Doanh nhân Trần Lê Quân – Tiểu sử và Sự nghiệp

Doanh nhân Trần Lê Quân, sinh năm 1960. Ông là kỹ sư viễn thông, đồng thời là người đặt những nền tảng đầu tiên của một CTCP Thế Giới Di Động. Ông giữ chức vụ Giám Đốc của CTCP Thế Giới Di Động từ năm 2004 – 2007. Cùng tìm hiểu thêm những thông tin về ông qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

Ông Trần Lê Quân là 1 trong 5 nhà sáng lập Thế giới Di động

Tiểu sử Trần Lê Quân

Ông Trần Lê Quân, sinh năm 1960. Ông là kỹ sư viễn thông, đồng thời là người đặt những nền tảng đầu tiên của một CTCP Thế Giới Di Động. Ông giữ chức vụ Giám Đốc của CTCP Thế Giới Di Động từ năm 2004 – 2007.

Tuy hiện nay không trực tiếp điều hành Công ty nhưng ở vai trò Thành viên Hội Đồng Quản Trị độc lập, ông Quân vẫn tận tâm, sâu sát trong từng hoạt động lớn, nhỏ của Công ty và có những đóng góp có giá trị lớn cho định hướng của Công ty.

Theo TGDĐ, ông Trần Lê Quân nổi tiếng về tầm nhìn xa, đưa ra những giá trị cốt lõi đúng đắn để phát triển công ty, ngoài ra doanh nhân này còn là một người dẫn đầu hết sức hiền lành và nhân ái.

Ông Quân là Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Tri Tâm, đơn vị đang nắm giữ 28,977,262 cổ phiếu MWG (tương đương 9,42% vốn điều lệ).

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

– Từ 1983 – 1996: Nhân viên kỹ thuật – Trung tâm Viễn thông khu vực II
– Từ 1996 – 2001: Quản lý kỹ thuật bộ phận sửa chữa và bảo hành – Sony Ericssion
– Từ 2001 -2004: Giám đốc điều hành Công ty ANBA – Công ty bảo hành được ủy quyền chính thức của Sony Ericssion toàn cầu.
– Từ 2004 -2007: Giám đốc điều hành CTCP Thế Giới Di Động
– Từ 2007 – 2010: Chủ tịch HĐQT – CTCP Thế Giới Di Động
– Từ 2010 – 05/2014: TGĐ – CTCP Đầu Tư Thế Giới Di Động.

Tài sản của Trần Lê Quân

Tài sản của Trần Lê Quân

Thế giới Di động và những tỷ phú mới nổi​

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) vừa công bố kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm với việc hoàn thành 63% kế hoạch doanh thu cả năm. Điểm đáng chú ý là tăng trưởng lợi nhuận sau thuế vượt khá xa mục tiêu ban đầu và số lượng cửa hàng cũng đã chạm mốc kế hoạch cả năm.

Thấy gì từ kết quả kinh doanh?

Một số điểm nhấn đáng chú ý từ báo cáo kết quả kinh doanh của MWG như:

Tiếp tục chuyển đổi các cửa hàng Thế giới di động (TGDĐ) có tiềm năng sang cửa hàng điện máy xanh (ĐMX) mini. Đã có hơn 70 cửa hàng TGDĐ được chuyển đổi từ tháng 1/2018 đến nay. Cùng với đó là mở mới ĐMX cũng được đẩy mạnh: nếu loại trừ các cửa hàng ĐMX mini được chuyển đổi từ TGDĐ, trong 8 tháng đầu năm nay MWG đã mở mới 134 siêu thị ĐMX, so với 68 trong cả năm 2018.

Chiến lược đa dạng hóa ngành hàng đang đem lại kết quả khả quan. Lũy kế 8 tháng, các mặt hàng gia dụng và dụng cụ nhà bếp mang lại 5.100 tỷ đồng doanh thu cho MWG (7,4% tổng doanh thu), trong khi đồng hồ và mắt kính mới được thử nghiệm bán tại một số cửa hàng và mang lại 250 tỷ đồng doanh thu.

Doanh thu trung bình tháng/cửa hàng của Bách hóa xanh (BHX), duy trì tại 1,5 tỷ đồng liên tiếp trong 3 tháng.

Biên lợi nhuận ròng lũy kế 8 tháng đạt 3,9%, cải thiện 17% so với mức 3,35% cùng kỳ năm ngoái.

Diễn biến giá cổ phiếu MWG (trục phải) và số cửa hàng theo từng chuỗi (trục trái)

Những tỷ phú mới nổi từ MWG

Kết quả trên là nguyên nhân dẫn đến việc giá cổ phiếu MWG tăng giá phi mã trong giai đoạn vừa qua. Giai đoạn cổ phiếu MWG tăng giá mạnh trong quá khứ cũng là thời gian mở rộng ồ ạt chuỗi ĐMX từ năm 2016 đến đầu năm 2018.

