Doanh nhân Phạm Thị Việt Nga – “Bông hồng thép”, doanh nhân quyền lực nhất châu Á

Doanh nhân Phạm Thị Việt Nga sinh ngày 20-12-1951 tại Thành phố Cần Thơ, nước Việt Nam. Bà sống và làm việc chủ yếu ở Tỉnh Hậu Giang, nước Việt Nam. Bà sinh thuộc cung Nhân Mã, cầm tinh con (giáp) mèo (Tân Mão 1951). Phạm Thị Việt Nga xếp hạng nổi tiếng thứ 68876 trên thế giới và thứ 878 trong danh sách Doanh nhân nổi tiếng. Cùng tìm hiểu thêm những thông tin về doanh nhân Phạm Thị Việt Nga qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

Bà Phạm Thị Việt Nga

Tiểu sử doanh nhân Phạm Thị Việt Nga

Phạm Thị Việt Nga là một dược sĩ, tiến sĩ kinh tế và là một nữ doanh nhân nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Bà là 1 trong 2 người phụ nữ hiếm hoi ở Việt Nam được vinh danh là doanh nhân quyền lực nhất châu Á. Bà được biết đến như một người phụ nữ quyết liệt và cứng rắn, đã chèo lái thành công con thuyền của Công ty Dược Hậu Giang từng bước vượt qua khủng hoảng và đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế.

Theo Forbes đánh giá, kể từ khi gia nhập Công ty Dược Hậu Giang vào năm 1988, bà Nga đã biến một xí nghiệp bên bờ vực phá sản thành công ty dược lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Bà Nga nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm vị trí Tổng giám đốc Công ty của CTCP Dược Hậu Giang (DHG) trong giai đoạn từ năm 2004 cho đến 4/2014. Từ năm 2014 đến nay bà Việt Nga từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT và chỉ giữ chức Tổng giám đốc. Bà luôn được xem là “linh hồn” của Dược Hậu Giang khi đưa doanh nghiệp này trở thành thương hiệu dược nội địa lớn nhất Việt Nam với vốn hóa thị trường đạt hơn 14.000 tỉ đồng, doanh thu hằng năm trên 4.000 tỉ đồng. Dược Hậu Giang hiện sản xuất và kinh doanh hơn 300 loại dược phẩm, trở thành thương hiệu dược số một Việt Nam. 6 tháng đầu năm nay (2017), Công ty Dược Hậu Giang đạt doanh thu thuần 1.808 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế 352 tỉ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Đi lên từ kháng chiến nhưng bà Nga điều hành doanh nghiệp vượt cả các doanh nhân giỏi thời bình. Kỹ năng lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp của bà là nhờ liên tục học hỏi. Bà Nga cho biết: “Đã thành nề nếp, dù là công việc gì, cũng phải làm tới nơi, tới chốn theo tiêu chí ‘đã muốn phải làm, đã làm phải thắng’. Bản thân tôi, mỗi buổi công tác với cộng sự tôi đều đào tạo họ. Học là một quá trình liên tục và học qua công việc là cách học hiệu quả nhất”.

Trong cuộc họp HĐQT mới đây nhất vào ngày 24/8/2017, Công ty cổ phần dược Hậu Giang (DHG) cho biết kể từ ngày 1.9, bà Phạm Thị Việt Nga sẽ từ nhiệm khỏi vị trí Tổng giám đốc và chỉ giữ vai trò thành viên Hội đồng quản trị.

Tài sản doanh nhân Phạm Việt Nga

Bà Nga nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT của CTCP Dược Hậu Giang (DHG) trong giai đoạn từ 2004 cho đến 4/2014. Nữ doanh nhân gốc miền tây được mệnh danh là người phụ nữ của thời đại mới, người đưa Dược Hậu Giang trở thành thương hiệu dược hàng đầu Việt Nam.

