Lương Duy Hoài – Đồng sáng lập và CEO Giao hàng nhanh

Lương Duy Hoài lọt vào danh sách 30 under 30 do Tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn vì có những đóng góp nhất định trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam như một ghi nhận rất lớn với sự nỗ lực của những người trẻ như Hoài. Nhưng, Hoài quan tâm nhiều hơn đến thông điệp danh sách này truyền tải đến xã hội. Đó là những người trẻ hãy cứ đam mê và dấn thân. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về CEO tài ba này nhé!

Lương Duy Hoài

Tiểu sử Lương Duy Hoài

Không theo đuổi giấc mơ du học nước ngoài như các bạn cùng lớp, chàng trai Lương Duy Hoài (1988), quê Đắk Lắk, sau khi tốt nghiệp lớp kỹ sư chất lượng cao ĐH Bách khoa TP.HCM đã xin làm việc cho Công ty Thegioididong.com với mong muốn được trải nghiệm, học hỏi sự thành công của công ty này.

Tiểu sử Lương Duy Hoài

Năm 2006, sau hơn một năm làm việc cho Công ty Thegioididong.com, với nền tảng công nghệ và tư duy sáng tạo, Lương Duy Hoài cùng 6 anh em thành lập Công ty Giaohangnhanh.vn với sứ mệnh đưa công nghệ vào giải quyết bài toán tối ưu chi phí logistics.

Với vai trò là người sáng lập và là CEO của Giaohangnhanh.vn (GHN), tân giám đốc GHN khi đó đã chịu trách nhiệm đưa GHN phủ sóng hơn 600 huyện tại Việt Nam, mở các điểm giao dịch và xây dựng các sản phẩm công nghệ mới sẵn sàng chinh phục thị trường khu vực.

CEO Lương Duy Hoài chia sẻ, không ai đánh thuế giấc mơ nên cứ mơ thật lớn, nhưng phải luôn sống trong thực tế, tại từng thời điểm tập trung làm thật tốt, nỗ lực mỗi ngày để hiện thực hoá giấc mơ. Tham vọng này không chỉ để thuyết phục nhà đầu tư về mục tiêu của doanh nghiệp, còn là kim chỉ nam để mỗi người trong công ty luôn bám theo.

Sau hơn 10 năm hoạt động, trải qua nhiều biến cố thăng trầm, song đổi lại cái tên Giao hàng nhanh của CEO Lương Duy Hoài đã có chỗ đứng trên thị trường.

Lương Duy Hoài đang sải những bước chân dài

Vào những ngày cuối tháng 6.2017, Lương Duy Hoài thông báo rời khỏi vị trí CEO công ty Giao hàng nhanh sau 5 năm thành lập.

Vị trí này được chuyển cho Nguyễn Trần Thi cũng là đồng sáng lập Giao hàng nhanh. Trước đó, vào tháng 1/2017, Lương Duy Hoài cũng đã chuyển giao vị trí CEO Ahamove – dịch vụ giao hàng tức thì bằng xe máy – cho một quản lý khác là Nguyễn Xuân Trường.

Lương Duy Hoài có mặt trong danh sách 30 gương mặt dưới 30 tuổi xuất sắc nhất của Forbes Việt Nam (2014) và sau đó là Forbes Asia (2016).

Lương Duy Hoài thuyết trình tại sự kiện Forbes Talk 2017 “Phát triển ngành bán lẻ”

Rất nhiều người sẽ bất ngờ với quyết định này của Hoài, khi Giao hàng nhanh và Ahamove đang tăng trưởng mạnh mẽ. Nhưng với những ai đã hiểu rõ tính cách không chịu dừng lại của CEO này sẽ không thấy bất ngờ.

Tốt nghiệp ngành CNTT năm 2011, Hoài gia nhập Thế giới Di Động (MWG – hiện là nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam) với mục tiêu áp dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề về hậu cần tại Việt Nam.

Năm 2012, nhận ra hệ thống bán lẻ và thương mại điện tử của Việt Nam đang gặp khó khăn, Hoài và các cộng sự thành lập công ty cổ phần Giao Hàng Nhanh (GHN) để áp dụng công nghệ cao, nhằm tạo ra sự thay đổi toàn diện trong ngành, và đưa GHN trở thành nhà cung ứng hậu cần hàng đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á trong mười năm tới. Với ước mơ đó, GHN đã thu hút sự tham gia của số chuyên gia cao cấp thuộc các lĩnh vực khác nhau tại Mỹ.

