉ nhằm để kiếm tiền phục vụ cho sự phát triển tôn giáo, nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là tạo ra quyền lực cá nhân.
Trung Nguyên Legend và khát vọng vươn ra toàn cầu
Tập đoàn Trung Nguyên – thương hiệu cà phê số 1 Việt Nam đang nỗ lực mang cà phê Việt ra toàn cầu bằng sách lược tâm “đặc biệt – khác biệt – duy nhất”…
Tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang đem đến nhiều cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư vào Việt Nam nhưng cũng tạo ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp nội trước áp lực cạnh tranh. Trong bối cảnh kinh tế mới, để có thể giữ chân khách hàng nội địa và sẵn sàng gia nhập thị trường quốc tế, Tập đoàn Trung Nguyên – thương hiệu cà phê số 1 Việt Nam đang nỗ lực mang cà phê Việt ra toàn cầu bằng sách lược tâm “đặc biệt – khác biệt – duy nhất”.
Trong sự kiện công bố thương hiệu mới vào ngày 16/6/2018, Nhà sáng lập – Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Đặng Lê Nguyên Vũ của Tập đoàn Trung Nguyên Legend nhắc lại sách lược tâm “đặc biệt – khác biệt – duy nhất” mà Tập đoàn này luôn đeo đuổi để thực hiện tầm nhìn “Tập đoàn số 1, thống ngự toàn diện và trên toàn cầu.”
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Trung Nguyên Legend đã xây dựng cho mình một lối đi khác biệt hoàn toàn so với những hãng cà phê khác, đó là đề cao tính sáng tạo và khác biệt trong việc tạo ra sản phẩm, mô hình, dịch vụ. Trong hơn hai mươi năm qua, với khát vọng lớn và tinh thần sáng tạo không ngừng, Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã khẳng định được vị thế thương hiệu cà phê số 1 với những thành tựu.
G7 – thương hiệu cà phê hòa tan được yêu thích nhất đã vượt qua đối thủ toàn cầu ngay từ những ngày đầu ra mắt. Bên cạnh đó, hệ thống chuỗi quán Trung Nguyên Legend giữ vị trí số 1 về sự yêu thích của người dùng cà phê tại thị trường Việt Nam và được Hội đồng Anh bình chọn vị trí dẫn đầu trong những không gian sáng tạo tại Việt Nam. Trung Nguyên trở thành “thương hiệu quốc gia”, thương hiệu quốc tế với những sản phẩm được yêu chuộng trên thế giới…
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh cùng với chính sách mở cửa của Nhà nước, làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 và các cuộc mua bán sáp nhập M&A đã dần làm thay đổi bức tranh kinh tế Việt Nam trong những năm qua.
Sự bành trướng của các thương hiệu ngoại đã khiến cho các thương hiệu Việt gặp khó khăn trong việc tồn tại và phát triển cũng như khẳng định vị thế sân nhà. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt cần phải thay đổi và xây dựng những chiến lược khác biệt để cạnh tranh với các thương hiệu lớn trên thế giới.
Sau câu chuyện thành công của G7, Trung Nguyên Legend luôn đặt mục tiêu xây dựng chiến lược để thống lĩnh toàn cầu. Trung Nguyên Legend đã viết tiếp câu chuyện thành công của mình bằng việc tái định vị thương hiệu, mạnh dạn rũ bỏ hình ảnh gắn với sự thành công trong quá khứ để tiến tới sự thay đổi về thương hiệu với danh xưng Trung Nguyên Legend.
Cùng đó là sự thay đổi trong màu sắc nhận diện từ đỏ – đen chuyển sang đen – trắng, thể hiện từ logo tập đoàn, nhận diện các mô hình không gian Trung Nguyên Legend và E-coffee cho tới bao bì sản phẩm. Đặc biệt sự ra đời của hệ sản phẩm mới với bộ tuyệt phẩm Trung Nguyên Legend là bước hiện thực hóa đầu tiên của sách lược “đặc biệt – khác biệt – duy nhất” trong giai đoạn mới cũng như tiếp tục minh chứng tinh thần sáng tạo không ngừng của Tập đoàn Trung Nguyên Legend.