Tài sản doanh nhân Phạm Việt Nga

Sau khi bà Lê Minh Hồng – Tổng giám đốc DHG nhận quyết định miễn nhiệm vào cuối tháng 4/2014, bà thôi giữ cương vị chủ tịch HĐQT và trở thành Tổng giám đốc của doanh nghiệp này.

Tính đến 30/6/2014, bà Nga sở hữu 201.825 cổ phiếu DHG (tỷ lệ 0,23%).

Dược Hậu Giang dưới thời ‘nữ tướng’ Phạm Thị Việt Nga

Dưới thời bà Phạm Thị Việt Nga, Dược Hậu Giang đã có những bước chuyển mình thông qua việc cổ phần hóa, lên sàn HOSE, trở thành doanh nghiệp đứng đầu ngành dược tại Việt Nam. Tuy nhiên SCIC chưa chịu thoái vốn, nới room tối đa 100% vẫn chưa được thực thi.

Bà Phạm Thị Việt Nga – Tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT của Dược Hậu Giang. Bà từng giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty 10 năm liên tiếp)

Kể từ ngày 1/9, bà Phạm Thị Việt Nga sẽ thôi chức Tổng giám đốc Dược Hậu Giang sau 13 năm tại vị, song bà vẫn đồng hành cùng Công ty trong vai trò Thành viên HĐQT để tham gia điều hành chiến lược.

Bà Nga sinh năm 1951 với trình độ Tiến sĩ Kinh tế và Dược sĩ đại học.Trước đây, bà từng là Giám đốc Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang (tên gọi cũ của CTCP Dược Hậu Giang) từ tháng 4/1988 – 9/2004.

Sau đó bà giữ chức Chủ tịch HĐQT Dược Hậu Giang từ tháng 9/2004 đến 4/2014, đây cũng là giai đoạn Công ty có những bước chuyển mình đang kể. Từ 2014 đến nay, “nữ tướng” Phạm Thị Việt Nga giữ vai trò người đứng đầu ban điều hành. Chuyên biệt với Tây dược, người đàn bà trong top 50 phụ nữ quyền lực châu Á luôn tìm cách đưa Dược Hậu Giang vượt qua “biên giới”.

Nhiều sản phẩm của Dược Hậu Giang có sức cạnh tranh không kém các hãng nước ngoài như Hapacol, Haginat, Klamentin hay Apitim. Đây đều là những nhãn hàng mang về doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Những dòng sản phẩm mang về doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm/nhãn hiệu cho DHG)

Không những thế, Dược Hậu Giang còn gây tiếng vang trong khu vực khi bán cho tập đoàn Mega của Thái Lan dòng thuốc ho Eugica với giá 6 triệu USD. Số tiền có thể không nhiều nhưng cho thấy tham vọng một công ty dược nội địa muốn vươn ra biển lớn và khẳng định mình.

Thuốc ho Eugica)

Kiên định với nghề kinh doanh cốt lõi

Năm 2004, ngay khi bà Nga nhậm chức Chủ tịch HĐQT, Dược Hậu Giang đã tiến hành cổ phần hóa với vốn điều lệ ban đầu 80 tỷ đồng. Ngày 21/12/2006, Công ty chính thức niêm yết 8 triệu cổ phần trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE).

Những năm sau đó, Dược Hậu Giang đứng có được trong tay hàng nghỉn tỷ đồng tiền mặt, Công ty đứng trước áp lực của không ít nhà đầu tư “rủ rê” kinh doanh bất động sản, chứng khoán. Khi đó, bà Nga, một dược sĩ gắn bó với nghề hơn 40 năm vẫn kiên định mảng kinh doanh cốt lõi là sản xuất thuốc.

Nhờ vậy mà đến hết năm 2016, mặc cho sức ép của quá trình hội nhập, thị phần thuốc trong nước của Dược Hậu Giang không ngừng gia tăng lên mức 14% và nằm trong top 5 Công ty có thị phần lớn nhất ngành dược Việt Nam.