Sau 5 năm kể từ khi thành lập GHN, trong vai trò sáng lập viên và CEO, Hoài và đội ngũ đã đưa GHN từng bước vượt qua các công ty cung ứng truyền thống trong cả nước, mở rộng mạng lưới trở thành doanh nghiệp đứng thứ 3 tại Việt Nam với quy mô 3000 nhân viên. Vào cuối năm 2016, GHN vận chuyển khoảng 70 ngàn kiện hàng mỗi ngày từ các đối tác kinh doanh thương mại điện tử, có giá trị COD 2 triệu USD một năm. Năm 2016, GHN cho ra đời sản phẩm Ahamove (một mô hình Uber cho vận tải) với sự tham gia của gần 6.000 tài xế ở hai thành phố lớn nhất Việt Nam, với mục đích giải quyết vấn đề trong vận chuyển xe tải và cung cấp dịch vụ vận chuyển ngay lập tức bằng xe máy (đặc biệt đối với các sản phẩm thực phẩm tươi sống).

Trong một lần chia sẻ gần đây với Forbes Việt Nam, Hoài có đề cập đến sản phẩm mới của Giao hàng nhanh sẽ nhắm đến việc ứng dụng công nghệ để triển khai hệ thống kết nối điểm giao nhận hàng. Cụ thể, về mặt nhận hàng, người nhận có thể linh động chọn địa điểm nhận thuận tiện nhất với mình thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh. Mặt khác, những người có mặt bằng phù hợp có thể đăng kí để trở thành các trạm giao nhận hàng hay còn được gọi là đại lý.

Để tập trung phát triển sản phẩm mới này, Lương Duy Hoài đã nhanh chóng chuyển giao việc điều hành hiện tại cho cấp dưới, những người mà theo Hoài, hiểu rất rõ sản phẩm và đã có sự chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiếp nhận chuyển giao. Như Hoài cũng chia sẻ trên trang cá nhân, việc chuyển giao này là để tập trung vào việc “phát triển thêm các dịch vụ smart logistics tại công ty mẹ Scommerce.asia (Services for commerce – dịch vụ cho thương mại), với sứ mệnh tiếp tục theo đuổi mục tiêu xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng smart logistics cho thương mại tại Việt Nam và SEA.”

Một điều thú vị là CEO trẻ tuổi, người sáng lập ra một trong những đơn vị logistics tăng trưởng hiệu quả nhất hiện tại đã làm được công việc chuyển giao một cách nhanh chóng và dứt khoát để tập trung phát triển những chiến lược và hướng đi mới, điều mà nhiều tập đoàn lớn hiện vẫn còn phải loay hoay.

Khi được hỏi về việc chuyển giao này, có lo lắng gì hay cảm thấy quá vội vàng, khi có thể các thế hệ kế cận chưa sẵn sàng tiếp nhận, Hoài mìm cưởi dẫn một câu nói của ông Nguyễn Đức Tài, chủ tịch chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động mà Hoài rất tâm đắc: Người ta cứ nói sợ đội ngũ kế cận chưa sẵn sàng nhận chuyển giao, nhưng thực ra vấn đề là mình đã sẵn sàng chưa.

CEO trẻ tuổi này đã không dừng lại với những thành công ban đầu, mà tiếp tục tìm tòi thúc đẩy, mở rộng những sản phẩm của mình vượt ra khỏi Việt Nam, như Hoài chỉa sẻ. Mới đây, bài trình bày của Hoài tại sự kiện Forbes Talk “Phát triển ngành bán lẻ” đã rất được sự chú ý với nhãn quan về sự phát triển của ngành thương mại điện tử và hoạt động logistics của ngành.

Kể từ sau khi vào danh sách 30 gương mặt dưới 30 tuổi xuất sắc nhất của Forbes Việt Nam đến nay, vị CEO trẻ tuổi này đã không dừng lại, và vẫn đang sải những bước dài.

