Doanh nhân Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch tập đoàn VinGroup

Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT Vingroup, tỷ phú đô la duy nhất của Việt Nam năm 2015, là người cực kỳ kín tiếng, nhưng vô cùng nổi tiếng. Đại gia này được ngưỡng mộ không hẳn vì sự giàu có, mà bởi ông đã làm được những điều mà không ai tin người Việt Nam có thể làm được. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin cũng như những quá trình để đi đến thành công như ngày hôm nay của Phạm Nhật Vượng bạn nhé!

Phạm Nhật Vượng

Tiểu sử Phạm Nhật Vượng

Phạm Nhật Vượng (sinh 5/8/1968) là một doanh nhân người Việt Nam. Ông được xem là vị tỷ phú đô la đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7 tháng 3 năm 2011 với giá trị tổng tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm đó (1 tỷ đô la bằng 20.000 tỷ đồng).

Trước đó vào năm 2010, ông là người giàu nhất trên TTCK Việt Nam với số tài sản gần 15.800 tỷ đồng, giàu thứ nhì Việt Nam (theo xếp hạng trên sàn chứng khoán) năm 2007, 2008. Ông đạt được vị trí này vào năm 2007, khi Công ty Vinpearl – thuộc nhóm các công ty của Vincom – niêm yết 100 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Ông Vượng nắm giữ 49 triệu cổ phiếu VIC và 20 triệu cổ phiếu VPL. Với số cổ phiếu này, theo ước tính cuối 2008, ông Vượng nắm giữ số vốn lên đến 5.225 tỷ đồng, tăng 1.500 tỷ đồng so với năm 2007. Chỉ tính riêng số vốn ở VIC, tài sản của ông Vượng tăng gần 200 tỷ đồng.

Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes vinh danh lần đầu vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ đô la Mỹ. Cho đến tháng 3 năm 2014 là 1.6 tỷ USD. Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes, đồng thời có trong top 20 gương mặt mới nổi bật của Forbes năm 2013.

Tiểu sử Phạm Nhật Vượng

Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes vinh danh lần đầu vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ đô la Mỹ.
Ông Vượng có vợ là bà Phạm Thu Hương và 3 người con

Phạm Nhật Vượng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội sau khi tốt nghiệp phổ thông, nhờ những thành tích học tập xuất sắc, đã được chọn sang du học ở Moskva (Nga) tại Trường Mỏ địa chất và theo học ngành kinh tế địa chất.

Năm 1993, ở thời điểm khi Liên bang Xô Viết đã tan rã với rất nhiều hệ lụy và cơ hội mới, Phạm Nhật Vượng sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế địa chất đã không lựa chọn nghề mỏ đã học mà bắt đầu sự nghiệp kinh doanh, thoạt tiên ở chính thủ đô Nga rồi chuyển đến Ukraina, mở nhà hàng và thành lập Công ty Technocom tại cố đô Kharkov.

Cũng theo hồ sơ doanh nhân của Phạm Nhật Vượng, từ năm 1993 tới năm 1999 với vai trò là người đứng đầu công ty, ông đã đưa Technocom từ một doanh nghiệp nhỏ trở thành một tập đoàn hùng mạnh với thương hiệu Mivina danh tiếng (giữ vị trí số 1 trên thị trường thực phẩm ăn nhanh, được phong tặng danh hiệu Nhà sáng lập thị trường và nằm trong top 100 doanh nghiệp hàng đầu Ukraina).

Vingroup dưới sự điều hành của tỷ phú đôla Phạm Nhật Vượng luôn nằm trong top 5 các công ty niêm yết có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Quá trình hoạt động của Phạm Nhật Vượng

Năm 1982, Phạm Nhật Vượng theo học tại trường Trường Trung học phổ thông Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, năm 1985 ông tốt nghiệp. Đến năm 1987, ông thi đỗ Trường Đại học Mỏ – Địa chất và nhờ thành tích xuất sắc trong môn Toán, ông được học bổng du học ở trường Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga theo ngành kinh tế địa chất.

Ngay từ năm 3 đại học ở tòa nhà Dom 5 Moskva, ông đã bắt đầu kinh doanh. Ông thuê một phòng trong DOM 5 để bán hàng, sau đó mở nhà hàng, rồi nhập hàng từ Việt Nam để bán, tiếp đó buôn áo gió (áo ấm mùa đông), lúc đầu kiếm được nhiều tiền nhưng sau thị trường thay đổi, thiếu kinh nghiệm nên phá sản.

Năm 1993, Phạm Nhật Vượng tốt nghiệp Đại học MGRI-RSGPU và kết hôn với một người bạn cùng học đại học là bà Phạm Thu Hương. Lúc này Liên Xô vừa sụp đổ đang rơi vào hỗn loạn, xuất hiện nhiều cơ hội kinh tế. Ở Việt Nam thì đang thực hiện Đổi Mới. Hai vợ chồng quyết định không về nước mà chuyển tới sống ở Kharkov, Ucraina. Lúc rời xuống Kharkov, theo lời Phạm Nhật Vượng (khi trả lời phỏng vấn của báo Tuổi trẻ vào tháng 1 năm 2019) thì ông còn nợ 40,000 USD. Vay mượn tiền từ bạn bè và người thân được 10,000 USD, ông và bà Hương mở một nhà hàng Việt Nam tên là Thăng Long, ở Kiev, Ucraina.

