Lê Hoàng Uyên Vy – Nữ doanh nhân thành công với những quyết định táo bạo

Lê Hoàng Uyên Vy từng được biết đến với vai trò CEO dự án thương mại điện tử của Vingroup là Adayroi.com. Chị cũng từng thành công với nhiều dự án khởi nghiệp và được tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong 30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật châu Á (top 30 under 30). Khoảng một năm trước, Uyên Vy bất ngờ chia tay Vingroup để bắt đầu những dự định riêng của mình. Hiện tại cô tiếp tục công việc ưa thích khi đồng hành cùng những startup Việt. Hãy cùng tìm hiểu thêm những thông tin về nữ doanh nhân tài giỏi này nhé!

Tiểu sử Lê Hoàng Uyên Vy

Lê Hoàng Uyên Vy tốt nghiệp Đại học Georgetown, chuyên ngành tài chính và hiện là Phó tổng giám đốc hãng thương mại điện tử VinEcom. Trước khi gia nhập công ty này, cô từng sáng lập website thời trang Chon.vn năm 2009 và Aiya – chuỗi nhà hàng bán món ăn đường phố Việt Nam. Tại VinEcom, cô phụ trách phát triển tổ chức, nhân sự và sản phẩm. Lê Hoàng Uyên Vy là một trong 3 nhân vật vinh dự tham gia đối thoại với Tổng thống Mỹ Barack Obama vào chiều 24.5 tại TP.HCM. Dám nghĩ, dám làm và biết cách biến ước mơ thành hiện thực. Dường như với cô gái này, máu kinh doanh đã có sẵn trong người từ lúc sinh ra.

Tiểu sử Lê Hoàng Uyên Vy
Tiểu sử Lê Hoàng Uyên Vy

Nữ doanh nhân xinh đẹp thế hệ 8x được đồng nghiệp khen là thân thiện, sáng tạo và rất giản dị. Do công việc thường xuyên phải di chuyển nên cô sẵn sàng từ bỏ chiếc xe Lexus sang trọng để dùng xe máy cho tiện. Uyên Vy cũng rất thích chơi thể thao như tennis, bóng bàn… để tâm trí thoải mái mỗi khi căng thẳng. Bên cạnh thời gian làm việc ở công ty, Uyên Vy còn dành thời gian cho các hoạt động từ thiện tại UNICEF Next Gen – tổ chức mà cô đang nắm giữ vị trí Chủ tịch với nhiều dự án giúp đỡ trẻ em trên cả nước.

Vào năm 11 tuổi, Uyên Vy đã nung nấu ý tưởng kiếm được những đồng tiền đầu tiên từ việc thiết kế website theo yêu cầu của khách hàng. Hàng ngày, cô bé lớp 6 lang thang trên mạng, đọc sách để có thêm kiến thức. Sau đó, Vy nhận làm website trọn gói giá mềm để lấy thêm kinh nghiệm. Lần đầu tiên kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ cô đã thu được 4 triệu đồng từ việc thiết kế website.

Hai năm sau, Uyên Vy rủ nhóm bạn cùng đam mê kinh doanh công nghệ lập website Tmspeed.net chuyên cung cấp dịch vụ hosting miễn phí cho các bạn học sinh, sinh viên. Những năm 2000, webiste của Vy khá nổi tiếng vì tại Việt Nam lúc này chỉ có 3 công ty cung ứng dịch vụ hosting chất lượng cao.

Nhưng chỉ một ngày sau bài phỏng vấn trên một tờ báo lớn, Tmspeed.net đã bị hacker tấn công và đánh sập. Khó khăn ban đầu khiến cô nhóc 13 tuổi khóc ròng mấy ngày vì tiếc công sức. Sau khi trấn tĩnh, Uyên Vy tự nhủ: “Dự án chưa thành công, nhưng cũng đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm thương trường cho bản thân mình”.

Cô nàng tiếp tục công việc kinh doanh trên Internet bằng cách săn những tên miền đẹp rồi bán lại cho những người có nhu cầu để hưởng chênh lệch giá. Phi vụ thành công lớn nhất có giá trị lên đến hơn 2.100 USD với tên miền tivi.org. Công việc đang phát triển tốt đẹp thì cô học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong lại quyết định dừng lại và lên đường sang Mỹ du học.