Tính từ đầu tháng 8 đến nay, giá cổ phiếu MWG đã tăng 18%, từ mức 106.800 đồng lên 126.000 đồng/cp. Điều này cũng có nghĩa các cổ đông lớn của Thế giới di động đã tích lũy được khối tài sản đáng kể trong gần hai tháng qua.

Theo đó, ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT MWG – có thêm 1.200 tỷ đồng kể từ đầu tháng 8. Hiện tài sản của ông Tài thông qua việc nắm giữ hơn 63 triệu cổ phiếu (trực tiếp và gián tiếp) MWG đạt giá trị 7.950 tỷ đồng, qua đó giúp vị doanh nhân gốc Nam Định vươn lên đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất sàn chứng khoán.

Ông Nguyễn Đức Tài (trái), Chủ tịch HĐQT MWG – và ông Trần Kinh Doanh, Tổng giám đốc MWG)

Một cổ đông lớn khác là ông Trần Lê Quân – thành viên HĐQT MWG, người đứng thứ 12 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán – cũng có thêm 742 tỷ đồng, đạt 4.868 tỷ đồng tính theo thị giá hiện tại.

Trong khi đó, Trưởng Ban Kiểm soát Trần Huy Thanh Tùng, người đứng thứ 32 trong danh sách các tỷ phú chứng khoán, hiện có khối tài sản trị giá 1.928 tỷ đồng, tăng 294 tỷ đồng kể từ đầu tháng 8.

Một cái tên gây chú ý là Điêu Chính Hải Triều – Giám đốc kỹ thuật, thành viên HĐQT MWG, người giàu thứ 36 – đang sở hữu lượng cổ phiếu MWG trị giá 1.723 tỷ đồng, tăng 262 tỷ đồng tính từ đầu tháng 8.

Một cổ đông đã rời MWG là ông Đinh Anh Huân, cựu Giám đốc kinh doanh MWG, cũng có thêm 120 tỷ đồng, qua đó nâng giá trị tài sản lên 787 tỷ đồng và đứng thứ 73 trong danh sách những người giàu nhất chứng khoán.

Ông Trần Kinh Doanh, Tổng Giám đốc MWG, cũng có thêm 70 tỷ đồng, nâng tổng giá trị cổ phiếu MWG do ông nắm giữ lên 459 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đức Tài rời ghế CEO Thế Giới Di Động, ‘khai quốc công thần’ Trần Lê Quân cũng rời Hội đồng quản trị

Ông Nguyễn Đức Tài rời ghế CEO Thế Giới Di Động, ‘khai quốc công thần’ Trần Lê Quân cũng rời Hội đồng quản trị

Ông Nguyễn Đức Tài và ”khai quốc công thần” Trần Lê Quân từ nhiệm

Tại đại hội cổ đông năm nay, nhà sáng lập Trần Lê Quân, cá nhân đang là cổ đông lớn và sở hữu hơn 38,6 triệu cổ phiếu Thế Giới Di Động, tương ứng với khối tài sản gần 3.400 tỉ đồng chính thức từ nhiệm từ ngày 21/3.

Lý do được ông Quân đưa ra là bản thân mình chỉ đóng vai trò “khai quốc công thần” ở giai đoạn phát triển ban đầu của Thế Giới Di Động và ông Quân đang có những dự định cá nhân khi sắp bước vào tuổi “lục tuần”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Tài cũng chính thức thông báo về việc mình sẽ thôi giữ chức vụ Tổng giám đốc của Thế Giới Di Động. Theo ông Tài, việc từ nhiệm này hết sức bình thường, bởi ông vẫn điều hành doanh nghiệp ở cương vị Chủ tịch HĐQT. Đây cũng là điều thường gặp tại nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay, khi vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc được tách biệt.

Theo nhiều dự đoán, ông Trần Kinh Doanh sẽ thay thế vị trí CEO mà ông Nguyễn Đức Tài để lại. Ông Trần Kinh Doanh được ông Tài đánh giá là nhân sự đắc lực, đóng góp lớn cho doanh nghiệp này ở những mảng kinh doanh mới như đồng hồ

Hội đồng quản trị bầu 2 nhân sự mới

Tại Đại hội, Hội đồng quản trị của Thế Giới Di Động giới thiệu hai nhân sự mới ra mắt toàn thể cổ đông là ông Đoàn Văn Hiểu Em và ông Đào Thế Vinh.