Ngày 8 tháng 8 năm 1993, Phạm Nhật Vượng bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền với thương hiệu “Mivina” («Мивина») sau khi vay 100,000 USD từ những người bạn Việt với lãi suất 8% một tháng. Hoạt động kinh doanh của ông Phạm Nhật Vượng tại Ukraine diễn ra rất thuận lợi. Đến năm 1995, thương hiệu mỳ “Mivina” bắt đầu xuất hiện trên thị trường rồi nhanh chóng trở thành tên thương hiệu cho hầu hết các thực phẩm ăn liền ở Ukraine. Nguyên liệu cho mỳ “Mivina” được nhập từ Việt Nam và Đài Loan. Sản lượng mỳ “Mivina” là 1 triệu gói trong năm 1996.[cần dẫn nguồn] Ông tung ra sản phẩm rau thơm khô đóng gói năm 1999 và bột khoai tây năm 2000.

Đến năm 2004, mỳ ăn liền hiệu “Mivina” đã chiếm tới 97% thị phần ở Ukraine. Năm 2007, doanh nghiệp của ông bắt đầu sản xuất thức ăn nhanh và sản xuất các loại súp đóng gói.

Năm 2010, công ty Nestle S.A của Thụy Sĩ đã mua lại công ty sản xuất đồ ăn nhanh Công ty trách nhiệm hữu hạn Technocom của ông Phạm Nhật Vượng với giá 150 triệu USD. Vào thời điểm đó, ông Vượng còn sở hữu 2 nhà máy ở Kharkov với doanh thu khoảng 100 triệu USD/năm. Công ty có khoảng 1.900 công nhân.

Năm 2000, Phạm Nhật Vượng đầu tư phần lớn lợi nhuận từ việc bán mì gói về quê hương Việt Nam, bắt đầu từ Nha Trang.

Ông hiện vừa là sáng lập viên, vừa là thành viên Hội đồng quản trị Vinpearl Land (VPL) và Công ty cổ phần Vincom (VIC). Tháng 8 năm 2009, Đại hội đầu tiên của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đã được tổ chức tại Hà Nội. Phạm Nhật Vượng đã được Đại hội tín nhiệm bầu là chủ tịch Hiệp hội cùng tám phó chủ tịch khác.

Tháng 9 năm 2009, Tập đoàn Technocom đổi tên thành Tập đoàn Vingroup (tên đầy đủ là: Tập đoàn Đầu tư Việt Nam), chuyển trụ sở từ Kharkov (Ukraina) về Hà Nội (Việt Nam).

Cuối tháng 11 năm 2008, Chủ tịch Hội đồng quản trị VIC, Lê Khắc Hiệp, một thành viên khác của Vincom đã trao toàn bộ lượng cổ phiếu đang nắm giữ cho Vượng, tạo nên vụ tặng cổ phiếu đình đám trong giới chứng khoán.

Vincom: có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Vincom, tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam, được thành lập chính thức vào ngày 3 tháng 5 năm 2002 với vốn điều lệ ban đầu là 196 tỷ đồng, sau đó gần một năm đã tăng lên 251 tỷ đồng. Từ lợi nhuận chưa phân phối trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, công ty đã nâng vốn điều lệ lên 600 tỷ đồng. Gần đây nhất, công ty đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên gần 1.200 tỷ đồng và thành 2.000 tỷ đồng vào tháng 9 năm 2009.[19] Công ty đang xây một tổ hợp lớn gồm căn hộ cao cấp, văn phòng, khu mua sắm ở Hà Nội.

Năm 2006, ông đã bán tháp A Vincom tại 191 Bà Triệu cho ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV). Cuối năm 2011, ông lại bán tháp B Vincom cho ngân hàng cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và chuyển toàn bộ trụ sở văn phòng Tập đoàn và các đơn vị thành viên tại Hà Nội về Khu đô thị sinh thái Vincom Village tại Sài Đồng – quận Long Biên vào đầu tháng 1/2012.

Vào ngày 3 tháng 8 năm 2015, khu phức hợp VinCom mới nhất của tập đoàn Vingroup đã được khởi công tại thành phố Hà Tĩnh. Ngày 12 tháng 7 năm 2017, Vincom Plaza Hà Tĩnh chính thức được khai trương.

Tài sản của Phạm Nhật Vượng

Phạm Nhật Vượng lần đầu tiên xuất hiện trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7/3/2011 với giá trị tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam (tương đương 1 tỷ đô tại thời điểm đó).

Ông cũng nắm giữ 49 triệu cổ phiếu của VIC và 20 triệu cổ phiếu VPL. Chỉ tính riêng số vốn ở VIC, tài sản của ông Vượng tăng gần 200 tỷ đồng.

tiểu sử phạm nhật vượng
Tài sản của Phạm Nhật Vượng

Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes nêu tên lần đầu vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ đô la Mỹ, 2,1 tỷ năm 2016. cho đến tháng 3 năm 2014 là 1,6 tỷ USD. Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2013.

Theo thống kê trên bảng xếp hạng của Fobes ngày 12/3/2019, Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng vọt lên 7,9 tỷ USD, trở thành người giàu thứ #239 thế giới. Nhảy 260 bậc so với vị trí #449 năm ngoái.