Trong suốt khoảng thời gian theo học tại Đại học Georgetown, ngôi trường cựu Tổng thống Bill Clinton từng theo học, Uyên Vy luôn đạt điểm A tất cả các môn học và xuất sắc tốt nghiệp thủ khoa chuyên ngành tài chính. Uyên Vy quyết tâm về Việt Nam thực hiện ước mơ ấp ủ từ thuở bé bằng tất cả niềm tin và đam mê cháy bỏng. Từ đây, câu chuyện về nữ CEO 26 tuổi của Công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam mới chính thức bắt đầu.

Về nước Uyên Vy thành lập Công ty cổ phần Thương mại Chọn và bắt tay xây dựng một trung tâm thời trang online thông qua website chon.vn. Trong giai đoạn chuẩn bị thành lập trang web, cô tình cờ biết được thông tin Tập đoàn Dệt May Việt Nam đang lên kế hoạch xây dựng trang web nhằm quảng bá sản phẩm của các đơn vị thành viên. Cô gái 22 tuổi đã đến gặp lãnh đạo của các công ty dệt may, thời trang của tập đoàn để thuyết phục họ cùng làm với chon.vn thay vì đầu tư kinh phí lớn để tạo một trang web riêng.

Nhưng bằng sự khéo léo và chân thành, Lê Hoàng Uyên Vy đã gây dựng được niềm tin với đồng nghiệp. Tháng 3/2011, trang web chon.vn ra đời với sự góp mặt của nhiều nhãn hiệu lớn. Sau vài tháng, trang web đã nằm trong top 500 địa chỉ có lượt truy cập 1,5 -2 triệu lượt một tháng.

Để có thể tạo được điểm khác biệt cho website, Uyên Vy còn tốn rất nhiều công sức và thời gian ban đầu để chọn lựa được cho mình những nhà cung cấp uy tín nhất, nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa và sự hài lòng của khách hàng.

Quá trình tự lập của doanh nhân Lê Hoàng Uyên Vy

Lê Hoàng Uyên Vy là một startup trẻ được biết đến nhiều nhất khi là CEO sàn thương mại điện tử Adayroi.com của Tập đoàn Vingroup trước đây. Chị cũng từng vinh dự được Forbes bình chọn là 1 trong 30 gương mặt trẻ dưới 30 tuổi nổi bật tại châu Á.

Sau khi bất ngờ chia tay Vingroup đi du học về công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality), năm ngoái, Lê Hoàng Uyên Vy về nước tập trung vào dự án riêng, liên quan lĩnh vực khởi nghiệp.

Hiện chị đang là Đối tác điều hành (General partner) của quỹ ESP Capital, chuyên đầu tư vào các startup công nghệ. Quỹ ESP Capital được thành lập vào tháng 3/2017, có trụ sở chính ở Singapore và chi nhánh ở TP HCM.

 

“Phụ nữ thường ít nói về tuổi tác, nhưng tôi không ngại nói về tuổi của mình, nhất là khi ở mỗi con số, chúng được gắn với những dự án, cột mốc đáng nhớ về quá trình khởi nghiệp của bản thân”, Lê Hoàng Uyên Vy chia sẻ.

Cụ thể, năm 7 tuổi, Vy đã bắt đầu kiếm được số tiền đầu tiên.

Đến năm 13 tuổi, Vy thành lập được công ty đầu tiên mang tên TmSpeed Network. Công ty của nữ sinh Uyên Vy chuyên về thiết kế website, bán với giá 4 triệu đồng, để cạnh tranh trực tiếp với các công ty công nghệ giai đoạn đó, cũng cung cấp dịch vụ này, với giá lên đến 14 triệu.

Năm 22 tuổi, Lê Hoàng Uyên Vy có trang thương mại điện tử đầu tiên mang tên Chon.vn. Sau đó, cô trở thành CEO của sàn thương mại điện tử Adayroi.vn. 27 tuổi, Lê Hoàng Uyên Vy bất ngờ thoái vốn khỏi Adayroi.com. Đến năm 31 tuổi, chị bắt đầu làm việc cho quỹ đầu tư chuyên nghiệp ESP Capital.

“Trong thời gian học ở nước ngoài, khi biết tôi đến từ Việt Nam, nhiều người đã hỏi rằng ‘Ở Việt Nam, còn chiến tranh không’. Tôi phải mất nhiều thời gian để giải thích. Tôi hi vọng, người nước ngoài không nói đến Việt Nam là nhớ đến một trung tâm khởi nghiệp mới trên thế giới”, Lê Hoàng Uyên Vy khẳng định.

