Doanh nhân Đặng Thanh Tâm – Tiểu sử và Sự nghiệp

Đặng Thành Tâm là nhà kinh doanh nổi tiếng ở Việt Nam, học chuyên ngành Kỹ sư Hàng hải, từng công tác tại công ty vận tải biển Sài Gòn. Ông học thêm hai ngành luật, quản trị kinh doanh và có bằng cử nhân luật, cử nhân quản trị kinh doanh, diplomat kinh tế của trường Henley Management, Anh Quốc. Cùng tìm hiểu thêm thông tin về ông qua bài viết dưới đây nhé!

Tiểu sử Đặng Thanh Tâm

Tiểu sử Đặng Thanh Tâm)

Đặng Thành Tâm sinh năm 1964 tại thành phố Hải Phòng, có cha là người miền Nam tập kết ra Bắc, còn mẹ là người Hải Phòng. Năm 1976, sau khi thống nhất đất nước, Đặng Thành Tâm theo gia đình vào Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1982, Đặng Thành Tâm trở lại quê mẹ ở Hải Phòng để theo học Đại học Hàng hải Việt Nam.

Ông là một doanh nhân Việt Nam, được xếp hạng là người giàu nhất ở Việt Nam năm 2007[3] và thứ ba Việt Nam năm 2008, 2009 và 2010 dựa trên giá trị cổ phiếu sở hữu . Ông là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc của các công ty đã niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán Việt Nam: Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, Công ty Công nghệ Viễn thông Sài Gòn.

Năm 2007, sau khi Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc và Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo niêm yết, ông Tâm đã nhanh chóng leo lên vị trí người giàu nhất Việt Nam. Năm 2008, thêm một thành viên của Tập đoàn đầu tư Sài Gòn (Saigon Investment Group) lên sàn, đó là Công ty Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (mã chứng khoán SGT), Đặng Thành Tâm có dịp công khai thêm nhiều cổ phiếu mà ông đang sở hữu. Tuy nhiên do thị trường tuột dốc, khối lượng cổ phiếu khổng lồ của ông Tâm (45 triệu KBC, 7,4 triệu ITA và 13,86 triệu SGT) chỉ còn có giá trị tương đương 3.280 tỷ đồng. Giá trị tài sản giảm gần một nửa so với năm 2007, nên ông Tâm phải nhường vị trí số 1 cho Bầu Đức, và lui về hàng thứ 3. Ông nói lưu loát tiếng Anh.

Không chỉ tham gia điều hành kinh doanh, ông Đặng Thành Tâm tham dự tích cực vào hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2006, ông là thành viên hội đồng tư vấn kinh doanh APEC, thành viên tư vấn cao cấp chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu WTO của Chính phủ Việt Nam, chủ tịch diễn đàn doanh nghiệp Việt – Nhật. Năm 2009, ông là chủ tịch câu lạc bộ CEO Việt Nam, chủ tịch câu lạc bộ Sao vàng Đất Việt. Từ năm 2010, ông là ủy viên ban chấp hành Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Năm 2011, ông là thành viên tư vấn Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Ông rất chú trọng đến việc phát triển giáo dục và thể thao. Từ năm 2009, ông là phó chủ tịch liên đoàn Vovinam Việt Nam và Liên đoàn Vovinam quốc tế. Năm 2011, ông là chủ tịch hội đồng quản trị trường đại học dân lập Hùng Vương. Ông đưa ra mô hình đại học không vụ lợi, với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cho công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2012 vì sai phạm về nguyên tắc quản lý ông bị đình chỉ chức Chủ tịch và Hiệu trưởng Đại học này, cơ sở mà ông hỗ trợ tài chính.

Quá trình công tác của Đặng Thanh Tâm

Đặng Thanh Tâm)