Quá trình phát triển của Vingroup

Vingroup dưới sự điều hành của tỷ phú đôla Phạm Nhật Vượng luôn nằm trong top 5 các công ty niêm yết có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tiếp đó, sau khi đã đưa tầm ảnh hưởng của thương hiệu Technocom đến khắp châu Âu bằng các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu, Phạm Nhật Vượng đã quyết định đầu tư về quê hương Việt Nam. Từ năm 2000, Từ năm 2000, với việc tham gia vào thị trường Du lịch và BĐS cao cấp với hai thương hiệu chiến lược là Vinpearl và Vincom. Hai thương hiệu này đã nhanh chóng thành công với hàng loạt các dự án danh tiếng như Vincom Center Bà Triệu, Vincom Center TP.HCM và đặc biệt là Vinpearl Nha Trang.

Quá trình phát triển của Vingroup

Từ năm 2010 đến nay Phạm Nhật Vượng đã quyết định dốc toàn tâm, toàn lực vào việc đầu tư tại quê hương bằng việc chuyển hẳn về Việt Nam; định hướng, chỉ đạo các thương hiệu Vincom, Vinpearl phát triển hàng loạt các dự án đô thị và khu du lịch lớn như Vincom Village, Royal City, Times City, Vincom Center TP.HCM (A&B); Vinpearl Đà Nẵng và Vinpearl Nha Trang (hoàn thiện, mở rộng)… đưa các thương hiệu này lên một tầm cao mới.

Tháng 1/2012, Công ty CP Vinpearl sáp nhập vào Công ty CP Vincom và chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng được sự tín nhiệm tuyệt đối của Đại hội đồng cổ đông, bầu vào vị trí Chủ tịch Tập đoàn.

Tháng 2 /2012 cổ phiếu Vingroup (mã: VIC) chính thức được phát hành trên sàn giao dịch đã minh chứng tiềm lực của tập đoàn.

Hiện nay, Vingroup đã khẳng định mình với 4 nhóm thương hiệu chiến lược gồm: Vinhomes (Hệ thống Bất động sản nhà ở dịch vụ hạng sang); Vincom (Hệ thống TTTM đẳng cấp);Vinpearl (Bất động sản du lịch; dịch vụ du lịch – giải trí); Đồng thời mở rộng ra các lĩnh vực như Vinmec (y tế chất lượng cao), Vinschool (giáo dục)…

Ngày 7/10 vừa qua, Tập đoàn Vingroup đã niêm yết bổ sung hơn 1,3 triệu cổ phiếu vốn được phát hành cho cổ đông do thực hiện chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi quốc tế thành cổ phần. Vingroup vẫn chưa công bố báo cáo tài chính quý III của tập đoàn. Trong đó, Chủ tịch Vingroup hiện vẫn nắm khoảng 30,16% cổ phần của tập đoàn, với giá trị thị trường xấp xỉ 20.000 tỷ đồng.

Năm 2014 được đánh giá là năm bản lề gia nhập thị trường bán lẻ của tỷ phú Phạm Nhât Vượng khi mua lại chuỗi siêu thị thuộc quản lý của Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) và xây dựng các thương hiệu như VinFashion, BFF, VinDS (chuỗi siêu thị tổng hợp), VinPro (bán lẻ điện máy). Sắp tới, đơn vị này cũng ra mắt thương hiệu thương mại điện tử “A Đây Rồi” để cùng các công ty con trong lĩnh vực bán lẻ khác mở rộng phạm vi hoạt động trong năm 2015, tăng độ phủ trên thị trường.

Có thể nói, năm nay là năm có nhiều thương vụ “khủng” của đại gia giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng, cũng như của Vingroup.

Gần đây nhất là việc Tập đoàn Vingroup chính thức công bố gia nhập lĩnh vực nông nghiệp với thương hiệu VinEco. Mục tiêu của VinEco là cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn, tiến tới việc đưa một số nông sản thế mạnh VN ra thế giới.

Công ty VinEco có số vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, triển khai các hoạt động nông nghiệp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tập trung bước đầu vào lĩnh vực trồng trọt, áp dụng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hàng đầu trên thế giới để cung cấp rau quả hữu cơ và rau quả sạch cho thị trường theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Sau đó, có thể kể đến là việc Vingroup đề xuất gửi Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải bày tỏ nguyện vọng được làm nhà đầu tư chiến lược của hai đơn vị thành viên thuộc Vinalines là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Sài Gòn (Cảng Sài Gòn) và Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng (Cảng Hải Phòng).

Trước đó, Vingroup cũng đã nắm trong tay Cảng Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và một công ty con của Vingroup cũng đã nộp đơn xin trở thành thành đầu tư Dự án Xây dựng cảng hành khách Phú Quốc tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang).

Hiện nay, Tập đoàn Vingroup đã trở thành thương hiệu đa ngành lớn mạnh trong nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, tập đoàn này đã liên tục có những công trình lớn mang tầm cỡ quốc tế như Times City, Royal City, biệt thự Vinhomes Riverside hay sắp tới đây là chung cư Vinhomes Nguyễn Chí Thanh. Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch hội đồng quản trị VinGroup chính là người đã góp phần lớn nhất tạo nên một thương hiệu lớn mạnh hàng đầu trong nền kinh tế Việt Nam.