Startup Việt trên 100 triệu USD không hiếm

Lê Hoàng Uyên Vy nói rằng khát vọng trở thành một trung tâm khởi nghiệp mới trên thế giới và có những startup tỉ USD của Việt Nam là điều có thể, bởi vị thế của Việt Nam trên bản đồ khởi nghiệp khu vực hiện đã được cải thiện.

Theo cựu CEO Adayroi, 2 năm trước đây, Việt Nam xếp thứ 5 trên 6 nước Đông Nam Á về số tiền và số thương vụ đầu tư khởi nghiệp, tức đứng gần chót bảng. Tuy nhiên năm ngoái, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ ba, và xu thế tăng trưởng ngày càng trở nên đậm nét trong nửa đầu năm 2019. 

Cô cho rằng cộng đồng startup Việt Nam đã và đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội về vốn đầu tư, cả số tiền và số thương vụ kể từ năm 2018.

Số quỹ đầu tư tham gia vào thị trường Việt Nam cũng đang tăng trưởng rất mạnh. Chỉ nửa đầu năm 2019, con số thương vụ và số tiền đầu tư đã vượt cả năm 2018.

Số lượng các thương vụ đầu tư tăng lên tại hầu hết các vòng gọi vốn. Đặc biệt, Việt Nam bắt đầu chứng kiến sự xuất hiện của nhiều thương vụ đầu tư trên 50 triệu USD.

Theo thống kê, 3 lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nhiều nhất từ năm 2013 đến nay là bán lẻ, chiếm đến 33% với 241 triệu USD. Lĩnh vực tài chính đứng thứ hai với 212 triệu USD, chiếm 29%. Các thương vụ rót vốn trong lĩnh vực giáo dục đứng thứ ba với 77 triệu USD.

“Nếu so sánh với các nước trong khu vực, các startup được định giá trên 100 triệu USD còn hạn chế, nhưng Việt Nam hiện có cả một loạt doanh nghiệp trên con số này, nếu không muốn nói là nhìn vào đâu cũng thấy trên 100 triệu USD”, Lê Hoàng Uyên Vy khẳng định.

Startup nào triển vọng trong tương lai?

Từng khởi nghiệp từ khi rất sớm, và đang điều hành quỹ về khởi nghiệp, Lê Hoàng Uyên Vy dự báo với tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay rất thuận lợi cho các startup về công nghệ. Theo Lê Hoàng Uyên Vy, tương lai, y tế, du lịch, logistics… sẽ là những ngành triển vọng tại Việt Nam.

“Tôi nghĩ rằng lợi thế dân số trẻ và thu nhập trung bình đang tăng, số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều, doanh nghiệp nào tập trung vào các đối tượng này cùng với am hiểu thị trường nội địa sẽ có kết quả tốt trong tương lai”, Lê Hoàng Uyên Vy cho biết.

Theo Vy, các dịch vụ y tế sẽ dẫn đầu về cơ hội phát triển tại Việt Nam, tiếp theo sau là du lịch. Bởi khi mức sống đã bắt đầu cao hơn, người dân sẽ quan tâm nhiều đến các vấn đề sức khỏe cũng như tự thưởng cho bản thân và gia đình nhiều chuyến đi du lịch.

Trong khi đó, ở lĩnh vực vận tải, đặc biệt là logistics sẽ tiếp tục phát triển, nhất là khi ngày càng có nhiều “kì lân” trong khu vực như Grab, Go-Jek đã nhảy vào thị trường Việt Nam. Sự phát triển của thương mại điện tử cũng khiến hoạt động logistics trở nên sôi động và có nhiều tiềm năng hơn.

Trong khi đó, Lê Hoàng Uyên Vy cũng khẳng định mảng bảo hiểm hiện nay chưa có tên tuổi nào dẫn đầu tại Việt Nam, vì vậy đây là một mảng rất hứa hẹn cho các startup tập trung đầu tư.