–  Từ tháng 03 năm 2007 : Được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam chuẩn y bổ nhiệm làm Thành viên chính thức Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC); Hiện là thành viên Hội đồng Tư vấn cao cấp Chương trình Hành động hậu WTO của Chính phủ
– Từ tháng 01 năm 2007 : Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển hạ tầng Khu công nghệ cao Sài Gòn
– Từ năm 2006 : Giữ chức Đồng Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản (Diễn đàn do Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn thành lập)
– Từ năm 2006 : Giữ chức vụ Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn-Saigon Invest Group (Tập đoàn quản lý, điều hành 18 khu công nghiệp dọc khắp Việt Nam, kinh doanh tài chính, ngân hàng, viễn thông, du lịch, khách sạn, resorts, …);
– Từ năm 2005 : Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc CTCP KCN Sài Gòn-Bắc Giang (Chủ đầu tư KCN Quang Châu, tỉnh Bắc Giang)
– Từ năm 2005 : Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Sài Gòn-Đà Nẵng (Chủ đầu tư KCN Hòa Khánh Mở rộng, TP. Đà Nẵng)
– Từ năm 2004 : Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2004-2009;
– Từ năm 2003 : Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Xây dựng và Vật liệu Xây dựng Sài Gòn (Chủ đầu tư KCN Phú Hữu, Quận 9, TP HCM)
– Từ năm 2003 : Tổng Giám đốc CTCP VINATEX-Tân Tạo (Chủ đầu tư KCN Vinatex-Tân Tạo, Nhơn Trạch, Đồng Nai)
– Từ năm 2003 : Tổng Thư ký Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh;
– Từ tháng 02 năm 2007 đến ngày 22 tháng 11 năm 2012 : Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc-CTCP
– Từ tháng 02 năm 2007 đến tháng 12 năm 2011 : Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo
– Từ năm 1996 đến tháng 02 năm 2007 : Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Tân Tạo (ITACO)
– Từ năm 1999 đến năm 2004 : Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Bình Chánh (thành phố Hồ Chí Minh) nhiệm kỳ 1999-2004
– Từ năm 1988 đến năm 1996 : Cán bộ sỹ quan hàng hải, Công ty Vận tải biển Sài Gòn

Bê bối tại Đại học Hùng Vương

Bê bối tại Đại học Hùng Vương)

Từ năm 2010 khi trường Đại học Hùng Vương được phép chuyển đổi thành trường Đại học tư thục, mâu thuẫn nội bộ bắt đầu xuất hiện giữa những nhà đầu tư mới và tập thể sư phạm cũng như nhân viên, cán bộ quản lý của trường. Sau khi thanh tra vào tháng 8/2011 vì nhiều sai sót về tài chính, bổ nhiệm cán bộ, ông Đặng Thành Tâm bị tạm đình chỉ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị, ông Lê Văn Lý bị tạm đình chỉ chức vụ hiệu trưởng. Ngày 6-3-2012 Bộ GD-ĐT đã quyết định đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM. Quyết định đình chỉ tuyển sinh kéo dài đến nay do trường chưa khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến bị đình chỉ.[10] Hiện tại, hội đồng quản trị đã chấm dứt hợp đồng lao động với 82 cán bộ, giảng viên đồng thời thông báo điều này với 26 trường hợp còn lại.

Ngày 18 tháng 10 năm 2016 Chủ tịch UBND TP.HCM đã công nhận ông tiếp tục là Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Đại học Hùng Vương.

Tài sản Đặng Thanh Tâm

Mã CP Số lượng Tỉ lệ Tính đến ngày * Giá trị (tỷ VNĐ)
KBC 75,250,000 16.02% 30/06/2019 1,143.8
SGT 17,530,370 23.69% 30/06/2019 84.5
ITA 29,063,039 03.1% 31/12/2018 88.1
SQC 44,000,000 41.01% 31/12/2015 3,608.0
Tổng cộng : 4,924.4

Đặng Thành Tâm: Từ kẻ thất nghiệp đến người giàu nhất Việt Nam

Thích xem phim hành động, đi ăn quán vỉa hè để rồi co chân chạy khi công an đuổi và thất nghiệp hai năm trời trước khi tỏa sáng là những bí mật được ông Đặng Thành Tâm, người từng giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam “bật mí”.Áo quần không là lượt, tóc tai cũng chẳng chải chuốt bảnh bao, Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI), chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tông công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc, Đặng Thành Tâm tranh thủ gặp chúng tôi sau khi đáp chuyến bay từ TP HCM ra Hà Nội.

Doanh nhân Đặng Thành Tâm)

Sinh ra trong một gia đình nghèo tại đất cảng Hải Phòng, điều duy nhất mà cậu bé Tâm nhận được từ cha là lòng đam mê học hỏi không ngừng nghỉ. Đi Liên Xô (cũ) về, ai cũng vác đầy nồi áp suất, xà bông, còn cha Tâm ngày đó mang về mấy container đầy sách. Cũng không ai ngờ chính đống container đó là tài sản vô giá mà người cha truyền lại cho các con.”Ba tôi nói hoài, nói mãi về sự cơ cực của gia đình và nhắc nhở 4 chị em chúng tôi cần phải học. Ba nói nhiều tới mức chúng tôi ngấm vào máu lòng khao khát học lúc nào không hay”, Đặng Thành Tâm bắt đầu cuộc trò chuyện với phóng viên bằng sự hồi tưởng về người cha trong một quán café tại phố Ngô Quyền – Hà Nội.