Sự đặc biệt, khác biệt của bộ tuyệt phẩm Trung Nguyên Legend đến từ sự tổng hòa đặc biệt giữa những hạt cà phê Robusta, Arabica được tuyển chọn từ những vùng nguyên liệu tốt nhất thế giới kết hợp với bí quyết Phương Đông không thể sao chép.
Bên cạnh đó là việc áp dụng siêu công nghệ Nano và công nghệ sấy phun sữa đặc có đường lần đầu tiên ứng dụng trong sản xuất cà phê tại Việt Nam.
Dù chính thức ra mắt chưa lâu nhưng bộ sản phẩm Trung Nguyên Legend bao gồm Trung Nguyên Legend Special Edition, Classic và Cafe Sữa Đá đã nhanh chóng chiếm được tình cảm và sự yêu thích của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đặc biệt, bộ sản phẩm Trung Nguyên Legend đã tạo được ấn tượng mạnh đối với người tiêu dùng quốc tế Hội chợ xuất nhập khẩu Côn Minh lần thứ 25 và Hội chợ CAEXPO lần thứ 15 tổ chức tại Trung Quốc, Hội chợ Lương thực thế giới 2018 vừa diễn ra tại Nga.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói về 3 điều người đàn ông phải làm cho các con
“Đối với con cái, tôi luôn là người có trách nhiệm với chúng. Ở đây bảo chia chác bao nhiêu phần trăm buộc phải nói chứ tôi không bao giờ muốn nói những điều như vậy” – ông Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ quan điểm.
“Qua chỉ nói, sau các con lớn sẽ hiểu. Ba không có thời gian vật lý cho các con, nhưng sau này tổng thời gian cuộc đời các con nhìn lại sẽ nhận ra 3 điều mà ba làm cho các con. Ba điều này những người đàn ông đứng ở đây chưa chắc đã làm được.
Thứ nhất, ba tạo bệ phóng cho các con chứ không phải như ba, khởi nghiệp làm trụi cả đầu.
Thứ hai ba dạy cho các con phải có chí hướng lớn vượt người thường. Cái điều đó các con phải có và phải thấy.
Thứ ba, điểm quan trọng nhất, ba sẽ là niềm tự hào của các con sau này.
Ba điều đó là ba điều mà cuộc đời một người đàn ông phải làm cho con mình.
Còn chuyện mình nói, nếu những ai có lòng trắc ẩn, lớn lao sẽ thấy chuyện nhà chuyện nước không bao giờ song toàn, không thể lo được cả chuyện nhà lẫn chuyện nước.
Lo chuyện lớn, thì sẽ không thể nào có thời gian lễ lạt, kỉ niệm, thời gian để ôm ấp con cái. Những chuyện này sau lớn lên các con sẽ hiểu.”
Về việc các con chọn ở cùng mẹ thay vì bố, ông Vũ cho hay:
“Tôi tôn trọng ý kiến của các con. Chứ thật ra nuôi như vậy không phải là nuôi. Nuôi nó phải xem thể xác của nó như thế nào, thể tâm nó như thế nào, thể trí như thế nào cho hoàn chỉnh. Ba năm rồi mới có phiên tòa này. Hòa giải nhiều rồi mới tới phiên tòa này.”
Cuộc hôn nhân tan vở của Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Thảo
Không muốn đoàn tụ với vợ vì trái quan điểm hôn nhân, gia đình
Trả lời báo chí vì sao không đồng ý để bà Thảo rút đơn ly hôn, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng việc bà Thảo xin rút đơn và hòa giải “không phải là tình cảm thật sự”.