Những chiến lược để Giao Hàng nhanh phát triển vững bước

GHN đang đứng trước nhiều thách thức rất lớn khi thị trường TMĐT đang ngày một phát triển, việc mua sắm online đang dần phổ biến và đa phần hàng hóa trong ngành TMĐT bây giờ, chi phí & thời gian giao hàng trở thành yếu tố then chốt quan trọng nhất giúp người tiêu dùng tiếp cận với TMĐT quan trọng. Làm sao cân đối được giữa chi phí giao hàng và tốc độ giao hàng, để giúp người bán hàng vừa tối ưu chi phí mà thời gian giao hàng nhanh đang là bài toán mà GHN đang nỗ lực giải.

Chúng tôi quan niệm “làm sao để khách hàng luôn buôn may bán đắt” – tức là tốc độ giao hàng phải nhanh và tỷ lệ giao hàng thành công của GHN phải cao. Và để giải bài toán tỷ lệ trả hàng thấp thì giao hàng phải nhanh. Nếu GHN không giao hàng nhanh nhất thị trường, thì sẽ khó giúp cho các người bán bán được hàng và GHN cũng không thể trở thành tay đua dẫn đầu.

Lương Duy Hoài đồng sáng lập và CEO GHN

Thị trường TMĐT đang tiến đến giai đoạn người dùng đầu cuối, cả người bán hàng lẫn người mua hàng đều có những kỳ vọng cao hơn với dịch vụ giao hàng. Kỳ vọng đầu tiên là tốc độ và sau đó là dịch vụ: Nếu tôi mua hàng thì làm sao cho tôi một trải nghiệm tiện lợi hơn là những thứ truyền thống mà tôi đã từng có.

Vậy cuộc chiến của ngành giao hàng là cuộc chiến tốc độ, làm thế nào để GHN có thể bứt tốc?

Quay lại 8 tháng trước, thì lúc đó, tốc độ của GHN bình thường như các đội khác và có tuyến còn chậm hơn các đội khác nữa. Hiện tại và cả những giai đoạn tiếp theo nữa, anh em rất tập trung, hàng ngày luôn chịu một áp lực rất lớn là phải “nhanh hơn, nhanh hơn và nhanh hơn nữa”, nếu không mọi người sẽ phải nhường chỗ cho người khác vì anh không thể kéo lùi 10.000 con người chậm lại.

Kết quả hiện nay, trong nội thành ở những thành phố lớn và phục vụ cho mảng thương mại điện tử – bình quân tốc độ giao hàng của chúng tôi khoảng từ 12 tiếng đến 13 tiếng, tức là cam kết giao hàng trong ngày. Với các đơn hàng giao toàn quốc, chúng tôi có thể giao hàng từ 24h – 36h.

Những chiến lược để Giao Hàng nhanh phát triển vững bước

Về công nghệ thì đây có phải là giải pháp giúp GHN bứt tốc nhanh hơn? Công ty đã đầu tư những gì để cải thiện tốc độ giao nhận hàng?

Công nghệ chính xác là một trong những mắt xích quan trọng giúp chúng tôi có thể tăng tốc việc giao nhận.

Còn về đầu tư thì đầu tiên là hệ thống phân loại hoàn toàn tự động. Hệ thống đó có khả năng phân loại 30.000 đơn hàng/giờ và đã chính thức đi vào hoạt động ngày 07/08 vừa qua. Hệ thống này giúp GHN tăng năng suất trong việc phân loại hàng, giảm sai sót và từ đó giao hàng nhanh hơn.

Đặc biệt vào mốc giờ phân loại hàng buổi trưa, nếu phân loại thủ công với quy mô lớn, chúng tôi có thể phải mất 2-3 tiếng để phân loại hàng, thì bây giờ chỉ cần 30 phút cho cùng lượng đơn hàng tương tự, từ đó giúp hàng hoá tới các kho giao hàng nhanh hơn và có thể giao hàng được trong ngày.
Chúng tôi kỳ vọng hạ tầng phân loại tự động tiếp theo sẽ xây dựng xong vào tháng 10 ở Hồ Chí Minh.

Thứ hai, đầu tư những kho lớn ở vị trí quan trọng giúp sự liên lạc tốt hơn. Hiện GHN đang có 1.000 kho hàng trên toàn quốc, diện tích các kho này dao động khoảng 500m2 đến 10.000m2.