Người phụ nữ bí ẩn quyền lực của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Người phụ nữ bí ẩn quyền lực của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Người phụ nữ bí ẩn quyền lực của tỷ phú Phạm Nhật VượngNgười phụ nữ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được biết đến là bà Phạm Thu Hương, một trong những người phụ nữ giàu có nhất của sàn chứng khoán Việt Nam.

Năm 2015, khi khi ông Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes nổi tiếng của Mỹ vinh danh là tỷ phú duy nhất của Việt Nam thì vợ của ông là bà Phạm Thu Hương cũng dẫn đầu trong bảng xếp hạng TOP 50 nữ doanh nhân giàu có nhất thị trường chứng khoán.

Theo đó, bà Phạm Thu Hương hiện đang là người giàu thứ 04 trên sàn chứng khoán tại Việt Nam. Bà Hương cũng là người nắm gần 73 triệu cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup và số cổ phiếu này có giá trị lên tới 3.800 tỷ đồng. Tính đến thời điểm này, ông Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thu Hương đang là cặp vợ chồng giàu nhất trên sàn chứng khoán cũng như bất động sản tại Việt Nam.

Bà Phạm Thu Hương được biết đến là nữ doanh nhân xếp thứ 4 trong danh sách những nữ doanh nhân giàu có của sàn chứng khoán Việt. Tuy nhiên bà rất kín tiếng và chưa từng tung bất cứ một hình ảnh nào của mình với công chúng.

Công chứng mới chỉ được biết đến việc bà Phạm Thu Hương là Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup và đã cùng chồng là ông Phạm Nhật Vượng gây dựng lên một trong những tập đoàn tư nhân có tiếng tăm lớn nhất Việt Nam.

Hiện nay, bà Phạm Thu Hương đang nắm tổng giá trị tài sản lên tới 3.890 tỷ đồng, cổ phiếu chứng khoán đạt 91,8 triệu VIC. Năm 2015, bà cũng góp mặt trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam ngay sau chồng của mình.

Những dự án BĐS có giá trị và quy mô lớn đang khuấy đảo thị trường BĐS của CTHĐQT Phạm Nhật Vượng – Tập đoàn Vingroup những ngày gần đây phải kể tới: Khu đô thị Vinhomes Central Park, Khu du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng, Khu đô thị Vinhomes Gardenia… và hàng loạt các trung tâm thương mại thương hiệu Vincom trên cả nước.

Người vợ, người mẹ đảm đang của gia đình

Là du học sinh tại Nga cùng với ông Phạm Nhật Vượng chuyên ngành kinh tế địa chất, năm 1993 khi bà Phạm Thu Hương và ông Phạm Nhật Vượng tốt nghiệp đại học đã đi đến kết hôn và cùng gây dựng sự nghiệp tại Nga.

Tính đến thời điểm hiện tại, bà Phạm Thu Hương đã hạ sinh cho gia đình nhỏ 03 người con là: Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Hoàng, Phạm Nhật Minh Anh. Dù là một người phụ nữ mạnh mẽ đến đâu thì bà Hương cũng như những người phụ nữ khác đều cần một mái ấm gia đình thuận hòa, yên ấm.

Như vậy, chúng ta thấy rằng sự nghiệp của người phụ nữ quyền lực đứng sau tỷ phú là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, thông tin cá nhân và cuộc sống của bà Phạm Thu Hương – vợ tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn là một ẩn số với thị trường BĐS cũng như thị trường kinh tế nói chung.

Các thương hiệu của tập đoàn Vingroup

Các thương hiệu tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Các thương hiệu của tập đoàn Vingroup
  • Vinhomes: Hệ thống căn hộ, biệt thự và nhà phố thương mại cao cấp
  • Vincity: bất động sản đại chúng với hệ thống dịch vụ đồng bộ
  • Vincom: Chuỗi trung tâm thương mại
  • Vinpearl: Hệ thống nghỉ dưỡng, du lịch, giải trí cao cấp
  • Vinmec: Hệ thống bệnh viện đa khoa quốc tế
  • Vinschool: Hệ thống giáo dục liên cấp
  • VinDS bao gồm VinDS Fashion- Sport- Shoes- Beauty và Index Living Mall
  • Vineco: sản phẩm nông nghiệp sạch
  • Vinmart: hệ thống bán lẻ
  • Vinpro: Siêu thị điện máy & công nghệ
  • Adayroi: Hệ thống thương mại điện tử
  • Vinfast: Công nghiệp nặng, chế tạo ô tô, xe máy…
  • Vinsmart: thiết bị điện tử, điện thoại thông minh.
  • Vinuni: Trường đại học đẳng cấp
  • VinKC: bán lẻ ngành hàng trẻ em
  • Vincharm: chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe
  • Vintata: hãng phim hoạt hình
  • Vinfa: Nghiên cứu, sản xuất, phân phối thuốc, sinh phẩm y tế, dược mỹ phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.
  • Vinpearl Air: Hãng hàng không của Vingroup
  • Quỹ Thiện Tâm (Kind Heart Foundation): tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì mục đích nhân đạo, từ thiện.