Ông Vũ bảo lưu quan điểm ly hôn, chấm dứt mối quan hệ:
“Đó là kỹ thuật của họ thôi chứ không phải tình cảm gì ở đây cả. “Người anh em” ở ngoài không thấy được điều đó đâu, ghê gớm lắm! Để ý những gì “qua” nói. Không có người vợ nào để chồng mình vào tù. Không có người vợ nào đem mình vào nhà thương điên để lấy quyền hết. Cuộc hôn nhân nên kết thúc. Như vậy sẽ tốt hơn”.
Ông Vũ cũng nói bà Thảo “ngỗ ngược bất đạo”, thường làm những việc trái với đạo lý, nói không đúng sự thật và tỏ ý không muốn cùng chung sống với người vợ như thế:
“Tôi xin hỏi lại thẩm phán chủ tọa và kể cả những người đàn ông ngồi ở đây, nếu trường hợp các người anh em có một người vợ như vậy, mình có thể sống được hay không?
Trong khi tôi chỉ khuyên cô ấy chịu khó lui về đi, tu tâm lại vì sẽ sinh ra nghiệp rất xấu. Tôi nói lên thì khó chịu nhưng phải dùng từ “sám hối” cô mới hết cái “tội” được. Đầu tiên ai muốn vậy đâu?”.
Cuối cùng, ông Vũ tuyên bố: “Ở một nhà, người chồng phải ra chồng, người vợ phải ra vợ”.
Tranh giành công ty Trung Nguyên với vợ
Trong tháng 5/2016, bà Lê Hoàng Diệp Thảo vợ ông Vũ đã gửi đơn kiến nghị đến UBND tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương, đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty CP cà phê hòa tan Trung Nguyên ngày 21/4/2016. Giấy chứng nhận kinh doanh này đã thay đổi người đại diện theo pháp luật từ bà Lê Hoàng Diệp Thảo sang ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Kết quả giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao tại TP HCM, yêu cầu của bà Thảo đã được chấp thuận..
Ngược lại ông Vũ cũng đi kiện bà Thảo vì bị chiếm đoạt con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên (TNH) cùng các công ty con thuộc Tập đoàn Trung Nguyên. Ông Vũ yêu cầu bà Thảo chấm dứt hành vi đóng dấu lên chữ ký của người không có thẩm quyền của TNH; chấm dứt hành vi nhân danh TNH để thực hiện các công việc không thuộc thẩm quyền. Ngày 21/3/2018, Tòa Kinh tế TAND TP.HCM trong phiên xét xử sơ thẩm đã chấp thuận yêu cầu của ông Vũ.
Trung Nguyên IC, một thành viên của Tập đoàn Trung Nguyên ngày 15.5.2018 đã khởi kiện bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang, buộc bà Thảo chấm dứt hành vi sử dụng trái phép chi nhánh Trung Nguyên IC tại Bắc Giang để sản xuất sản phẩm King’s Coffee và đòi bà Thảo bồi thường 1.709 tỷ đồng. Bà Thảo cho rằng, ông Đặng Lê Nguyên Vũ không phải là người đại diện hợp pháp tại Trung Nguyên IC để kiện bà.
Ly dị và tranh cãi chia tài sản
Chiều 27/3, sau hơn một tháng xét xử và nghị án, TAND TP HCM đã ra phán quyết về vụ án ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
HĐXX tuyên chấp thuận cho vợ chồng họ ly hôn, giao các con cho bà Thảo chăm sóc, nuôi dưỡng. Ông Vũ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho các con 10 tỷ đồng mỗi năm tính từ năm 2013 cho đến khi học xong đại học.
Về tranh chấp tài sản, tòa xác định, tổng cộng ông Vũ bà Thảo sở hữu cổ phần trị giá hơn 5.700 tỷ đồng trong các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên. Tòa chia cho ông Vũ hưởng 60%, bà Thảo 40%. Tuy nhiên, toà chấp nhận đề nghị của ông Vũ, cho rằng việc chia cổ phần cho cả hai sẽ gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, nên để ông Vũ sở hữu các cổ phần của bà Thảo. HĐXX cho rằng “cần thiết giao cho ông Vũ quyền điều hành Trung Nguyên, có như vậy mới đảm bảo quyền lợi của đương sự”.