Chìa khóa của Dược Hậu Giang là khâu phân phối mạnh. Hết năm 2007, hệ thống phân phối của Dược Hậu Giang chỉ có 17 chi nhánh, 5 trung tâm phân phối dược phẩm… thì đến năm 2016, con số này đã tăng lên 35 chi nhánh và có riêng một công ty con chuyên phân phối. Bên cạnh đó, Công ty còn nhà máy lớn nhất Việt Nam với công suất 7,5 tỷ đơn vị sản phẩm/năm.

Lợi nhuận đạt tốc độ tăng trưởng kép 20%/năm

Giai đoạn từ năm 2007 – 2016, Công ty đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) khoảng 11,5% với doanh thu, và 20% với lợi nhuận sau thuế (LNST). Dược Hậu Giang được xem là doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận đứng đầu ngành dược đang niêm yết.

Kết quả kinh doanh các năm
Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của DHG qua các năm đơn vị tỷ đông

Mục tiêu đến năm 2020, Dược Hậu Giang kỳ vọng doanh thu 6.750 tỷ đồng, tăng 78% so với thực hiện năm 2016. Đồng thời duy trì thị phần thuốc sản xuất trong nước là 10%.

Từ năm 2007 đến nay, giá cổ phiếu DHG (sau điều chỉnh) đã lên gấp khoảng 5 lần so với khi vừa lên sàn. Kết phiên 25/8 ở mức 109.400 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị vốn hóa hơn 14.303 tỷ đồng và góp mặt trong rổ VN30.

Diễn biến giá cổ phiếu DHG kể từ khi lên sàn

Giai đoạn 2007 – 2016, Dược Hậu Giang luôn duy trì mức cổ tức tối thiểu 20% bằng tiền và mức cao nhất là 40%. Đến năm 2020 tỷ lệ cổ tức tối thiểu 25%.

Chưa thể nới room ngoại lên 100%

Cổ đông đã thông qua việc nâng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài lên tối đa 100%. Việc chính thức nới room lên tối đa Công ty vẫn phải chờ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Trong khi đó, Công ty cùng ngành và đang niêm yết là Domesco (Mã: DMC) đã hoàn tất nới room lên 100% từ tháng 9/2016.

Trước đó vào tháng 7/2016, với cái bắt tay của bà Nga cùng Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dược Phẩm Taisho đánh dấu bước chuyển mình lớn của Dược Hậu Giang khi Taisho trở thành cổ đông lớn thứ hai nắm 24,5% vốn. Ước tính Taisho đã chi ra khoảng 2.600 tỷ đồng để mua số cổ phần này.

Taisho là công ty dược phẩm có thị phần thuốc OTC lớn nhất Nhật Bản, lịch sử phát triển hơn 100 năm, có năng lực tài chính mạnh với doanh thu khoảng 2,8 tỷ

Bà Phạm Thị Việt Nga – Tổng Giám đốc DHG chào đón Ông Shigeru Uehara – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dược Phẩm Taisho

Mặc dù Dược Hậu Giang đã kín room ngoại (49%) nhưng Taisho vẫn bày tỏ mong muốn nâng tỷ lệ sở hữu tại DHG nhưng không có ý định thâu tóm.

Dược Hậu Giang là doanh nghiệp có hệ thống phân phối đứng đầu trong số các công ty dược nội địa nhưng lại có điểm yếu về sản phẩm. Ngược lại Taisho lại có kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu phát triển sản phẩm và sở hữu công nghệ sản xuất tiên tiến. Theo quy định thì tập đoàn dược phẩm nước ngoài không được trực tiếp phân phối sản phẩm tại Việt Nam mà phải thông qua doanh nghiệp trong nước. Taishocho biết sẽ giúp đối tác nâng cấp tiêu chuẩn nhà máy R&D, quản trị sản xuất, hợp tác kinh doanh.