Dấu ấn làm nên thương hiệu Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Cùng điểm danh hàng loạt thương hiệu đình đám làm nên thương hiệu tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Vinhomes: Hệ thống căn hộ, biệt thự và nhà phố thương mại

Vinhomes là thương hiệu bất động sản số 1 Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực phát triển, chuyển nhượng và vận hành bất động sản nhà ở phức hợp phân khúc trung và cao cấp. Các dự án của Vinhomes đều có vị trí đắc địa tại các tỉnh thành trọng điểm trên toàn quốc.

Đại đô thị đẳng cấp Vinhomes Ocean Park tại Gia Lâm
Đại đô thị đẳng cấp Vinhomes Ocean Park tại Gia Lâm

Vinhomes hướng tới mục tiêu không chỉ xây nhà mà còn kiến tạo môi trường sống văn minh, đẳng cấp để mỗi ngôi nhà ở Vinhomes thực sự là “Nơi hạnh phúc ngập tràn”.

Một số dự án Vinhomes nổi bật đã xây dựng cũng như đang xây dựng như:

  • Vinhomes Ocean Park
  • Vinhomes West Point
  • Vinhomes Smart City
  • Vinhomes Riverside The Harmony
  • Vinhomes Hưng Yên
  • Vinhomes Cổ Loa

Vinfast: Thương hiệu sản xuất ô tô 

Những ngày cuối năm 2017, đầu năm 2018, dự án sản xuất ôtô Vinfast với quy mô  335 ha tại khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải đang hoàn thành những hạng mục đầu tiên. Dự kiến đến quý III/2018, hệ thống nhà xưởng, nhà máy lắp ráp ôtô và nhà điều hành sẽ được Vinfast cùng nhà thầu Coteccons đẩy nhanh tiến độ để hoàn thiện.

Vinfast là một trong những niềm hy vọng của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.
Vinfast là một trong những niềm hy vọng của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.)

Với tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, đây là một trong những dự án tâm huyết nhất của ông kể từ khi trở về lập nghiệp từ Đông Âu. Công nghiệp nặng với dự án Vinfast đã trở thành mảnh ghép thứ 7 trong hệ sinh thái Vingroup (bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng, bán lẻ, giáo dục, y tế, nông nghiệp).

VinEco: Lan tỏa “hạt mầm” nông nghiệp sạch 

Trước khi lập nhà máy sản xuất ôtô ở Hải Phòng, Vingroup đã chủ động đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Hành động này của tập đoàn hướng đến 3 mục tiêu: sản xuất sản phẩm rau, quả sạch cho thị trường; áp dụng công nghệ cao trên các cánh đồng mẫu lớn để giảm chi phí. Cuối cùng là sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.

Mỗi tháng, VinEco sản xuất hơn 2.000 tấn nông sản phục vụ người tiêu dùng.
Mỗi tháng, VinEco sản xuất hơn 2.000 tấn nông sản phục vụ người tiêu dùng.)

Từ tâm nguyện đó, “hạt mầm” VinEco đã được Vingroup “gieo trồng” và phát triển khắp Việt Nam với 14 trang trại hiện đại từ Tam Đảo, Long Thành đến Củ Chi… Chưa dừng lại ở đó, “hạt mầm” VinEco đã được lan tỏa, nảy nở khắp các tỉnh thành thông qua mô hình liên kết với 1.000 hộ nông dân.

Sau 3 năm triển khai, VinEco đã đưa vào 14 nông trường với tổng diện tích gần 3.000 ha và hơn 1.000 hộ sản xuất được ký kết hợp tác. Mỗi tháng, thương hiệu sản xuất hơn 2.000 tấn nông sản phục vụ người tiêu dùng.

Vinpeal: Khánh thành hàng loạt công trình nghỉ dưỡng cao cấp

Khi đang gặt hái được nhiều thành công lớn tại thị trường Đông Âu, ông Phạm Nhật Vượng chuyển hướng đầu tư về Việt Nam với khu du lịch Vinpearl tại đảo Hòn Tre. Quyết định đầu tư vào Hòn Tre năm 2000 được đánh giá rất mạo hiểm, vì đây là một hòn đảo hoang vu, khô cằn và không có nước ngọt.

Đến nay, Vinpearl đã phát triển thành một hệ sinh thái du lịch giải trí tiêu chuẩn 5 sao. Đây cũng là thương hiệu 5 sao duy nhất “thuần Việt” trong cả sở hữu lẫn quản lý vận hành.

Vinpearl đã phát triển thành một hệ sinh thái du lịch giải trí tiêu chuẩn 5 sao trên khắp cả nước.
Vinpearl đã phát triển thành một hệ sinh thái du lịch giải trí tiêu chuẩn 5 sao trên khắp cả nước.)

Một số khách sạn & khu nghỉ dưỡng của Vinpeal như:

  • Vinpearl Nha Trang
  • Vinpearl Phú Quốc
  • Vinpearl Đà Nẵng
  • Vinpearl Hội An
  • Vinpearl Hạ Long

Vinpearl Air: Hãng hàng không thứ 6 của Việt Nam

Tập đoàn Vingroup tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh của mình bằng cách ra mắt thương hiệu hàng không Vinpearl Air với hy vọng trở thành hãng vận tải hàng không thứ sáu của Việt Nam, sau khi bước chân vào lĩnh vực sản xuất xe hơi và điện thoại thông minh.