Đặc biệt chúng tôi cũng vừa khởi công xây dựng một kho có tổng diện tích lên tới 50.000 m2 tại Hà Nội để sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo. GHN cũng có hệ thống gần 2000 bưu cục nhận hàng trên toàn quốc.

Thứ 3, đầu tư vào hạ tầng vận tải đường trục. Trong mảng giao hàng có nhiều khâu khác nhau, ví dụ như phải đi lấy hàng của người bán, khâu giao hàng cho người mua; trong tất cả, đường trục giữa rất quan trọng – đó là những xe tải lớn chạy dọc khắp Việt Nam, chạy qua 700 huyện và 9.000 xã mỗi ngày, ngoài ra một hạ tầng then chốt khác là mạng lưới vận tải hàng không chạy khắp 20 sân bay Việt Nam mà chúng tôi đang có.

Mạng lưới vận tải qua xe tải và máy bay là những lợi thế cạnh tranh quan trọng mà GHN đã xây dựng qua rất nhiều năm, để tiếp tục làm cơ sở để phục vụ khách hàng tốt nhất với tốc độ giao hàng nhanh nhất.

Lương Duy Hoài, CEO Giaohangnhan Sẵn Sàng Mơ Và Bán Ước Mơ!

Khởi nghiệp từ ác mộng

Không ngờ, CEO trẻ tuổi Lương Duy Hoài của Giaohangnhanh.vn lại có một đúc rút kinh nghiệm đầy cảm xúc về chặng đường đầu trong sự nghiệp của mình rằng, “khởi nghiệp là cơn ác mộng!”. Tất nhiên, giờ thì Giaohangnhanh.vn (GHN) đã phát triển qua giai đoạn đó, nhưng Hoài vẫn đối diện với cơn ác mộng mỗi ngày.

Từ khởi điểm, GHN đã không dễ dàng. Sau khi rời bỏ công việc và thuyết phục bạn bè lên đường khởi nghiệp, Hoài và một bạn trong nhóm lên đường đạp xe từ TP.HCM ra Hà Nội trước khi bắt đầu làm GHN.

Lương Duy Hoài

Trước ngày lên đường, nhà đầu tư gọi điện báo có việc cá nhân nên sẽ không thể đầu tư. Đạp được đến Huế, Hoài tiếp tục nhận được tin nhắn từ chối từ đội ngũ kỹ thuật (là lợi thế cạnh tranh cốt lõi) vì họ thấy rủi ro quá. Trời đất như sụp đổ khi tiền và lợi thế cạnh tranh về mặt công nghệ không còn, nhưng cuối cùng, tháng 6/2012, GHN vẫn được ra đời.

Đầu năm 2013, sau 6 tháng vận hành, Công ty không còn tiền, để đảm bảo các nhân viên giao nhận hàng vẫn có thu nhập, các nhân viên công nghệ thông tin và quản lý đã chấp nhận đồng hành không có thu nhập.

“Cảm giác lúc đó rất kinh khủng khi không biết rằng, lúc nào mới có thể mang lại thu nhập cho anh em. Thật may mắn, sau 7 tháng, chúng tôi đã có đủ tiền để trả lương lại cho anh em”, Hoài kể.

Nhưng mùa Tết năm đó, kèm theo những khó khăn về tài chính là khó khăn trong vận hành khi đơn hàng tăng đột biến trong khi con người và hệ thống chưa đủ tốt, cả Công ty không trừ bất kỳ ai đi giao hàng từ sáng đến tối, song kết quả vẫn không được cải thiện. Khách hàng gọi điện, nhắn tin trách móc, tẩy chay Công ty khiến mọi thành viên vừa mệt, vừa nản.

Nhưng, với sự cố gắng và nỗ lực của từng người, GHN đã bước qua được giai đoạn đau khổ đó. Và còn muôn vàn chuyện như thế.