Người ta nhắc đến Đặng Thành Tâm nhiều trên sàn chứng khoán nhưng ít ai ngờ trước khi tỏa sáng, chàng thanh niên Tâm đã từng bị… thất nghiệp. Hồi đó, ngành hàng hải đang rất “hot” bởi mỗi chuyến đi thủy thủ được trợ cấp 50 USD. Nhưng sau này, chuyến tàu ít đi, vậy là hai năm trời chàng thanh niên Tâm bơ vơ. Đến khi “dạt” vào làm ở công ty của chị gái, tố chất kinh doanh mới được thổi bùng lên.

Sau này khi đã trở thành doanh nhân nổi tiếng, ít ai biết, tiền góp vốn đổ vào các tập đoàn của người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam có đến 80% phải đi vay. Nhưng cái giỏi của ông là biến những khoản vay đó trở thành lợi nhuận kếch xù. Theo ông, cuộc đời kinh doanh là những thách đố, đầy rẫy niềm vui và cũng không ít nỗi buồn mà con người phải đánh đu.”Khó để tìm mọi thứ vẹn tròn. Nguyên lý cuộc đời là nước luôn chảy chỗ trũng.

Nghệ thuật ở chỗ làm sao đào hố của mình sâu hơn để nước chảy vào”, vị Chủ tịch hóm hỉnh.Từng học khoa điều khiển tàu biển, ngành sỹ quan chỉ huy, tốt nghiệp thêm bằng luật, MBA, để rồi trở thành một doanh nhân nổi tiếng, là thành viên hội đồng tư vấn kinh doanh APEC, thành viên hội đồng tư vấn cao cấp chương trình hoạt động hậu WTO của Chính phủ, nhưng đối với Đặng Thành Tâm, những ngày tháng lênh đênh trên biển đã tác động đến tính cách ông nhiều nhất. Công tác sỹ quan chỉ huy dạy cho chàng thanh niên trẻ biết cách ra lệnh, đối mặt với bão tố và lên kế hoạch cho những chuyến đi dài ngày. Đến sau này, khi trở thành một CEO thành đạt, chính nguyên tắc chỉ huy thẳng thắn dứt khoát ấy đã giúp cho ông vững vàng chèo lái con thuyền doanh nghiệp gặt hái thành công.Khủng hoảng kinh tế năm 1997- 1998 đánh sập nhiều doanh nghiệp thì Khu công nghiệp Tân Tạo, nơi ông từng làm Tổng giám đốc lại coi khủng hoảng là… ân nhân.

Chi phí cho Dự án Tân Tạo hết khoảng 32 triệu đôla, vốn điều lệ công ty chỉ vẻn vẹn 1 triệu đôla, đang loay hoay không biết xoay đâu ra tiền thì chạm trán ngay khủng hoảng. Nhưng cũng chính nhờ nó mà Đặng Thành Tâm có cơi hội tiếp cận vốn vay ngân hàng. Trong khi nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa vì suy thoái, thì Đặng Thành Tâm đã chớp cơ hội giá vật liệu xây dựng giảm 50%, được Nhà nước hỗ trợ lãi suất, ông mạnh dạn vay vốn xây nhà xưởng. Xây xong cũng là lúc khủng hoảng đi qua, giá cả phục hồi, vậy là lãi được gấp đôi.Chiến thuật tương tự được vị doanh nhân này áp dụng trong cuộc khủng hoảng năm 2008.

Lúc thị trường đi xuống, nhiều doanh nghiệp phải bán tháo bất động sản, ông đã tranh thủ mua lại với giá rẻ ở khu Ngoại giao đoàn, đường Láng Hạ (Hà Nội) và ẵm luôn 1 ha đất ở quận Bình Tân (TP HCM) với giá 2 triệu đồng mỗi m2. Chiến công lớn gây xôn xao dư luận gần đây của Đặng Thành Tâm là đánh bật nhiều đối thủ nặng ký để giành được dự án khách sạn 5 sao Lotus, một trong những dự án hàng đầu Hà Nội với tổng mức đầu tư lên tới 500 triệu USD do Tập đoàn Riviera (Nhật Bản) làm chủ đầu tư trước đó. Nhờ vậy mà thị trường ốm yếu, Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc vẫn có hàng nghìn tỷ trong tài khoản.