SCIC dai dẳng không thoái vốn

Hiện cổ đông lớn nhất của Dược Hậu Giang là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sở hữu 43,31%.

Tại ĐHCĐ thường niên 2017, đại diện SCIC cho biết trong thời gian tới, có thể SCIC sẽ xem xét việc thoái vốn khỏi Dược Hậu Giang nhưng tầm ngắn hạn 2 – 3 năm thì chưa có.

Trong danh sách thoái vốn giai đoạn 2017 – 2020 của SCIC không hề xuất hiện cái tên Dược Hậu Giang. Có thể nói, ít nhất sau năm 2020 thì SCIC mới có khả năng cân nhắc việc thoái vốn. Với tỷ lệ cổ tức tối thiểu 25%/năm thì Dược Hậu Giang vẫn là “con gà đẻ trứng vàng” của SCIC sau khi thoái vốn khỏi một số doanh nghiệp lớn như Vinamilk.

Bà Phạm Thị Việt Nga từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc Dược Hậu Giang về làm cố vấn

Bà Phạm Thị Việt Nga sinh ngày 20/12/1951

CTCP Dược Hậu Giang (mã chứng khoán: DHG) vừa có Nghị quyết HĐQT về việc tạm ứng cổ tức năm 2017 và thay đổi nhân sự.Theo đó, HĐQT công ty đã thông qua việc từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc của bà Phạm Thị Việt Nga kể từ ngày 01/09/2017.

Theo đơn từ nhiệm của bà Phạm Thị Việt Nga, bà vẫn sẽ tiếp tục đồng hành cùng Công ty với vai trò thành viên HĐQT để tham gia điều hành chiến lược. Đồng thời, bà Nga làm cố vấn chuyên môn để chuyển giao nhịp nhàng và hỗ trợ Ban điều hành kết nối, xây dựng các mối quan hệ.

Bà Phạm Thị Việt Nga sinh ngày 20/12/1951, đến nay đã 66 tuổi. Bà được coi là “linh hồn” của Dược Hậu Giang khi đưa doanh nghiệp này trở thành thương hiệu dược số một Việt Nam và giành lại thị trường nội địa từ các hãng nước ngoài. Bà là một trong số ít những nữ doanh nhân quyền lực nhất Việt Nam. Vào năm 2014, bà Việt Nga từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT của Dược Hậu Giang và chỉ giữ chức Tổng Giám đốc.

Hiện tại, Dược Hậu Giang là doanh nghiệp dược nội địa có quy mô lớn nhất với vốn hoá thị trường đạt hơn 14.000 tỷ đồng, doanh thu hàng năm trên 4.000 tỷ đồng.

Qua quá trình xây dựng, phát triển, đào tạo quy hoạch kế thừa cũng như chuẩn bị mô hình, cấu trúc mới DHG Pharma trong giai đoạn tiếp theo; đến thời điểm này, tôi hoàn toàn có thể yên tâm giao lại công tác điều hành cho thế hệ kế thừa mà tôi đã dày công đào tạo trong suốt thời gian qua. Tôi cho rằng, đây là thời điểm tốt nhất để chuyển giao, để thế hệ kế thừa tiếp nối công cuộc xây dựng DHG Pharma mãi trường tồn dựa trên tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị cốt lõi và bản sắc văn hóa Dược Hậu Giang.” – Thư từ nhiệm của bà Phạm Thị Việt Nga viết.

Về các Phó Tổng giám đốc, HĐQT của Dược Hậu Giang quyết định tiếp tục gia hạn thời gian đảm nhiệm chức vụ từ 01/09/2017 cho đến khi có quyết định khác của HĐQT đối với ông Lê Chánh Đạo – Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính và hỗ trợ và bà Nguyễn Ngọc Diệp – Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất và chuỗi cung ứng.