Lê Hoàng Uyên Vy ra mắt trung tâm hỗ trợ và phát triển công nghệ cho người mù

Tại Việt Nam có hơn 2 triệu người mù, nhưng chưa tới 5% học sinh mù có cơ hội tiếp cận học chính quy, và trên toàn quốc số cơ sở đạt tiêu chuẩn giảng dạy chỉ ngót nghét khoảng… 20 cơ sở. Trong khi đó trên thế giới, có rất nhiều công nghệ đã được phát triển và ứng dụng để hỗ trợ người mù.
Ngày 19/9/2019, Thư Viện Sách Nói (TVSN) cùng sự đồng hành của Tiki chính thức thành lập “Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Công nghệ cho người mù”.
Bà Lê Hoàng Uyên Vy, đại diện Trung Tâm hỗ trợ và phát triển Công Nghệ cho người mù, chia sẻ: “Công nghệ đã và đang thay đổi cuộc sống của người mù. Với máy tính, smartphone, và internet, người mù có thể được tiếp cận tri thức một cách không giới hạn. Với sự chung tay hỗ trợ từ cộng đồng, Trung tâm sẽ có thể mang các chương trình học đến với người mù trên cả nước”.

Như vậy, người mù có thể sử dụng máy tính để làm việc, học tập, mua sắm online, hay dùng smartphone để đặt xe và giao tiếp với mọi người…, theo chị Vy, tất cả những điều tưởng chừng như khó có thể thực hiện nay đều trở thành sự thật. Nhiều người mù tại Việt Nam được tiếp cận với tri thức và làm chủ cuộc sống, mà công nghệ chính là chiếc chìa khóa hữu hiệu

Những ví dụ nổi bật điển hình như thiết bị mắt kính AI giúp người mù nhận biết mệnh giá tiền tệ, đọc dấu hiệu, nhận dạng màu sắc…hay máy đọc sách với ký hiệu chữ nổi Braille sẽ giúp người mù được tiếp cận với mọi thông tin, kiến thức và tiện ích cuộc sống.

Được biêt, mục tiêu của Trung tâm Hỗ Trợ và Phát triển Công nghệ cho người mù đến năm 2021 sẽ hỗ trợ được cho 2.000 người mù tiếp cận công nghệ thông qua 240 lớp học offline, và 100.000 người mù có thể tiếp cận các chương trình học online.

Lê Hoàng Uyên Vy ra mắt trung tâm hỗ trợ và phát triển công nghệ cho người mù – Ảnh 2.
Trung tâm Hỗ Trợ và Phát triển Công nghệ cho người mù đã kêu gọi các nhà hảo tâm cùng quyên góp tổng số tiền 10 tỉ đồng để hoàn thành các mục tiêu đề ra. Ảnh: P.N

Cũng trong lễ ra mắt, Trung tâm Hỗ Trợ và Phát triển Công nghệ cho người mù đã kêu gọi các nhà hảo tâm cùng quyên góp tổng số tiền 10 tỉ đồng để hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Tổng số tiền đóng góp này sẽ được dùng để hỗ trợ cho 2000 người mù tiếp cận công nghệ, với phân bổ ngân sách cho mỗi người là 5.000.000, cụ thể: 2.300.000VND được dùng để tặng 01 máy tính được phát minh dành riêng cho người mù; 1.300.000VND được dùng để đầu tư cho cơ sở vật chất của các lớp học; 700.000VND được dùng để đầu tư cho các khóa học online; 700.000VND được dùng để đầu tư cho các khóa học offline.

Dự kiến trong năm đầu của dự án, sẽ có 840 người mù được tham gia các lớp học offline và 35.000 người mù được tiếp cận qua các khóa học online. Trong đó, Quỹ Tiki Foundation, được Tiki chính thức thành lập vào tháng 5/2019 với sứ mệnh ươm mầm tài năng Việt, sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí giáo viên của dự án lần này với tổng giá trị 740.000.000 đồng trong năm đầu tiên.

Lê Hoàng Uyên Vy với công việc ưa thích khi đồng hành cùng những startup Việt

Sau khi về Việt Nam, năm 2009 Uyên Vy sáng lập nên chuỗi nhà hàng thức ăn đường phố có tên Aiya! Thế giới ăn vặt. Quyết định khởi nghiệp này được Uyên Vy tự đánh giá là khá nguy hiểm bởi thời điểm này cô chưa đủ số vốn kinh nghiệm nhất định để làm, cũng như gặp hạn chế về vốn. Hai lý do chính khiến cô thực hiện là đam mê kinh doanh và thời cơ.

Một trong những khó khăn lớn nhất khi Vy mở Aiya! là quản lý nhân sự trong thời gian đầu do chưa có kinh nghiệm. Ngoài ra mô hình nhỏ khiến cô gặp bất lợi khi xây dựng các chế độ đãi ngộ để cạnh tranh với các nhà hàng lớn. Sau hai năm đầu tiên, dự án này đi vào quỹ đạo ổn định và mở rộng ra được 4 địa điểm với hơn 80 nhân viên.