Chiến thuật bán ước mơ

Sau hơn 1 năm ở vị trí phó giám đốc cung ứng, với nền tảng công nghệ sẵn có, Lương Duy Hoài cùng 6 anh em thành lập Công ty Giaohangnhanh.vn. Trong vai trò sáng lập và Tổng giám đốc Công ty cổ phần GHN, Hoài chịu trách nhiệm đưa GHN phủ sóng hơn 600 huyện tại Việt Nam, mở các điểm giao dịch và xây dựng các sản phẩm công nghệ mới sẵn sàng cho giấc mơ chinh phục thị trường khu vực trong các năm tới.

“Không ai đánh thuế giấc mơ nên cứ mơ thật lớn, nhưng phải luôn sống trong thực tế tại, từng thời điểm tập trung làm thật tốt, nỗ lực mỗi ngày để hiện thực hoá giấc mơ. Tham vọng này không chỉ để thuyết phục nhà đầu tư về mục tiêu của doanh nghiệp, mà còn là kim chỉ nam để mỗi người trong công ty luôn bám theo”, Hoài nói.

GHN ra đời với sứ mệnh đưa công nghệ vào giải quyết bài toán tối ưu chi phí logistics. Từ những ngày đầu thành lập đến nay, công nghệ và đội ngũ con người trẻ, nhiệt huyết, máu lửa là hai yếu tố vượt trội giúp GHN vượt qua khó khăn, để vươn lên cũng như để thuyết phục được các nhà đầu tư luôn khó tính.

Quỹ đầu tư mạo hiểm Seedcom do ông Đinh Anh Huân sáng lập đã quyết định rót vốn vào GHN với giá trị không được tiết lộ. Ông Huân cũng là đồng sáng lập Thế Giới Di Động, chuỗi cửa hàng được xem là “Bestbuy của Việt Nam”.

Vậy phải mất bao lâu thời gian để các nhà đầu tư thoái vốn khỏi GHN sinh lời? Hoài nhẩm tính, với quy mô giá trị thị trường logistics Việt Nam đạt 40 tỷ USD như hiện nay, trong đó 7 tỷ USD thuộc về miếng bánh vận tải đường bộ, thì đầu tư vào GHN là cuộc chơi dài hạn.

“Chúng tôi kỳ vọng có thể mang lại hiệu quả gấp nhiều lần cho nhân viên, nhà đầu tư sau 10 năm, hiện chúng tôi đã đi được 3 năm trên chặng đường này”, Hoài nói.

Tại GHN có một tư tưởng quan trọng là, một doanh nghiệp sinh ra trong giai đoạn này thì phải luôn hiểu mình đang chơi cuộc chơi cạnh tranh khu vực. Nếu các đối thủ tầm cỡ khu vực bước vào thì mình cần phải thắng. Ngược lại, trong thế giới phẳng về công nghệ, GHN vẫn đam mê với giấc mơ tiến ra khu vực và thế giới. Trước mắt, GHN mang mục tiêu sẽ sánh vai với các “ông lớn” lâu đời như Vietnam Post (Bưu điện Việt Nam), Viettel Post (Bưu chính Viettel).

Theo đuổi mục tiêu đó, GHN đã thuyết phục được nhân sự giỏi nước ngoài về. Một startup nhỏ, Hoài không thể cạnh tranh tuyển dụng nhân sự ngoại bằng tài chính mà thuyết phục bằng cách đi bán ước mơ. Với kinh nghiệm học hỏi gần 20 năm từ UPS, FEDEX, Amazon, nguồn lực từ nước ngoài đã giúp năng lực cạnh tranh của GHN tăng lên nhanh chóng trong 10 tháng qua. GHN đã giải quyết đa số các nút thắt cổ chai trong tư duy, khả năng vận hành quy mô lớn và kỹ năng quản trị dựa trên số liệu.

Hiện tại, Giaohangnhanh.vn là đơn vị cung cấp dịch vụ cho đa số các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn trong nước, cũng là đối tác giao hàng cho toàn bộ 29 siêu thị BigC trên cả nước.

Với Hoài và những người bạn, họ là một nhóm người “điên rồ” đi tìm cơ hội để hiện thực hoá những giấc mơ “điên rồ” không kém.