Về nhân sự HĐQT nhiệm kỳ 2014-2018, Dược Hậu Giang miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT đối với ông Hoàng Nguyên Học (Chủ tịch HĐQT) do nghỉ hưu theo chế độ tại SCIC và ông Lê Đình Bửu Trí (Phó Chủ tịch HĐQT) theo chỉ đạo của SCIC.

Đồng thời phê chuẩn chức danh thành viên HĐQT đối với bà Đặng Thị Thu Hà kể từ ngày 28/07/2017. Bên cạnh đó bầu bổ sung ông Nguyễn Chí Thành tham gia HĐQT.

Những thay đổi trong HĐQT sẽ được trình ĐHĐCĐ bằng văn bản lần 2 năm 2017.

Ngoài ra, HĐQT cũng đã thông qua tạm ứng cổ tức 2017 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%. Ngày đăng ký cuối cùng là 19/09/2017. Thời gian thanh toán dự kiến 04/10/2017. Nguồn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

“Nữ tướng” từ nhiệm nửa năm, Dược Hậu Giang vẫn chưa có người thay thế chính thức

“Nữ tướng” từ nhiệm nửa năm, Dược Hậu Giang vẫn chưa có người thay thế chính thức

Theo đó, HĐQT công ty quyết định tiếp tục bổ nhiệm chức vụ người đại diện theo pháp luật, quyền Tổng giám đốc DHG đến ngày 31/12/2018 đối với ông Đoàn Đình Duy Khương.

Hồi cuối tháng 8/2017, HĐQT công ty đã bổ nhiệm ông Khương giữ vị trí quyền Tổng giám đốc của DHG trong thời hạn 6 tháng từ ngày 1/9/2017.

Trước đó, bà Phạm Thị Việt Nga, người được xem là linh hồn của Dược Hậu Giang đã có đơn xin từ nhiệm ở tuổi ngoài 60. Sau khi từ nhiệm, bà Nga vẫn tham gia HĐQT của DHG, cùng tham gia điều hành và lui về làm cố vấn chuyên môn.

Ông Khương sinh năm 1974, có trình độ Thạc sỹ quản trị kinh doanh. Ông bắt đầu làm việc tại Dược Hậu Giang từ tháng 3/2000 ở vị trí nhân viên phòng kế hoạch, chuyên phụ trách hội chợ và các hoạt động quảng bá thương hiệu. Đến năm 2004, ông Khương là Giám đốc Thương hiệu, Phó phòng Marketing.

Trước khi được bổ nhiệm vào vị trí quyền Tổng giám đốc, ông Khương giữ chức vụ Phó tổng giám đốc thị trường của DHG.

Ông Khương được biết đến là người đại diện cho gần 17 triệu cổ phiếu DHG do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu, tương ứng gần 13% vốn điều lệ của DHG.

Phong cách lãnh đạo của doanh nhân Phạm Thị Việt Nga

Ngày nay, khi nói đến tài sản của doanh nghiệp, người ta luôn nhắc đến yếu tố con người. Trong ngành dược, ai cũng biết Dược Hậu Giang sở hữu một đội ngũ nhân sự giỏi, luôn hết lòng với doanh nghiệp. Kinh tế khó khăn, doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt, Dược Hậu Giang vẫn đạt những mục tiêu của từng giai đoạn phát triển. Doanh nhân Phạm Thị Việt Nga, chủ tịch Hội đồng quản trị Dược Hậu Giang chia sẻ: Bí quyết thành công của chúng tôi là sở hữu một đội ngũ mạnh, trên dưới một lòng, sẵn sàng gắn bó và cống hiến vượt qua mọi khó khăn.