Cùng thời điểm khởi nghiệp với Aiya!, Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) triển khai dự án thương mại điện tử. Uyên Vy gia nhập dự án này và đặt tên công ty là Chọn.

Chọn hoạt động từ năm 2011 tập trung vào lĩnh vực thời trang với vốn đầu tư ban đầu 1 triệu USD (khoảng 20 tỷ đồng) trong đó cá nhân cô sở hữu 10%, ngoài ra còn đóng góp vốn từ Vinatexmart, May Nhà Bè, Dệt Hòa Thọ,…

Cách làm của Uyên Vy đối với Chọn là hoạt động có giới hạn. Thay vì đàm phán với hàng loạt thương hiệu lớn, cô nghiên cứu từng thương hiệu, tìm hiểu xem họ có bao nhiêu cửa hàng, đang gặp thách thức gì rồi từ đó cung cấp đúng thứ họ thiếu. Ví như giới thiệu những bộ cánh đẹp với chi phí mềm trên website của Chọn cho những thương hiệu chưa có website. Với cách làm du kích này, dần dần các thương hiệu lớn như Levi’s, Nine west, Axara, DKNY lần lượt xuất hiện trên Chọn giai đoạn 2011 – 2012.

Chỉ trong vài tháng, Uyên Vy trở thành Quyền CEO của công ty thương mại điện tử thuộc tập đoàn Vingroup. Uyên Vy cho tiết lộ:

“Tôi thấy ở Vingroup có một tiềm năng khổng lồ để trở thành người dẫn đầu trong cuộc đua thương mại điện tử. Vì vậy, khi được giới thiệu gặp Chủ tịch Tập đoàn, tôi đã dành cả 5 phút đó để trình bày về sự đam mê của mình với ngành thương mại điện tử. Tập đoàn Vingroup sẽ có thể bắt đầu từ ngành thời trang, và từ đó xây dựng nên một “đế chế” thương mại điện tử bằng việc mở rộng tất cả lĩnh vực trên thị trường.

Để có thể cạnh tranh trực tiếp với một số công ty khác trên thị trường như Lazada – đối thủ đã chi rất nhiều tiền cho quảng cáo – tôi đã mạnh dạn chia sẻ lên suy nghĩ của mình là Vingroup nên khai thác ngành thời trang bởi vì thị trường thời trang trực tuyến vẫn còn rất phân mảnh, chưa xuất hiện công ty dẫn đầu cho mảng kinh doanh này.

Được cơ hội tham gia thương mại điện tử từ rất sớm, tôi hoàn toàn hiểu việc xây dựng sản phẩm trong thời kì đầu là rất khó, vì chúng tôi phải gắn kết mọi thứ từ công nghệ, sản xuất nội dung, đến việc xây dựng nền tảng thu hút khách hàng. Một tháng sau, tôi được đề nghị làm việc chính thức tại công ty ở vị trí Phó Tổng Giám đốc kinh doanh. Sau 4 tháng, tôi được bổ nhiệm làm quyền Tổng Giám đốc của công ty”.

“Là người làm khởi nghiệp từ những năm 2000, tôi hiểu khó khăn, vất vả của nhà sáng lập. Chúng tôi muốn là người đầu tiên vào để cùng hỗ trợ công ty. Ở cả hai vị trí, mình đều hướng đến khách hàng. Về vai trò, khi là nhà đầu tư chiếm cổ phần thiểu số, mình cần là chất xúc tác để founder có thể vận hành công ty tốt nhất, không phải giành việc của CEO. Mình đưa thông tin, mô hình để giúp CEO hoàn thành mục tiêu nhanh, ngắn hơn. Quan trọng nhất là startup có mang đến giá trị cho khách hàng không”, Lê Hoàng Uyên Vy từng chia sẻ.

Khả năng huy động vốn của doanh nhân tài ba

Xuất hiện tại sự kiện công nghệ Tech Summit 2019 – Quyền năng ABCD do tạp chí Nhịp cầu đầu tư tổ chức vào sáng 29/8, Lê Hoàng Uyên Vy đã có những chia sẻ ấn tượng về hệ sinh thái khởi nghiệp đầy tiềm năng cho các startup Việt.

Là một người khởi nghiệp từ năm 17 tuổi và thường xuyên theo sát giới khởi nghiệp trong nhiều năm, Lê Hoàng Uyên Vy – Giám đốc điều hành ESP Capital, đã có nhiều góc nhìn rất thú vị về giới khởi nghiệp Việt Nam, trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.