Ngay sau khi thành lập công ty chuyên kinh doanh vận chuyển hành khách hàng không, Vingroup cũng tuyên bố mở trường đào tạo phi công và thợ máy tại Việt Nam. Vingroup cho biết đã thành lập Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành hàng không (VinAviation School) để đào tạo phi công và thợ máy. Mỗi năm, trường này dự kiến đào tạo 400 học viên.

Vingroup tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh của mình bằng cách ra mắt thương hiệu hàng không Vinpearl Air

Bên cạnh đào tạo phi công, thợ máy, Vingroup cho biết cũng sẽ đào tạo các nhân sự khác trong ngành hàng không như huấn luyện chuyển loại, nâng cấp và định kỳ cho phi công, thợ máy, huấn luyện nhân viên điều phái bay, tiếp viên hàng không. Các ngành nghề này được đào tạo tại Trung tâm huấn luyện bay Vinpearl Air (VPA Training Centre) tại Việt Nam.

Định hướng phát triển tiếp theo của Vingroup

Có thể nhận thấy, tương lai còn rất rộng mở với Vingroup, bởi với một vị lãnh đạo như ông Phạm Nhật Vượng, Vingroup sẽ không chỉ dừng lại là doanh nghiệp Việt Nam. Vingroup có chiến lược đầu tư nước ngoai, quy hoạch 9 nước (các nước Mỹ, Úc, Canada, Singapore) với mục tiêu cụ thể là phát triển hệ thống khách sạn Vinpearl, học theo thương hiệu quốc tế như Sofitel,Novotel để phát triển. Để làm được điều này, Vingroup sẽ thực hiện chính sách “Thắt lưng buộc bụng để đầu tư.”

Quan điểm của Vingroup là không bán lẻ, là nhà đầu tư, nhà sản xuất thì chỉ bán buôn, không bán lẻ. Bởi vậy các hoạt động kinh doanh, sale của tập đoàn đều được phân về các đại lý.

Như vậy, với tư tưởng của nhà lãnh đạo như vậy, ta hoàn toàn có thể trông đợi vào một tương lai Vingroup sẽ trở thành một “tập đoàn kinh tế mũi nhọn”, mang thương hiệu Việt được khẳng định chất lượng tốt vươn ra nhiều nước trên thế giới.

Chia sẻ đáng giá triệu đô của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Không phải ở đâu bạn cũng có cơ hội để trò chuyện và học hỏi những người thành công hàng đầu Việt Nam và buổi nói chuyện của Tỷ phú Phạm Nhật Vượng – chủ tịch Tập đoàn Vingroup và Cán bộ Quản lý của Viettel thực sự đem lại cho bất kì ai trong chúng ta những câu chuyện, kinh nghiệm thành công quý báu.

Xưa nay, Tỷ phú Phạm Nhật Vượng vốn là doanh nhân khá kín tiếng trước truyền thông, ông ít khi tham gia các cuộc gặp mặt với báo giới hoặc các sự kiện đình đám, ông thường chỉ tham gia các buổi lễ lớn của tập đoàn Vingroup và từ chối tham gia các cuộc phỏng vấn, toạ đàm, nói chuyện.. Lần đình đám nhất là ông từng xuất hiện trên tờ tạp chí danh tiếng Forbes sau sự kiện lọt top những tỷ phú giàu nhất thế giới.

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, các thương hiệu bắt đầu với chữ Vin khởi đầu đã xuất hiện và “phủ” khắp các lĩnh vực như: Trung tâm thương mại Vincom, Khu căn hộ cao cấp Vinhomes, Khu công viên giải trí và khách sạn khổng lồ Vinpearl, bệnh viện Vinmec, trường học, Vinschool, chuỗi siêu thị vaf cửa hàng tiện ích Vinmart,..  Sự xuất hiện của Vingroup rất rõ ràng và nhanh chóng gây ảnh hưởng trong thói quen tiêu dùng và sử dụng dịch vụ của người dân Việt Nam. Có thể nói, Vingroup đã đang xây dựng được một “thương hiệu Việt” có chất lượng tốt, đảm bảo và đáp ứng tốt nhu cầu của người Việt.

Là người đứng đầu tập đoàn Vingroup, một doanh nhân có tầm nhìn dài hạn, có khát vọng phát triển vì mục đích tốt đẹp của đất nước, là một doanh nhân có khả năng quản lý đáng nể, câu chuyện thành công của tỷ phú Phạm Nhật Vượng luôn là cảm hứng cho nhiều người khởi nghiệp và cho tất cả những ai làm trong giới kinh doanh. Hiện nay, nhân sự tập đoàn Vingroup đã tăng lên khoảng 50.000 người, số lượng nhân sự tăng lên gấp 2 3 lần trong 3 năm trở lại đây. Đặc biệt, tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam này hiện đã khẳng định được hướng đi của mình, đã có vị thế vẫn vàng nhưng vẫn giữ vững tinh thần khởi nghiệp.

Mới đây, ngày 12/7, trong buổi trò chuyện với cán bộ quản lý của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, Phạm Nhật Vượng đã có nhiều chia sẻ rất thật về những quy tắc, quy trình, cách thức quản lý và định hướng phát triển của Vingroup trong thời gian tới. Những chia sẻ, kinh nghiệm của doanh nhân nổi tiếng này thực sự là bài học quý giá và là kim chỉ nam cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là có thể học hỏi phát triển kể cả đối với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước.