Thành quả là Đội ngũ kế thừa

Chèo lái đưa “con thuyền” Dược Hậu Giang từ một xí nghiệp dược trên bờ vực phá sản trở thành công ty Dược hàng đầu Việt Nam, trong ngành dược, người ta gọi bà là “bông hoa thép trên thương trường”. Sau 38 năm gắn bó, rời vị trí CEO tại Dược Hậu Giang, Doanh nhân Phạm Thị Việt Nga rất khiêm tốn khi nói về mình:“Thành quả lớn nhất tôi để lại chính là “đội ngũ kế thừa”. Cách nói giản dị của bà thực ra lại phản ánh chân thực nét văn hóa đặc trưng mà bất cứ ai tiếp xúc với đội ngũ của Dược Hậu Giang cảm nhận được: đội ngũ hết lòng với công việc, coi doanh nghiệp là ngôi nhà của mình. Trong mỗi hành động, mỗi thành viên đều mang một viên gạch nhỏ xây nên ngôi nhà chung.

Quản trị đội ngũ chứ không lãnh đạo đám đông

Quản trị đội ngũ chứ không lãnh đạo đám đông)

Bà dùng từ “đội ngũ Dược Hậu Giang” để nói về cộng sự của mình. Theo bà, đội ngũ khác gì với đám đông?

Kinh nghiệm từ khi còn ở chiến trường (xã Khánh Lâm, huyện U Minh – Cà Mau -PV) đến nay, tôi thấy con người là quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp. Thiết bị dù tiên tiến đến mấy thì cũng không có trái tim và trí óc. Đội ngũ khác với đám đông ở chỗ khi có một “đội ngũ” thì bất cứ khó khăn nào cũng vượt qua được. Vì vậy, điều quan trọng nhất để mang lại thành công cho doanh nghiệp là sở hữu một đội ngũ trên dưới một lòng, yêu công việc, làm cho mỗi cá nhân làm việc vì “được làm” chứ không “phải làm”.

Doanh nghiệp chỉ có được đội ngũ khi “sở hữu” được cả tài năng, trái tim, khối óc của họ, làm cho tập thể cùng hướng về mục tiêu chung như những viên gạch gắn kết xây nên ngôi nhà.
Chuyển giao con thuyền DHG cho đội ngũ kế thừa chèo lái, bà có yên tâm không?

Tôi hoàn toàn yên tâm vào đội ngũ kế thừa. Bởi vì họ là những người đã gắn bó mấy chục năm, làm những công việc nhỏ nhất cho đến khi giữ cương vị lãnh đạo. Trong quá trình làm việc, ai có điểm yếu, mạnh gì tôi cũng đã chỉ rõ và tìm cách bổ sung ngay bằng đào tạo tại chỗ và đưa đi học. Tôi rất tin tưởng đội ngũ kế thừa đủ năng lực để viết tiếp những trang sách mới cho DHG.

Một doanh nghiệp có hàng ngàn nhân sự, kênh phân phối rộng khắp, doanh thu hàng vài ngàn tỷ đồng… nhưng giá trị cốt lõi của Dược Hậu Giang lại nằm ở yếu tố con người. “Con người là yếu tố cốt then chốt của bất cứ doanh nghiệp nào. Vì vậy, chúng tôi luôn đặt mục tiêu đào tạo, xây dựng đội ngũ kế thừa. Chỉ có đội ngũ mới tạo ra sức mạnh, chứ không phải những cá nhân đơn lẻ làm việc với nhau”, bà Nga chia sẻ.

Không ngừng học hỏi

Đi lên từ kháng chiến nhưng bà điều hành doanh nghiệp vượt cả các doanh nhân giỏi thời bình. Kỹ năng lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp của bà nhờ liên tục học hỏi.

“Đã làm kinh doanh thì những người đứng đầu phải có kỹ năng quản trị. Bản thân tôi liên tục học hỏi không ngừng. CEO mà đọc báo cáo tài chính không hiểu gì, thế là tôi đi học quản trị kinh doanh rồi học lên tiến sĩ. Chưa hiểu tôi quay lại học Thạc sỹ… Ở DHG, các phó, trưởng bộ phận đều phải học thêm về quản trị (ngoài chuyên môn).Vì thế đội ngũ quản lý của DHG hiện nay đều có khả năng về hoạch định chiến lược và quản lý tổ chức rất tốt”. Bà Nga cho biết.