Theo nữ CEO trẻ tuổi, mới chỉ trong vòng 3 năm, Việt Nam đã có một bước đại nhảy vọt trong mảng khởi nghiệp, từ một đất nước vô danh thành một cường quốc ở bản đồ khởi nghiệp Đông Nam Á.

Theo Uyên Vy, Việt Nam hiện đang là một trong những điểm đến tiềm năng nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với sự phát triển vượt bậc về mọi mặt của nền kinh tế, nhiều startup Việt đã tận dụng rất tốt xu thế này để tạo ra những sản phẩm có giá trị thực, tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng nhờ việc ứng dụng công nghệ hiệu quả. Việc tận dụng nguồn nhân lực AI (trí tuệ nhân tạo) cũng là một bước tiến mạnh mẽ giúp hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam ghi dấu ấn đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Cùng với đó là sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, sự hấp dẫn của cơ cấu dân số đã tạo tiền đề cho startup Việt thỏa sức sáng tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Cựu CEO Adayroi nhận định rằng công nghệ là một trong những yêu tố quan trọng nhất giúp doanh nghiệp tăng doanh thu. Các công ty có tương tác tốt với khách hàng có khả năng giữ lại tới 89% khách hàng, trong khi các công ty có tương tác kém chỉ giữ được 33%.

Trong khi đó, các vấn đề về vi phạm dữ liệu ngày càng nhiều. Theo báo cáo của CextTrace Quý II/2019 về các vụ trộm cắp và lừa đảo tiền điện tử trên toàn cầu, những kẻ lừa đảo và tội phạm đã kiếm được 1,7 tỷ USD trong năm 2018 và 4,26 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2019. Mới đây nhất, FTC đã phạt Facebook 5 tỷ USD vì truy cập trái phép vào dữ liệu của 87 triệu người dùng Facebook…. Do đó, việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt là AI, Blookchain, Cloud, Data (ABCD) trong mọi hoạt động kinh doanh, xã hội ngày càng quan trọng.

Lê Hoàng Uyên Vy vô cùng ngạc nhiên vì mới 2 năm trước, Việt Nam chỉ xếp thứ 5 trên 6 nước Đông Nam Á về số tiền và số thương vụ đầu tư khởi nghiệp. Tuy nhiên, từ năm ngoái, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 3 tại Đông Nam Á và xu thế tăng trưởng ngày càng trở nên đậm nét trong nửa đầu năm 2019. Chỉ trong nửa đầu năm 2019, các startup Việt Nam đã huy động tổng cộng 246 triệu USD, vượt qua năm 2018.

Từ năm 2000 tới nay, Việt Nam đã trải qua 3 thế hệ startup, trong đó có những công ty lớn như VNG, Batdongsan.com.vn, Tiki, Foody, Topica,… Mặc dù mỗi thế hệ có những nét đặc trưng riêng, song hầu hết các startup này đều có điểm chung là ứng dụng nền tảng công nghệ cốt lõi vững chắc để có được lợi thế cạnh tranh cho công ty mình.

Cựu CEO Adayroi bày tỏ sự khâm phục độ phát triển nhanh chóng của các công ty Việt trong bối cảnh chuyển đối số. So với nhiều năm trước đây thì doanh nghiệp Việt đang tăng trưởng rất nhanh chóng, ngày càng có nhiều công ty Việt Nam đạt mức định giá 500 triệu USD và dự kiến sẽ có thêm công ty chạm mốc 1 tỷ USD trong năm tiếp theo. Ngoài ra, số thương vụ thoái vốn tuy còn khiêm tốn nhưng có sự tăng trưởng đều đặn từ năm 2017 đến nay. Top 10% các thương vụ thoái vốn lớn nhất có giá trị trung bình là $76 triệu đô.

Theo Lê Hoàng Uyên Vy, Việt Nam vẫn sẽ là mảnh đất màu mỡ cho giới khởi nghiệp trong vòng 15 năm nữa – khi dân số vẫn trong giai đoạn có ‘tỷ lệ’ vàng. Vì thế nếu muốn khởi nghiệp, các bạn trẻ cần phải làm nhanh…

Cụ thể, năm 2017, số tiền đầu tư vào giới khởi nghiệp Việt Nam không đáng kể, nhưng chỉ trong 2 năm, chúng ta đã có những bước phát triển nhảy vọt, vươn lên đứng thứ 3 (sau Singapore và Indonesia) về thu hút đầu tư.