Khối tài sản chúng của hai vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ
Vụ ly hôn kéo dài 4 năm của vợ chồng ông chủ Tập đoàn Trung Nguyên dần đi đến hồi kết và khối tài sản chung tranh chấp cũng dần được hé lộ.
Sáng 20/2, TAND TP.HCM xét xử vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, và bà Lê Hoàng Diệp Thảo, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên. Tại phiên xét xử này lần đầu tiên khối tài sản chung để phân chia khi ly hôn được hé lộ chi tiết khi tòa án trưng cầu giám định.
Với khối tài sản đang tranh chấp luật sư của ông Vũ đưa ra đề xuất thân chủ của mình nhận 70% còn 30% được chia cho bà Thảo. Đồng thời trong khối tài sản này luật sư của ông Vũ cũng đưa ra 13 bất động sản chung có giá trị 725 tỷ đồng. Trong đó ông Vũ đang nắm giữ 6 bất động sản trị giá khoảng 350 tỷ đồng và bà Thảo đang nắm giữ 7 bất động sản trị giá khoảng 375 tỷ đồng.
Luật sư của ông Vũ đề nghị phân chia 70% cho thân chủ và 30% cho bà Diệp Thảo. Ảnh: Trương Khởi
Về các tài sản khác được xác minh tại ngân hàng (tháng 10/2018) vào khoảng 2.102 tỷ đồng, gồm tiền mặt, ngoại tệ, vàng. Khối tài sản này phía nguyên đơn cũng đề nghị được chia theo tỉ lệ 70% cho ông Vũ, 30% cho nguyên đơn.
Tuy nhiên theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói tại tòa, số tiền được xác định tại ngân hàng chỉ là bề nổi. Rõ ràng khối tài sản được chú ý nhất vẫn là tỷ lệ sở hữu bên trong “đế chế” Trung Nguyên. Vậy bên trong tập đoàn Trung Nguyên có gì?
Tập đoàn Trung Nguyên hoạt động trên nhiều lĩnh vực như kinh doanh cà phê, bán lẻ, nhượng quyền thương hiệu, du lịch và bất động sản. Trong đó công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên (Trung Nguyên Group) có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng chi phối hầu hết doanh nghiệp còn lại.
Cụ thể, các công ty chính trong hệ thống cà phê bao gồm Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên Đắk Lắk do ông Đặng Lê Nguyên Vũ là đại diện pháp luật (cơ cấu cổ đông gồm Trung Nguyên Group 70%, ông Vũ 15%, bà Diệp Thảo 15%). Tiếp đó là Công ty cổ phần hòa tan Trung Nguyên cũng do ông Đặng Lê Nguyên Vũ làm đại diện pháp luật (Cơ cấu cổ đông gồm Trung Nguyên Group chiếm 60%, bà Diệp Thảo 30% và 2 cổ đông khác 10%)
Hệ thống doanh nghiệp ngoài cà phê bao gồm Công ty cổ phần Trung Nguyên Franchise (ông Vũ có 15% cổ phần, Trung Nguyên Group 85%); Công ty Đầu tư Du lịch Đặng Lê (Trung Nguyên Group chiếm 70%, ông Vũ 15%, bà Diệp Thảo 15%); Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên (ông Vũ chiếm 60%, bà Diệp Thảo 30%, 2 cổ đông khác 10%) và Công ty thương mại và dịch vụ G7 toàn cầu.
Ngoài ra Tập đoàn Trung Nguyên còn có hệ thống nhà máy và dự án bất động sản có giá trị đầu tư khoảng 2.800 tỷ đồng. Bao gồm 4 nhà máy tại TP.HCM, Bình Dương, Buôn Ma Thuột và Bắc Giang. Các dự án bất động sản là Thành phố cà phê Buôn Ma Thuột, Dự án khu du lịch cụm thác Dray Sap thượng, Nhà khách Trung Nguyên, Khu du lịch sinh thái M’Drăk.