“Mỗi một cán bộ nhân viên là một đại sứ của Vingroup”

Trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hùng – Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel khi được hỏi về: “Nhân viên bảo vệ của Vingroup ở bất kì Khu trung tâm thương mại, Khu căn hộ, Trường học,.. của Vingroup đều nở nụ cười tươi cả ngày, với nụ cười thật lòng chứ không phải cười gượng gạo cho qua. Mà vốn là nhân viên cấp thấp nhất, thường là lương thấp nhất mà vẫn làm được điều quan trọng như vậy, liệu Vingroup có bí quyết hay nguyên tắc làm việc nào không ?”

Ông Phạm Nhật Vượng không ngại chia sẻ: “Ở Vingroup, tiêu chuẩn kỉ luật rất rõ ràng, nếu nhân viên không làm đúng tiêu chuẩn, yêu cầu công việc đương nhiên là bị phạt theo quy chế. Lao động ở bất kì tuyến nào nếu không đảm bảo được yêu cầu đều bị phạt. Vingroup có phong trào “Mỗi cán bộ nhân viên là một đại sứ của Vingroup”, nghĩa là Cán bộ công nhân viên luôn phải thể hiện bản thân ở mọi lúc mọi nơi, nhân viên đang làm việc cho cả một hệ thống và là đại diện cho cả một hệ thống, là hình ảnh của cả hệ thống. Khi lãnh đạo truyền cho họ tinh thần đó để họ phải nhận biết được điều đó và thực hiện tốt trong công việc hằng ngày”.

Bên cạnh đó, ở Vingroup, khen thưởng và kỉ luật đều rất nhanh, mồm nói tay làm. Khi có vấn đề gì được phản ánh, thì bộ phận đó, lãnh đạo đó, sẽ cần phải xem xét lại ngay, do con người hay quy trình kém.. Để từ đó có thưởng phạt kịp thời, rõ ràng nhất.

Điều này là điều các doanh nghiệp nhà nước nên học hỏi. Đối với các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, thường có rất nhiều quy chế, quy định, quy tắc làm mọi người khó phân biệt chính, phụ. Cơ chế khen thưởng hoặc phạt cũng chậm khiến chưa kịp thời giải quyết được nút thắt của vấn đề.

Bên cạnh đó, Vingroup cũng có Ban truyền thông để chăm lo về vấn đề hình ảnh, thương hiệu và phản hồi của khách hàng. Bởi các cán bộ quản lý của Vingroup đều hiểu rõ: Giữ vững được niềm tin của khách hàng mới phát triển được tổ chức. Bởi vậy, hằng ngày Ban truyền thông này có trách nhiệm rà soát các thông tin phản hồi về tập đoàn, những bình luận tốt sẽ được chuyển xuống cho cấp trực tiếp để họ cảm nhận được thành quả và được khích lệ, những bình luận xấu hoặc chê trách sẽ ngay lập tức được phân tích nguyên nhân do bên nào, cách xử lý ra sao, và có người thực hiện ngay lập tức.

“Thịnh hay suy là do tư duy của mình”

“Thịnh hay suy là do tư duy của mình”

Khi được hỏi về vấn đề liệu ông có nghĩ rằng Vingroup đang ở thời kì thịnh vượng và có dự định kìm hãm sự “thịnh” này không? Ông Phạm Nhật Vượng đã có quan điểm rất thú vị rằng:

“Thịnh hay suy là tư duy của mình. Mình phải ngăn cho những người xung quanh mình và bản thân mình không nghĩ đến đó là cực thịnh, hay cực suy, chỉ nghĩ nó vừa phải thôi. Vừa rồi tập đoàn Vingroup được vốn hoá ước chừng khoảng 4-5 tỷ đô, như vậy chưa phải thịnh hoặc rất to. So với thế giới, công ty Vingroup còn quá nhỏ để nói mình cực thịnh hay rất là tốt rồi.”

Sau khi gia nhập hàng ngũ doanh nhân giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn, ông Vượng cũng nhiều lần được các tỉ phú các nước mời gặp mặt, nhưng ông hầu như không tham gia các buổi gặp này với lý do cá nhân và đặc biệt có một lý do là: “Mình quá nhỏ so với họ, chưa có gì để khoe khoang hay để nói với họ cả. Những gì Vingroup làm được là quá nhỏ, đang làm những bước sơ khai. Vinpearl đang có khoảng 5000 phòng và phát triển trên 1 địa bàn, như thế chưa có gì đáng để nói đến cả!

Cán bộ quản lý của Vingroup đều cho rằng Vingroup chưa có gì cực thịnh, vẫn có thể phát triển và chưa có gì có thể kìm hãm được. Bởi vậy vừa rồi tập đoàn mới thay đổi slogan hoạt động từ “Nơi tinh hoa hội tụ đồng hành cùng sự phát triển” thành “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp!”. Như vậy sẽ luôn giữ được ngọn lửa ấy, lý trí ấy, tác phong làm việc ấy. Chứ không phải có tư tưởng hưởng thụ và hài lòng với những gì mình có. Nên Cán bộ và tôi luôn nghĩ rằng mình còn nhỏ, còn có quá nhiều việc phải làm.”