Thích Jack Ma và Alibaba

Lương Duy Hoài thích cách Jack Ma (Trung Quốc) xây dựng đế chế Alibaba và Jeff Bezos (Mỹ) xây dựng Amazon, cả 2 trường hợp đều có nhiều bài học quý báu để học hỏi. Song, lĩnh vực thương mại điện tử Việt Nam có nhiều đặc điểm giống Trung Quốc hơn, Hoài phân tích các bài học của thị trường này nhiều hơn để xây dựng chiến lược và lộ trình cho GHN.

Thậm chí, Hoài nhìn thấy lối đi cho GHN từ câu trả lời mà các CEO ở Trung Quốc trong câu hỏi: vì sao thương mại điện tử ở Trung Quốc lại tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn Mỹ và sắp vượt Mỹ thành thị trường lớn nhất?

Thích Jack Ma và Alibaba

Tại Mỹ, cách đây vài chục năm, các cửa hàng bán lẻ đã phát triển rất tốt, ở đâu cũng có Walmart, Bestbuy…, nên khi thương mại điện tử ra đời không tạo sự bứt phá. Trong khi ở Trung Quốc, các cửa hàng bán lẻ chỉ mới có mặt ở các thành phố lớn và chắc phải chờ thêm vài chục năm để các cửa hàng bán lẻ có mặt. Lúc này, thương mại điện tử thắng hoàn toàn khi có thể bán hàng đi toàn quốc chỉ cần giải được bài toán giao hàng và thu tiền”. Câu trả lời này là động lực rất lớn giúp GHN mở rộng phạm vi hoạt động.

GHN lúc này chỉ mới nắm khoảng 10% thị phần giao nhận hàng hoá cho thương mại điện tử, mục tiêu tăng nhanh thị phần trong năm tiếp theo lên 20-25%. Trong các mảng dịch vụ của mình, thương mại điện tử là thị trường GHN đặt niềm tin và sự quan tâm đặc biệt.

Mới đây, GHN cho ra đời nền tảng Ahamove, chạy trên các thiết bị di động giúp cho người dùng dễ dàng kết nối với mạng lưới xe tải tại Việt Nam. Ahamove sẽ giải quyết bài toán lãng phí trong vận tải khi xe chỉ chở hàng một chiều và không dùng hết công suất.

Sau 8 tháng xây dựng và phát triển Ahamove đã kết nối trên 100 xe tải tại TP.HCM. Mục tiêu của Ahamove trong năm 2015 sẽ kết nối 2.000 lái xe tại TP.HCM và Hà Nội trong mạng lưới để phục vụ nhu cầu của người sử dụng.

Lọt vào danh sách 30 under 30 do Tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn vì có những đóng góp nhất định trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam như một ghi nhận rất lớn với sự nỗ lực của những người trẻ như Hoài. Nhưng, Hoài quan tâm nhiều hơn đến thông điệp danh sách này truyền tải đến xã hội. Đó là những người trẻ hãy cứ đam mê và dấn thân.

“Chúng tôi có khát khao và dại khờ, có đam mê và liều lĩnh để dám dấn thân. Song, những điều đó chưa đủ để tôi góp sức xây dựng những giải pháp mang lại giá trị cho xã hội, để tiến nhanh và vững chắc tạo ra những thành quả lớn. Chúng tôi cần thế hệ doanh nhân đi trước sẵn sàng cho đi những điều mà họ biết chắc chắn sẽ giúp thế hệ trẻ thành công hơn”, Hoài kỳ vọng vào những người sẽ tiếp sức cho giấc mơ của mình.

3 câu chuyện đã truyền cảm hứng giúp công ty Giao hàng nhanh tạo sự khác biệt

Câu chuyện thứ nhất là sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) tại vùng nông thôn Trung Quốc.

Cách đây vài chục năm, bán lẻ tại Mỹ đã rất phát triển, trong khi tại Trung Quốc chỉ có một vài cửa hàng và chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, những năm gần đây tốc độ phát triển của TMĐT Trung Quốc diễn ra rất nhanh, thậm chí vượt qua Mỹ và đặc biệt phát triển tại vùng nông thôn.

Câu chuyện thứ nhất là sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) tại vùng nông thôn Trung Quốc.

Lương Duy Hoài lấy dẫn chứng, từ 2010-2014, tốc độ tăng trưởng TMĐT ở khu vực nông thôn Trung Quốc đã vượt qua khu vực thành thị. Ví dụ năm 2014, tốc độ tăng trưởng ở khu vực nông thôn là trên 40%, trong khi khu vực thành thị chưa đến 20%.