Tất cả cổ phần, dự án bất động sản, nhà máy của doanh nghiệp dựa trên kết quả thẩm định của công ty thẩm định tài sản do tòa trưng cầu có trị giá 5.654 tỷ đồng.
Như vậy theo số liệu phía ông Vũ đưa ra thì tổng cộng số tài sản chung bao gồm cổ phần, tiền mặt và bất động sản có tổng trị giá gần 8.400 tỷ đồng.
Cuối tháng 1, phía bà Thảo đã có đề xuất tổng khối tài sản chung của 2 vợ chồng hiện nay sẽ chia thành 2 nhóm: Trung Nguyên và G7.
Quyền lựa chọn đầu tiên thuộc về ông Vũ, nghĩa là nếu ông Vũ chọn nhóm tài sản Trung Nguyên thì bà Thảo sẽ nhận nhóm tài sản G7 hoặc ngược lại. Hơn nữa, sau khi đã chọn rồi, ông Vũ vẫn có thêm 1 tháng để suy nghĩ và thay đổi quyết định, theo đó, bà Thảo sẽ tiếp tục tôn trọng và chấp nhận lựa chọn cuối cùng của ông Vũ.
Sự thật về 49 ngày nhịn ăn luyện khí công của “vua cafe Việt”
Ngày 21.3, sau quyết định của Tòa kinh tế TAND TP.HCM yêu cầu bà Lê Hoàng Diệp Thảo trả lại cho Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã chiếm đoạt, bà Thảo đã đưa ra thông tin về việc chồng mình, ông Đặng Lê Nguyên Vũ bị bệnh và đang bị ai đó chi phối.
Cụ thể, bà Thảo cho biết, năm 2014, sau khi kết thúc 49 ngày thiền định và nhịn ăn tại trang trại M’dark (Đắk Lắk), ông Vũ có những biến đổi bất thường về sức khỏe, dẫn đến nhiều biến cố trong gia đình và nội bộ doanh nghiệp. Kể từ thời điểm này, ông Vũ rất hiếm khi xuất hiện trước công chúng, ở công ty và gia đình.
Tuy nhiên, những gì mà nhà báo Phạm Thành Long viết và trao đổi với Dân Việt, cho thấy “vua cafe Việt” hoàn toàn bình thường về mặt sức khoẻ, chính ông là người chữa bệnh cho ông.
Theo ông Long, năm 2015, ông bị 9 bệnh cùng một lúc mà nhiều bệnh viện như Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Quân y 109 cũng không chữa được và ngày càng nặng.
“Thế rồi một cơ may đã đến. Chủ tịch Tập đoàn cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ, đã nhận lời chữa bệnh cho tôi bằng phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc”, ông Long cho biết.
Nhà báo Phạm Thành Long kể: “Ông Đông nói khu vườn thiêng này các nhân viên ở đây không được vào. Nơi này Chủ tịch Tập đoàn Đặng Lê Nguyên Vũ đã nhịn ăn, nhịn uống và ngồi thiền dưới gốc đa suốt 49 ngày đêm…Vì thế, năng lượng trong người của Chủ tịch Vũ rất lớn”.
Theo ông Long, ngày 12.3.2015, ông “vua cafe Việt” đã cử ông Nguyễn Văn Đông, Trưởng phòng của Công ty Trung Nguyên đến tận nhà thăm khám cho tôi.
Ngày 16.3.2015, hai vợ chồng ông Long cùng bay vào Đắc Lắc và được đón về Trang trại M’dark, cách Buôn Ma Thuột 98 km. “Đến 17 giờ chiều hôm đó, Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ tiếp hai vợ chồng tôi. Trước khi nói chuyện, Chủ tịch Vũ nói: “Cô chú ngồi tĩnh lặng một chút”.”, ông Long kể lại.