Ông Đặng Thành Tâm cùng Thủ tướng Nhật Bản tại hội nghị ABAC năm 2009)

Là người giàu nhất trên sàn chứng khoán năm 2007 và năm nay, nhiều người tin rằng, một lần nữa cái tên Đặng Thành Tâm sẽ lại được xướng danh. Chia sẻ cảm xúc này, Đặng Thành Tâm nói, ông lấy làm vui, vì được mọi người tin tưởng. Song, điều khiến ông tự hào nhất vẫn là muốn được trở thành một CEO tài ba, bởi theo ông, đó mới là hạnh phúc nhất của người làm lãnh đạo.Nói về những thất bại của đời mình, vị chủ tịch cười tươi:“Đời tôi thất bại nhiều rồi, nhưng tôi coi đó là những chi phí cuộc đời bắt mình đánh đổi. Tôi tập cho mình thói quen không kêu than mà sẵn sàng chấp nhận”.

Thất bại lớn mà ông nhớ mãi là chật vật kêu gọi vốn đầu tư cho khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh). Quay cuồng vay vốn khắp nơi không ai cho, kêu gọi thành viên Tân Tạo góp sức cũng không được, ông tưởng mình chết chắc khi dự án còn đang phôi thai mà nguồn vốn không có.

Bơ phờ, mệt mỏi, nhưng ông xác định rõ, nếu không có vốn đầu tư thì sẽ mất tất cả, công sức bao lâu sẽ đổ hết xuống sông biển. Nghĩ vậy, ông lại lao đi khắp nơi, tất tả kêu gọi đầu tư. Nhờ duyên may gặp gỡ kèm tài thương thuyết, vị Tổng Giám đốc trẻ tuổi đã thuyết phục được nhiều nhà đầu tư rót vốn.

Đến nay, sau gần chục năm, Khu công nghiệp Quế Võ đã có hơn 50 dự án đầu tư được cấp phép và đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư hàng trăm triệu đôla và hàng nghìn tỷ đồng. Ông ví chấp nhận thất bại như việc gieo hạt chờ cây nẩy mầm. Khi gieo 10 hạt giống, chỉ cần hai cây sống là đã thành công. “Hai cây sống sót thì phải chiết cành.

Tôi đã phải học cách chiết để nhân rộng thành công”, vị Chủ tịch tâm sự.Ít ai biết rằng thời gian rảnh rỗi vị CEO 46 tuổi này được thư giãn bằng những bộ phim hành động hoặc lang thang vỉa hè kiếm những món ăn mà khách sạn 5 sao không bao giờ có như cá kho dưa, cá chiên, rau muống… Ra Hà Nội, ông lại tranh thủ lượn lờ mấy quán ăn vỉa hè ở phố Hai Bà Trưng để rồi mỗi khi công an đuổi lại chạy bán sống bán chết. Bôn ba chinh chiến trên thương trường suốt 14 năm, song đối với Đặng Thành Tâm, thành công lớn nhất của cuộc đời vẫn là chinh phục được “bà xã”. Tự nhận mình là kẻ “xấu trai”, suốt ngày lọc cọc chiếc xe đạp, ông thấy số mình quá may mắn khi cách đây hai chục năm được cô gái sắc nước hương trời kém mình 6 tuổi để mắt tới và sau này trở thành mẹ của các con ông.

Đối với ông, công việc kinh doanh thú vị, song gia đình vẫn là điều quan trọng nhất. Không muốn con cái xa rời mình, dù bận đến đâu ông cũng cố gắng lắng nghe suy nghĩ của lũ trẻ. Giật mình, ngã ngửa người khi tình cờ đọc được lời trách “ba không quan tâm đến chúng con” của cô con gái 13 tuổi trên … blog, người cha ngoài tuổi tứ tuần chột dạ xem lại mình.”Có những lúc con bật nhạc “tằng tằng” nghe chối hết tai nhưng tôi vẫn cố nghe để hiểu.