“Khi đọc được câu chuyện này Hoài thấy rất đúng. Những người tiêu dùng ở nông thôn nếu như có nguồn hàng bất tận từ TMĐT thì đó là điều rất giá trị với họ”, CEO GHN bộc bạch.

Anh cho biết, năm nay GHN đã thu hồi cho TMĐT Việt Nam khoảng 10.000 tỷ đồng. Trong đó, gần 70% lượng hàng TMĐT mà công ty giao là ngoài các vùng TP.HCM và Hà Nội.

Câu chuyện thứ 2 là về sự phức tạp trong vận hành, cung ứng và logistics của một doanh nghiệp TMĐT (đại diện là Amazon) và một doanh nghiệp bán lẻ (đại diện là Walmart).

Theo CEO GHN, cách đây hơn 20 năm khi Amazon thành lập năm 1994, Walmart là nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ. Lúc đó Walmart có tất cả mọi thứ: tiền và vị thế.

Cuộc chơi giờ đây đã thay đổi khi Amazon có vốn hóa thị trường gần 500 tỷ USD, gấp đôi Walmart và lớn hơn tổng vốn hóa thị trường của các doanh nghiệp bán lẻ khác của nước Mỹ cộng lại.

Lương Duy Hoài cho rằng, có một yếu tố rất quan trọng giúp Amazon thành công là doanh nghiệp này đã chọn giải quyết một bài toán phức tạp về mặt cung ứng và logistics để vận chuyển và xử lý hàng triệu đơn hàng mỗi ngày. “Bài toán này phức tạp hơn câu chuyện Walmart đang phải giải quyết nhiều lần. Khi thị trường thay đổi Walmart không thể quay ngược lại để điều chỉnh mô hình của mình cho phù hợp”, doanh nhân trẻ nhận định.

Câu chuyện về Amazon và Walmart đã truyền cảm hứng cho CEO Giao hàng nhanh

Câu chuyện thứ 3 là thương mại xuyên biên giới. CEO GHN cho rằng đây là xu thế mới và quan trọng trong bán lẻ hiện đại tương lai. Tại Indonesia, 20% lượng giao dịch TMĐT là giao dịch xuyên biên giới, trong khi con số này tại Singapore là 60%.

Câu chuyện về Amazon và Walmart đã truyền cảm hứng cho CEO Giao hàng nhanh

Anh tin rằng, trong tương lai một sản phẩm nước ngoài đến tay người tiêu dùng Việt Nam sẽ trở nên vô cùng dễ dàng. Và ngược lại, một sản phẩm từ Việt Nam bán cho nước khác cũng đơn giản hơn bao nhiêu hết.

“Thông qua 3 câu chuyện này cho thấy thị trường bán lẻ đang có những bước thay đổi rất quan trọng và nó thay đổi bài toán các doanh nghiệp logistics phải giải quyết”, Lương Duy Hoài nói.

Theo anh, bài toán cũ mà logistics phải giải quyết là hàng hóa tại một vài nhà kho chuyển đến một vài trăm điểm bán lẻ. Trong khi bài toán mới sẽ phải là hàng hóa từ vài trăm nghìn nhà kho nhỏ trên khắp thế giới phải được giao trực tiếp hoặc gián tiếp tới hàng triệu người tiêu dùng khắp Việt Nam.

“Chọn cho mình bài toán này, trong 5 năm qua, GHN cố gắng tạo những lợi thế khác biệt trên thị trường. Tới thời điểm hiện tại GHN có mạng lưới phủ sóng khắp 98% diện tích Việt Nam với hơn 4.000 nhân sự. Doanh thu năm nay dự kiến vượt qua 1.000 tỷ đồng”, Lương Duy Hoài chia sẻ.

Trên dây là những thông tin liên quan đến người đồng sáng lập và CEO của Giao hàng nhanh do dvt.vn tổng hợp. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những hiểu biết về người người đã sáng lập ra dịch vụ giao hàng nhanh rất nổi tiếng như hiện nay và đồng thời cũng giám khẳng định bản thân mình để biết đâu sau này mình cũng sẽ là người thành công như anh ấy.