“Nhanh đi đôi với chất lượng”

Khi được hỏi về vấn đề: Làm thế nào để Vingroup vừa phát triển nhanh vừa đảm bảo chất lượng tốt như vậy. Ông Vượng cho rằng “nhanh” và “chất lượng” không quá liên quan đến nhau và nhấn mạnh rằng: Cái gốc của việc này nằm ở: Tổ chức, kiểm soát như thế nào! Ông dẫn chứng: Năm 1931, cách đây gần 1 thế kỷ, Mỹ đã có thể xây toà nhà hơn 100 tầng trong vòng hơn 450 ngày. Mà hiện nay Vingroup xây dựng một tổ hợp khách sạn ở Nha Trang khoảng gần 1000 phòng, xây dựng trong 7 tháng và đảm bảo tốt chất lượng tiêu chuẩn phòng 5 sao.

Quan điểm Phạm Nhật Vượng là hiện Vingroup chưa phải là “nhanh”, và để “nhanh” mà “chất” thì vấn đề chủ yếu nằm ở tổ chức, kiểm soát, giải quyết các nút thắt, vướng mắc của nó như thế nào để nó vẫn chạy tốt, đảm bảo thời gian đi đôi với chất lượng.

“Không sợ tây” và chiến dịch “Vingroup học tập”

Một tư tưởng cực kỳ đáng nể của chủ tịch tập đoàn Vingroup là không quá coi trọng những nhân sự, chuyên gia ngoại quốc. Ông cho rằng nhân sự ngoại quốc chỉ làm tốt khi đặt vào một hệ thống đã có quy trình quy chuẩn, con người … đầy đủ, nhưng không có bước tiến nổi bật. Bên cạnh đó, mức lương chi trả cho nhân viên ngoại quốc là khá cao, tính đến hàng trăm nghìn đô 1 năm. Ông dẫn chứng, ngay cả khi thuê nhân sự mảng Khách sạn, nhà hàng, ông cho rằng họ sẽ làm tốt nhưng họ lại không đáp ứng được kì vọng của ông.

Bên cạnh đó, tỷ phú này đánh gia rằng Người Việt sáng tạo, năng động, quyết liệt, sẽ giải quyết được vấn đề, trong làm việc có thể sai sót nhưng có thể sai để sửa. Đến giờ ông xác nhận, nhân sự ngoại quốc chỉ là nhân sự thứ cấp.

Điều này đã tạo động lực cho rất nhiều nhà quản lý tin rằng, ta hoàn toàn có thể làm được những việc tốt, việc lớn bởi năng lực và sự sáng tạo của ta, không cần quá dựa vào nhân lực nước ngoài.

Bên cạnh đó, để phát triển môi trường nội bộ, Vingroup cũng xây dựng chương trình “Vingroup học tập” – biến toàn bộ cán bộ, nhân viên thành con người học tập, biến mọi người học tập ở mọi nơi, mọi chỗ. Không đạt chỉ tiêu học tập là cắt toàn bộ phúc lợi bổ sung; đây không chỉ là chương trình mà chủ tich tập đoàn mong muốn nó sẽ trở thành văn hoá ngấm vào máu của con người Vingroup. Bên cạnh đó cũng có chỉ tiêu đào tạo đối với các cán bộ lãnh đạo, phải đào tạo cấp dưới 52 giờ/năm; 1 nhân viên 1 năm phải đào tạo 100 giờ.

Những câu nói kinh điển của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Những câu nói nổi tiếng của Phạm Nhật Vượng
Những câu nói nổi tiếng của Phạm Nhật Vượng

1. “Làm gì cũng phải đam mê, nghiêm túc với công việc, học hỏi liên tục cả đối thủ.”

2. “Nhanh không có nghĩa là không chất lượng, chúng ta chỉ lấy đó làm lý do khi yếu kém.”

3. “Chúng ta chưa bao giờ lên đỉnh và sẽ có lẽ không bao giờ có đỉnh.”

4. “Hãy tận dụng thế mạnh của mình thành cái mạnh nhất để cạnh tranh với cái mạnh của đối thủ.”

5. “Luôn giữ tinh thần startup, không để xuất hiện suy nghĩ hưởng thụ.”

6. “Tôi chỉ tập trung vào việc của mình, còn người khác muốn nói gì thì mặc họ.”

7. “Đôi lúc thực hiện công việc nên tư duy cực kì đơn giản, chỉ cần chưa chết, tương lai xài tốt, và có tính lâu dài.”

8. “Đối với nhân viên, nếu không đạt mục tiêu đặt ra sẽ cắt phúc lợi không phạt, làm tốt thưởng ngay.”

9. “Nghe khách hàng nói, khách hàng chê, xem khách hàng như người thầy để ra sản phẩm phục vụ khách hàng.”

10. “Cấp trên phải có thời gian đào tạo cho cấp dưới được quy hoạch rõ ràng. Phải dành ra thời gian để huấn luyện hằng tháng, hằng năm.”

Trên đây là những thông tin về tỷ phú giàu nhất Việt Nam  – Ông Phạm Nhật Vượng do dvt.vn tổng hợp. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin cần thiết về tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng như biết được những quá trình nổ lực, phấn đấu của ông để đi đến thành công như ngày hôm nay.