Đến lúc hiểu rồi thì thấy bài hát cũng rất thú vị”, ông chia sẻ.Kể về dự định trước mắt, Đặng Thành Tâm nói, ông muốn khẳng định hình ảnh và vị thế của Kinh Bắc tại Hà Nội, TP HCM và tập trung phát triển Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn Quy Nhơn. Và một bí mật được “bật mí”, ông còn phải dành thời gian để học… nhảy đầm, đánh golf. “Hai năm nữa tôi sẽ lui về làm cố vấn. Đóng góp với cuộc đời là vô tận, mình làm mãi rồi, cũng phải để cho lớp trẻ đi lên chứ”, ông cười tươi hóm hỉnh.

 Đặng Thành Tâm hé lộ về kế hoạch phát triển bất động sản nhà ở của KBC

Đặng Thành Tâm hé lộ về kế hoạch phát triển bất động sản nhà ở của KBC)

Đó là chia sẻ của ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc-CTCP (KBC) tại buổi gặp gỡ các nhà đầu tư, quỹ đầu tư mới đây. Theo ông Tâm thì trong những năm tới KBC sẽ “đi bằng hai chân” chứ không chỉ mỗi BĐS công nghiệp như hiện nay.

Lý do mở rộng thêm mảng BĐS nhà ở được vị chủ tịch KBC lý giải, đó là bởi theo đánh giá của ông theo xu thế bất động sản khu công nghiệp rồi cũng sẽ bão hòa mặc dù hiện tại đang là thời kỳ “vàng”.

“KBC có dòng tiền từ đầu tư nước ngoài. Dòng tiền đầu tư vào Viêt Nam tiếp tục ổn định và còn tăng ít nhất 10 năm nữa. KBC làm khu công nghiệp cho thuê 10 năm tới là ổn nhưng xa hơn nữa thì chưa chắc.” ông Tâm nhận định.

Ở thời điểm hiện tại, hoạt động kinh doanh BĐS công nghiệp vẫn là nguồn thu chính của KBC. Mảng cho thuê đất và cơ sở hạ tầng và mảng kinh doanh dịch vụ công nghiệp tiếp tục tăng trưởng. Những khu công nghiệp như Tràng Duệ 2, Quang Châu, nhà máy nước sạch…vẫn đang là “con bò sữa” của KBC. 6 tháng đầu năm KBC đạt hơn 1.113 tỷ đồng doanh thu thuần và 515 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Tuy nhiên, theo ông Tâm khu công nghiệp không thể tăng trưởng mãi được. Vì thế, gần đây KBC có động thái mở rộng và đẩy mạnh kinh doanh thêm mảng bất động sản nhà ở đô thị.

“Có thể khẳng định đến nay KBC đã vượt qua sóng gió, tái cấu trúc thành công. Những thay đổi đang có chiều hướng tốt cho KBC. Sở hữu quỹ đất nhà ở đô thị lớn nhưng từ trước đến nay KBC chưa thu được doanh số từ quỹ đất này. Hiện KBC đang tính toán liên kết với các đối tác khác để cùng phát triển nhiều dự án khu đô thị lớn mà công ty đang sở hữu quỹ đất lớn tại Bắc Ninh, Hải Phòng và Tp.HCM. Năm nay, KBC đã có doanh thu và lợi nhuận từ mảng nhà ở. KBC sẽ cân đối lợi nhuận trong năm nay từ BĐS nhà ở khoảng 500 tỷ đồng” ông Tâm cho biết.

Cũng theo vị doanh nhân, năm 2017 doanh thu và lợi nhuận từ BĐS nhà ở của KBC phần lớn là bán đất nền tại khu đô thị Phúc Ninh (Bắc Ninh), nhưng những năm tới doanh thu có thể đến cả từ hoạt động xây chung cư cao cấp cho chuyên gia thuê hoặc căn hộ thấp cấp cho người thu nhập thấp từ các khu công nghiệp.

Thực tế, một số động thái gần đây của KBC cũng cho thấy sự chiến lược phát triển dài hạn này. Theo tiết lộ của chủ tịch KBC, sắp tới đây họ sẽ ký kết hợp đồng với một đối tác lớn, bán quỹ đất thương mại dịch vụ tại khu đô thị Phúc Ninh nhằm phát triển hệ thống trung tâm thương mại lớn tại đây, có thể thu về từ 500 – 600 tỷ, tuy nhiên, đối tác này chưa được tiết lộ.