Ông Long kể: “vua cafe Việt” Đặng Lê Nguyên Vũ đã nói với ông về phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc: “Cô chú biết đấy, nhịn ăn cả tuần, thậm chí nửa tháng không chết. Nhịn uống vài ngày người ta cũng chưa thể chết. Nhưng không thở thì chỉ vài phút là có thể chết. Không khí là thứ vô giá mà Đấng Tạo hóa – Đức Thượng đế ban cho con người chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đón lấy năng lượng quý giá này của Thượng đế một cách hữu hiệu nhất. Phương pháp mà cô chú sẽ được anh Đông hướng dẫn tập luyện để không phải dùng thuốc … Trong tâm, chúng ta phải luôn suy nghĩ về những điều tốt đẹp, sống có tình thương và, phải biết gạt bỏ mọi ưu phiền, sống có niềm tin… Có niềm tin vào Đức Thượng đế và tập luyện thật tốt, bệnh của chú chắc chắn sẽ khỏi…”.
Ông Long cho biết thêm, ông Nguyễn Văn Đông sinh năm 1971 (cùng tuổi và là bạn học thuở nhỏ của anh Vũ). Ông Đông tốt nghiệp đại học ngành Ngân hàng rồi về công tác tại Kho Bạc của huyện M’dark. Khi đang làm Giám đốc Kho Bạc, ông nhận lời mời của chủ tịch Vũ, về Trung Nguyên làm việc với vai trò là một Trưởng phòng.
“Ông Đông là một trong 12 nhân viên của Trung Nguyên được Chủ tịch Vũ lựa chọn để cùng mình tu luyện 49 ngày đêm. Ông được phân công làm người chuyên theo dõi, hướng dẫn việc chữa bệnh…”, ông Long cho biết.
Những câu nói ấn tượng của Đặng Lê Nguyên Vũ
Được mệnh danh là “vua cà phê”, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã không ít lần chia sẻ mình có được thành công như ngày hôm nay chính là nhờ sự giúp đỡ của quý nhân. Là một người quen, không giàu nhưng vẫn đưa cho ông mượn số tiền giúp ông khởi nghiệp, vì họ đặt trọn niềm tin ở ông, tin rằng ông sẽ làm được. Đây một trong những số vốn liếng đầu tiên để ông “lấy đà” phát triển sự nghiệp thành công như ngày hôm nay.
Thương hiệu cà phê đầu tiên của ông xuất hiện tại TP Hồ Chí Minh vào năm 1998, và đến năm 2010 đã có hơn 1.000 quán trên khắp Việt Nam và ra cả thị trường quốc tế. Điều đặc biệt ở ông Vũmà người ta dễ nhận thấy nhất là sự uy tín, lòng trung thành. Khi ngày càng thành công trong sự nghiệp thì ông càng không quên ân nhân của mình. Bằng chứng là 25 năm qua ông vẫn đều đặn chuyển tiền mỗi tháng cho ân nhân của mình, mặc dù số tiền ông mượn đã trả hết từ rất lâu.
“Khi bạn nợ tiền một ai đó, hãy hiểu sâu sắc rằng chữ nợ ấy không chỉ trả bằng giấy bạc, sòng phẳng như giấy bạc. Người ta không đòi hỏi bạn, nhưng không có nghĩa là người ta quên. Đồng tiền là khúc ruột, họ im lặng là đợi xem sự tử tế của bạn có đúng như những gì bạn đã từng hứa hẹn hay không”. Có mượn ắt sẽ có trả, nhưng quan trọng hơn hết vẫn là thái độ của bạn. Nếu chỉ trả bằng giấy bạc một cách sòng phẳng nhất, thì lần sau họ cũng sẽ cho bạn mượn một cách sòng phẳng nhất mà thôi.