Đã thành nề nếp, dù là công việc gì, cũng phải làm tới nơi, tới chốn theo tiêu chí “đã muốn phải làm, đã làm phải thắng”. Bản thân tôi, mỗi buổi công tác với cộng sự tôi đều đào tạo họ. Học là một quá trình liên tục và học qua công việc là cách học hiệu quả nhất.

Kinh doanh bằng sự tử tế

Mặc dù thành công như vậy, đã chuẩn bị được một đội ngũ kế thừa giỏi chuyên môn và tâm huyết với doanh nghiệp. Bà chỉ có chút nuối tiếc: Ngày trước xây dựng đội ngũ DHG với phương thức “gia đình trị”, lấy tình cảm làm nền tảng hoạt động. “Hình như được sống trong sự bao bọc trong môi trường luôn biết hy sinh – vì nhau, nên đội ngũ của chúng tôi quen nhường nhịn, không cố ganh đua. Tôi chỉ e, đứa nào cũng hiền, ra bên ngoài sẽ phát triển thế nào với xã hội đầy bon chen”. Bà chia sẻ.

Chuyển giao cho đội ngũ kế thừa chèo lái, bà không sợ con thuyền DHG đi lệch hướng vì những giá trị đã thành nền tảng văn hóa của DHG. Bà đã xây dựng văn hóa doanh nghiệp bằng cái tâm và để lại một đội ngũ biết sống và kinh doanh bằng sự “tử tế”. Có thể đó chính là lợi thế cạnh tranh độc đáo của Dược Hậu Giang.

“Tài sản lớn nhất đối với tôi ở Dược Hậu Giang chính là đội ngũ”. Suốt đời bà đối đãi với cộng sự của mình bằng trái tim và tấm lòng của một người làm cách mạng: nhường nhịn, biết sống vì người khác, dám hy sinh, dấn thân và sẵn sàng cho đi. Bà đã làm mà không biết gọi tên chính xác những việc mình làm là gì. Thứ mà các tập đoàn toàn cầu đã đưa vào tinh hoa quản trị như: “Quản trị đội ngũ chứ không quản lý đám đông, Lãnh đạo con người chứ không “cai trị” con người; Vì người là cách vì mình khôn ngoan nhất.

Luôn tìm cách đào tạo, quan tâm, phát triển và giữ chân người giỏi, bí quyết thành công của DHG là làm cho con người gắn bó với “cỗ máy” mà cả đời bà đã gắn bó hết lòng.

Chỉ có thể “Lãnh đạo” khi yêu họ

Chỉ có thể “Lãnh đạo” khi yêu họ)

Sở hữu một đội ngũ nhân sự đoàn kết mà nhiều tập đoàn mơ ước, tài sản lớn nhất của Dược Hậu Giang chính là đội ngũ một lòng hướng về ngôi nhà chung. Phải chăng, doanh nhân Phạm Thị Việt Nga đã truyền tất cả tinh thần của một người kháng chiến, đem cốt cách của người “chiến sĩ” vào kinh doanh: trong mọi hành động, họ là những người “đồng chí” luôn biết sống và hy sinh vì khát vọng: Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Chỉ có thể “Lãnh đạo” khi yêu họ

Bà lấy cái tâm, sự nồng hậu, cái chân tình giữa người với người để đối đãi với họ.Thì ra, bí quyết để thành công của bà Nga trong suốt 38 năm qua là “chỉ có thể lãnh đạo đội ngũ của mình khi yêu họ”.

Trên đây là  những thông tin liên quan đến ” Nữ tướng” Phạm Thị Việt Nga do dvt.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết cũng như giúp bạn có thêm những thông tin về doanh nhân tài ba này.