Bên cạnh đó, ông Đặng Thành Tâm cũng cho biết mới đây nhất công ty đã được chính quyền TP Hải Phòng đồng ý, cho phép và hoàn tất giải phóng mặt bằng một dự án khu đô thị nhà ở có quy mô 40ha.

Chia sẻ với các nhà đầu tư về tiến độ dự án khu công nghiệp Tràng Duệ 3, ông Tâm tiết lộ dự án này đã được chính quyền địa phương chấp thuận phương án điều chỉnh quy hoạch, đánh chú ý đó là khác với quy hoạch trước chỉ có đất khu công nghiệp thì này mở rộng quy mô lên gần 700ha bao gồm cả đất đô thị nhà ở. Hiện KBC đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục pháp lý, thời gian ngắn nữa sẽ trình Thủ tướng quyết định để sớm triển khai xây dựng. Dự kiến, năm 2018, KBC sẽ có nguồn thu từ khu công nghiệp này.

Trước nhưng thành quả về tái cấu trúc, ông Tâm cho biết hiện có nhiều tổ chức tài chính trong và ngoài nước đã sẵn sàng cho KBC vay vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, ông Tâm cũng tin tưởng KBC đang đi đúng hướng cả về ngắn hạn và dài hạn.

Các dự án BĐS lớn của công ty ông Đặng Thành Tâm giờ ra sao?

Các dự án BĐS lớn của công ty ông Đặng Thành Tâm giờ ra sao?)

Khu đô thị Phúc Ninh (TP Bắc Ninh), cho thuê đất các khu công nghiệp, dịch vụ khu công nghiệp…đang đem lại doanh thu chính cho Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc-CTCP (KBC).

Một điểm mới trong hoạt động kinh doanh của KBC trong năm qua đó là việc đầu tư mạnh và lấn sân sang mảng bất động sản đô thị. Đúng với những gì ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch HĐQT KBC đã từng chia sẻ với chúng tôi, đó là từ năm 2017 KBC sẽ lấn sân sang đầu tư các dự án BĐS nhà ở, khu đô thị tại những thị trường trọng điểm, thành phố lớn.

Theo báo cáo thường niên 2017 của KBC, cho thấy Công ty mẹ đạt 1.041,4 tỷ đồng doanh thu và hơn 568 tỷ đồng lợi nhuận. Trong đó doanh thu chủ yếu đến từ cho thuê đất KCN (4,7ha), bán đất đô thị Phúc Ninh (1,5ha) và chuyển nhượng cổ phần Công ty KS Hoa Sen – sở hữu khu đất 4ha trên đường Phạm Hùng (Hà Nội).

Tính đến thời điểm hiện tại, KBC đang sở hữu khoảng 5.174ha đất KCN và 1.060ha đất khu đô thị tập trung ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Những động thái gần đây cho thấy KBC đang đẩy mạnh đầu tư và khai thác kinh doanh mảng BĐS đô thị, với việc triển khai hạ tầng một số khu đô thị lớn:

Khu đô thị Phúc Ninh (TP Bắc Ninh) – 136,4ha

Khu đô thị Phúc Ninh (TP Bắc Ninh) – 136,4ha)

Theo báo cáo thường niên của KBC, năm 2017 Khu đô thị Phúc Ninh là dự án được triển khai nhanh và mạnh nhất. Đến nay, công ty đã thực hiện xong việc rà soát bom mìn toàn bộ dự án, đào hồ điều hòa với diện tích khoảng 3,2ha;

Khu đô thị Phúc Ninh (TP Bắc Ninh) – 136,4ha)

Thi công san nền, triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng trên diện tích 22ha; Xây dựng hàng rào bảo vệ quanh khu vực 22ha và khu 6,3ha;

Đã xây dựng và hoàn thiện mặt ngoài 19 căn biệt thự và đang tiến hành xây dựng 17 căn nhà tại đường Đấu Mã; Tổ chức lễ động thổ và thi công khu cây xanh kết hợp vui chơi trẻ em và thể dục ngoài trời….KBC đã đầu tư hơn 43,6 tỷ đồng cho việc xây dựng hạ tầng dự án này trong năm qua.

Dự án Phúc Ninh có vị trí đắc địa, và là dự án duy nhất có quy mô lớn trên 136ha được xem là “đất vàng” trung tâm thành phố Bắc Ninh.