Câu nói này của ông chắc hẳn sẽ khiến nhiều người phải suy ngẫm mà thấm thía. Khi được ai đó giúp đỡ, đồng nghĩa với việc người ta tin tưởng bạn, người ta thương yêu và trân quý mối quan hện đôi bên. Có thể người đó giàu, cũng có thể họ chẳng dư giả, nhưng vẫn quyết định mang đồng tiền của mình cho bạn vay nghĩa rằng họ tin bạn. Lòng tin là điều mà chẳng thể nào bạn có thể lấy tiền bạc, vật chất mang để mua. Vậy nên hãy biết ơn người đã giúp đỡ mình khi khó khăn.
Thế nhưng sự biết ơn đó, lòng tin đó không phải chỉ trả bằng những đồng tiền một cách sòng phẳng. Người ta cho bạn vay dù có đòi hay im lặng chờ đợi thì cũng hãy mang cái ơn đó cả cuộc đời mình. Chẳng ai mang tiền cho mượn mà không nhớ, chỉ là người ta đợi xem sự tử tế của bạn thế nào. Dù có đúng hẹn hay sai hẹn thì cũng hãy dùng lời để nói với nhau chứ đừng chọn cách im lặng. Việc bạn mở lời với người mang tiền cho bạn vay đó cũng chính là sự ghi nhớ cái ơn mà người ta đã dành cho mình đấy.
“Tôi nói với quý nhân của mình rằng, tôi nợ họ, nợ trọn đời này luôn. Cái nợ ấy không còn đơn giản là nợ vật chất nữa. Nếu tôi không đủ tiền để trả thì tôi sẽ trả bằng sự trung thành của mình, bằng sự tận tuỵ của mình, thậm chí bằng cả máu và nước mắt”. Đây là sự biết ơn, khi thành công thì ông Vũ càng không thể nào quên được những người từng giúp đỡ ông, và ông hiểu rằng thành công trong hiện tại cũng một phần là nhờ họ đã giúp ông ở quá khứ.
“Người cho tôi bát cơm lúc tôi giàu sang chưa chắc đã vì tôi mà cho. Nhưng người sẵn sàng kéo tôi ra khỏi khó khăn tuyệt vọng thì chắc chắn họ đã yêu thương và trân quý tôi thực sự”. Đúng như những gì ông nói, người đến bên bạn khi giàu sang thì chưa chắc họ đã thực tâm vì bạn mà tới, thế nhưng ai ở cạnh mình khi khó khăn, đau yếu thì đó đích thị là bạn, là người thân, là người mà ta đáng trân quý cả cuộc đời.
“Bạn có thể là một người nghèo nhưng đừng làm một người bội tín hay vô ơn. Bạn có thể không đủ tiền để trả nhưng phải biết dùng miệng để giữ lại chút tín nhiệm”. Con đường đến thành công không bao giờ dễ dàng, mà cần sự cố gắng của bản thân và cả sự giúp đỡ của biết bao người. Hãy biết ơn tình cảm và sự tận tình giúp đỡ của những người thân, người thầy, người bạn quanh ta.
“Bạn im lặng, bạn có thể được bố thí hoàn toàn số tiền đó, người hào sảng sẽ không gay gắt với bạn như phường nặng lãi. Nhưng bạn sẽ vĩnh viễn mất đi một ân nhân, một người anh em tử tế, một niềm hy vọng, một chiếc phao cứu sinh trong những cơn đắm chìm về sau. Bội tín chính là sự suy sụp về mặt kinh tế, bội tín cũng chính là sự thất bại nặng nề về mặt nhân cách”. Thứ đắt giá nhất trên thế gian này là lòng tin. Nó có thể mất hằng năm để có được, nhưng nó cũng sẽ bị đánh mất chỉ trong vài giây nếu bạn không biết giữ.
Trên đây là những thông tin liên quan đến ” Vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ do dvt.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin cần thiết về ông cũng như hiểu thêm về cuộc đời của ông để từ đó biết cách ứng nhân xử thế trong xã hội. chúc bạn thành công!