Lần đầu tiên trong lịch sử, có thương vụ đầu tư vào một startup tại Việt Nam lại nhiều hơn 50 triệu USD, Tiki và Topica là hai trong những doanh nghiệp đã làm được việc đó. Hiện tại, ngoài VNG được định giá 2,2 tỷ USD, đang có rất nhiều startup được định giá trên 100 triệu USD như VNPay, Sendo, Momo, Tiki, Topica, Yeah1, Be, Trustingsocial… Ngược lại, Thái Lan chỉ có khoảng 5 công ty startup được định giá trên 100 triệu USD.

“Sở dĩ, Việt Nam có thể trở thành điểm đến hấp dẫn – miền đất hứa của giới khởi nghiệp là nhờ 4 yếu tố sau: tài năng, ngân quỹ đầu tư dồi dào, sự tham gia của các doanh nghiệp lớn và sự ủng hộ tích cực từ Chính phủ”, Lê Hoàng Uyên Vy nhận định.

Thế hệ đầu tiên gồm những cái tên như VNG, Vatgia.com, VCCorp, STI, Nextech, VMG…Đây là thế hệ mà làm tốt thì sẽ thành công rất nhanh, founder thế hệ này thích đầu tư giàn hàng ngang qua nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ như VNG: ngoài game, họ có Zing News, Zing Music, Zalo….Về tài năng: trong những năm qua, giới khởi nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của 3 thế hệ tài năng về khởi nghiệp.

Thế hệ thứ hai gồm Foody, Tiki, Topica, Batdongsan.com, Nhaccuatui, Sendo…Thế hệ này có những điểm giống và khác thế hệ đầu tiên, khi ra mắt sản phẩm của họ chịu nhiều áp lực cạnh tranh hơn nên mất nhiều thời gian để thành công hơn. Có một điểm khác biệt lớn, là nếu công ty phát triển tốt, muốn đi lên nhanh họ sẽ không đầu tư hàng ngang mà đầu tư chuyên sâu để tăng lợi thế cạnh tranh, ví dụ: sau khi hoàn thành mảng thương mại điện tử cho sách, Tiki chuyển sang đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm và bây giờ là Tiki Now – đội vận chuyển riêng của bản thân.

Thế hệ thứ ba là Luxstay, Elsa, Trustingsocial, Ecomobi, Jio…Đây là thế hệ không còn sự xa hoa, ung dung ngồi một chỗ để làm việc mình thích, họ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt không chỉ trong nước mà còn ở quốc tế. Thế nên, không hiếm startup ở thế hệ này khởi nghiệp tại nước ngoài sau đó mới quay về ‘đánh chiếm’ thị trường Việt Nam. Khi vừa khởi nghiệp, họ đã là doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn cầu hoặc khu vực.

Ví dụ: Founder Ecomobi – chuyên về quảng cáo – truyền thông mở công ty tại Singapore nhưng quyết định qua Indonesia để bắt đầu hành trình của mình, với lời tâm sự cùng Lê Hoàng Uyên Vy là ‘nếu không thành công, sẽ bỏ ngành đi làm việc khác’. May mắn thay, sau 6 tháng, Ecomobi cũng dành được hợp đồng đầu tiên và phát triển rực rỡ cho đến tận bây giờ.

Bên cạnh đó, nhiều founder trong Gen3 đã bắt đầu lập nghiệp với các công việc trong các tập đoàn đa quốc gia trên khắp thế giới, chỉ sau khi đã tích lũy đủ tài chính, kinh nghiệm và các mối quan hệ, họ mới quay trở lại Việt Nam làm về deeptech – công nghệ chuyên sâu. Ví dụ: Genetica làm về gen, Elsa chuyên ứng dụng AI trong giáo dục…

Ngoài ra, không ít founder thế hệ thứ ba từng ‘tốt nghiệp’ từ các doanh nghiệp khởi nghiệp quy mô lớn như Lazada, Topica, VNG… như Wefit, F88… cũng như khởi nghiệp nhiều lần giống Luxstay.

“Thế nên, trong 3 thế hệ, thế hệ thứ 3 thừa hưởng được nhiều kinh nghiệm, bài học quý báu của thế hệ đi trước – công ty toàn cầu, nên họ hội nhập thế giới tốt hơn, doanh nghiệp của họ đi ra khu vực và thế giới nhanh hơn”, Lê Hoàng Uyên Vy kết luận.