Dự án Phúc Ninh là một trong những dự án thu hút hàng trăm nhà đầu tư quan tâm năm 2017. Trong năm KBC đã ghi nhận doanh thu hơn 232,8 tỷ đồng từ bán 1,5ha đất. Ngoài ra đã ký đặt chỗ các lô đất nền trong tiểu khu 22ha và 6,27ha với tổng giá trị thỏa thuận (chưa ghi nhận doanh thu) ước tính 1.361 tỷ đồng.

Theo kế hoạch mà tổng công ty này đặt ra cho dự án năm 2018, đó là sẽ bàn giao cho khách hàng các lô đất đã đặt chỗ và mở bán các đợt mới các lô đất trong tiểu khu 22ha và 6,27ha.

Dự án Ngoại giao đoàn – Hà Nội

Dự án Ngoại giao đoàn – Hà Nội)

Dự án có tổng diện tích 2ha thuộc khu vực phía Tây Hồ Tây, nằm sát cạnh công viên Hòa Bình. KBC đã lập công ty con là công ty TNHH MTV Đầu tư NDG để quản lý và phát triển dự án. Dự án đang trong quá trình bắt đầu triển khai.

KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh

KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh)

Tổng diện tích 432,5ha tại Bắc Ninh có vị trí thuận lợi tiếp giáp với đường Quốc lộ 18B, cách nhà máy Samsung 15km, thuận lợi để kết nối giao thông với cảng biển, sân bay đang là điểm đến của nhiều nhà đầu tư quan tâm.

KCN này có tổng diện tích đất thương phẩm khoảng 283ha, có 100ha đã đền bù là KCN có tiềm năng phát triển trong năm 2018 và các năm tới của KBC.

Năm 2017 KBC đã đầu tư thêm 55 tỷ đồng cho san lấp mặt bằng, diện tích đất đã san lấp là 100ha. Hiện nay tại Bắc Ninh diện tích đất dành cho phát triển KCN gần như không còn, các KCN đang hoạt động của KBC có tỷ lệ lấp đầy cao. Vì thế KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh là quỹ đất quan trọng để phát triển kinh doanh của KBC trong những năm tới. Tính đến nay tổng giá trị đầu tư vào KCN này của KBC năm 2017 là hơn 289,7 tỷ đồng tăng 23,4% so với năm 2016.

Dự kiến năm 2018 KBC sẽ đẩy mạnh hoàn thiện hạ tàng KCN này để đưa vào khai thác kinh doanh.

Khu công nghiệp Quế Võ

Khu công nghiệp Quế Võ)

Dự án có tổng diện tích 611ha, trong đó KCN hiện hữu có quy mô 300ha đã đi vào hoạt động từ năm 2003, KCN Quế Võ mở rộng 311ha đã hoạt động từ năm 2006. Hai KCN này đã thu hút nhiều tập đoàn lớn từ Hàn Quốc, Nhật Bản đến đầu tư.

Tại KCN này, KBC đã xây dựng 60 nhà xưởng và văn phòng mới với mục đích cho thuê và bán. Toàn bộ các nhà xưởng này đã được bán hoặc cho thuê. Đầu năm 2018 KBC đang xây dựng mới 7 nhà xưởng khác.

KCN Quế Võ hiện hữu còn 5,27ha đất thương phẩm, tỷ lệ lấp đầy 97%. KCN Quế Võ mở rộng còn 55,8ha đất thương phẩm tỷ lệ lấp đầy đạt 65%. Dự kiến năm 2018 KBC sẽ xây dựng khoảng 20 nhà xưởng trên các khu đất còn lại này để tập trung thu hút các nhà đầu tư đến từ Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và công ty vệ tinh của Samsung…

KBC cho biết, năm 2017 tổng công ty đã tập trung đầu tư vào các dự án KCN và KĐT khoảng 580 tỷ đồng. Trong đó, KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh 55 tỷ, KCN Quế Võ 122,2 tỷ, KCN Quang Châu khoảng 173 tỷ, KCN Tân Phú Trung hơn 71 tỷ, KCN Tràng Duệ 236,7 tỷ và đã đền bù xong giai đoạn 2, đồng thời đền bù được 38,7ha đất trong tổng số 42ha đất KĐT Tràng Duệ, đầu tư san nền, hạ tầng…

Trên đây là những thông tin liên quan đến doanh nhân Đặng Thanh Tâm do dvt.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm được những thông tin mới liên quan đến doanh nhân này nhé!