Sở dĩ, tài năng khởi nghiệp của Việt Nam nở rộ như thế là nhờ sự hỗ trợ hết sức tích cực từ phía Chính phủ, khi xem khoa học là trọng tâm phát triển của đất nước. Trong vài năm gần đây, Chính phủ đã xây dựng được hạ tầng tương đối hoàn chỉnh để ‘nuôi nấng’ các startup, thường xuyên mở các lớp đào tạo nhân tài, tổ chức các sự kiện dành cho giới khởi nghiệp, xây dựng khung hành lang pháp lý phù hợp….

Chính phủ vừa lên kế hoạch sẽ xây dựng một trung tâm về Đổi mới sáng tạo quốc gia, trụ sở đặt tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, với số tiền đầu tư vào khoảng 73 triệu USD. Hay lần đầu tiên nghe rằng, Việt Nam có quỹ tên là Vietnam Global Innovation, chuyên tài trợ học bỗng du học cho các tài năng Việt mà không cần họ bồi hoàn cho Chính phủ bằng bất cứ hình thức nào, vì tin rằng họ sẽ tự trở về; Giám đốc điều hành ESP Capital đã rất ngạc nhiên.

Với sự bùng nổ về quy mô lẫn chất lượng của khởi nghiệp Việt Nam, tất nhiên các quỹ đầu tư trong và ngoài nước không thể ngó lơ.

Năm 2017, số tiền đầu tư vào giới khởi nghiệp Việt Nam chỉ là 46 triệu USD, đến 208 là 444 triệu USD, đến nửa đầu năm 2019 là 246 USD; Lê Hoàng Uyên Vy dự đoán cuối năm tổng mức đầu tư vài giới khởi nghiệp Việt sẽ gần gấp đôi năm 2018 – 800 triệu USD. 3 lĩnh vực thu hút được nhiều tiền đầu tư nhất trong năm 2018 – 2019 là bán lẻ, tài chính và giáo dục.

“800 triệu USD là theo kiểu thống kê chặt chẽ của tôi, vì tôi sợ mình hớ. Có khi, kết quả vào cuối năm 2019 còn tốt hơn con số đó”, CEO ESP Capital bình luận.

Năm 2017, chỉ có 32 nhà đầu tư tham gia rót tiền vào giới khởi nghiệp Việt Nam, nhưng đến năm 2018 đã tăng lên 52 và nửa đầu năm 2019, con số đó đã là 61. Trong đó, Hàn Quốc đang là quốc gia tích cực đầu tư vào Việt Nam nhất, với 13 nhà đầu tư trong năm 2018, hơn cả trong nước – 10 nhà đầu tư.

Tuy nhiên, trong tương lai, nhiều khả năng các nhà đầu tư trong nước sẽ lấy lại được vị thế vốn có của mình, khi đang có rất nhiều ông lớn ngoài FPT nhảy vào muốn hỗ trợ giới khởi nghiệp Việt – cả về kinh nghiệm lẫn tài chính. Từ năm ngoái đến thời diểm hiện tại, chúng ta thấy có Vingroup, Viettel, CMC, VPBank… tuyên bố là muốn tham gia vào cuộc chơi khởi nghiệp.

“Tại Thái Lan, hầu hết các doanh nghiệp lớn của họ đều có một ngân quỹ riêng dành để hỗ trợ cho giới khởi nghiệp trong nước, nhưng ở Việt Nam bây giờ chúng ta mới làm”, CEO Uyên Vy cho biết.

Cuối cùng, theo quan sát của Lê Hoàng Uyên Vy, thì lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ sẽ bùng phát trong tương lai gần, sự phát triển của mảng này tại Việt Nam sẽ giống con đường Trung Quốc đã đi. Du lịch, y tế và logistic là 3 lĩnh vực mà theo chị, nếu áp dụng công nghệ tốt có thể thắng lớn. Những startup có khả năng thực thi tốt, tập trung vào nhóm khách hàng trẻ và tầng trung lưu được kỳ vọng sẽ phát triển vượt trội.

Trên đây là những thông tin liên quan đến doanh nhân thành đạt Lê Hoàng Uyên Vy mà dvt.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Mong rằng bạn sẽ có thêm những thông tin bổ ích liên quan đến nữ doanh nhân này cũng như rút ra cho mình những bài học quý báu để làm hành trang trong cuộc sống phía trước.