Ông Hiểu Em đã có quá trình gắn bó với Thế Giới Di Động từ lúc doanh nghiệp này chỉ có 6 cửa hàng, với vị trí nhân viên kế toán, sau đó thăng tiến lên trưởng ngành hàng. Tới tháng 9/2018, ông Em là Tổng giám đốc chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh.

Ông Đào Thế Vinh là cái tên quen thuộc trong ngành F&B, ông hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Golden Gate, đơn vị nằm giữ chuỗi nhà hàng Kichi-Kichi, Sumo BBQ, Gogi house, Vuvuzela…Điều đặc biệt là ông Vinh không làm việc cho TGDĐ, không nắm trực tiếp hay gián tiếp bất kỳ cổ phiếu Thế Giới Di Động nào.

Vì sao ông Trần Lê Quân – Nhà đồng sáng lập Thế giới Di động xin từ nhiệm?

Vì sao ông Trần Lê Quân – Nhà đồng sáng lập Thế giới Di động xin từ nhiệm

Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động – MWG mới đây đã công bố thông tin ông Trần Lê Quân, Thành viên HĐQT, có đơn xin từ nhiệm từ ngày 21/3.

Nguyên nhân được vị lãnh đạo này đưa ra vì lý do cá nhân nên ông không thể tiếp tục đảm trách nhiệm vụ tại vị trí thành viên Hội đồng Quản trị của công ty.

Ông Quân chính là một trong 5 thành viên sáng lập Thế giới Di động từ những ngày đầu, khi chỉ còn là một vài cửa hàng bán điện thoại nhỏ.

Hiện tại, ông là thành viên HĐQT công ty nhiệm kỳ 2016-2019. Ông đồng thời cũng là lãnh đạo cao nhất tại Công ty cổ phần Thế giới Di động, công ty con chuyên phụ trách mảng kinh doanh cửa hàng điện thoại của MWG.

Tuy rút lui khỏi vị trí trong ban điều hành doanh nghiệp, ông Trần Lê Quân vẫn sở hữu lượng lớn vốn tại MWG thông qua Công ty TNHH Tri Tâm của mình.

Hiện doanh nghiệp này nắm giữ tới 38,6 triệu cổ phiếu MWG, tương đương 8,72% vốn doanh nghiệp, đồng thời là cổ đông lớn thứ 2 tại đây chỉ sau Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư Thế giới Bán lẻ (sở hữu 11,62%).

Trước ông Quân, một thành viên sáng lập khác là ông Đinh Anh Huân cũng đã bán cổ phần và rút lui khỏi Thế giới Di động khi doanh nghiệp này lên sàn năm 2014.

Trong khi đó, 3 thành viên sáng lập còn lại đều đang đảm nhận các vị trí quản lý quan trọng tại công ty. Trong đó, ông Nguyễn Đức Tài hiện nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc; ông Điêu Chính Hải Triều đảm nhiệm vai trò Thành viên HĐQT và ông Trần Huy Thanh Tùng là Trưởng Ban kiểm soát.

Theo kế hoạch, Thế giới Di động sẽ tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 vào chiều nay (22/3).

Nội dung quan trọng của cuộc họp sẽ là bầu bổ sung 2 thành viên tham gia HĐQT công ty bao gồm ông Đoàn Văn Hiểu Em, Tổng giám đốc CTCP Thế Giới Di Động vào làm thành viên HĐQT MWG; và ông Đào Thế Vinh làm thành viên HĐQT độc lập của công ty.

Ông Đào Thế Vinh chính là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tại Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate), doanh nghiệp sở hữu nhiều chuỗi nhà hàng ẩm thực nổi tiếng như Kichi-Kichi, Sumo BBQ, Gogi house, Vuvuzela…

Cuộc họp cũng trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019 với 108.468 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 25% và 3.571 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 24% so với năm 2018.

Kết quả doanh thu của Thế Giới Di Động)

Trong đó, hoạt động bán lẻ sản phẩm điện thoại, điện máy vẫn đóng góp chính vào doanh thu và lợi nhuận. Riêng ngành hàng điện máy sẽ đóng vai trò động lực tăng trưởng chính, hướng đến mục tiêu chiếm 40% thị phần. Ngành điện thoại tiếp tục duy trì thị phần dẫn đầu và mức tăng trưởng tích cực so với thị trường.

Công ty cũng sẽ tiếp tục chuyển đổi các cửa hàng Thế giới Di động thành Điện Máy Xanh. Dự kiến, số lượng cửa hàng Điện Máy Xanh mini/Điện Máy Xanh năm nay sẽ vào khoảng 150 cửa hàng từ mở mới và chuyển đổi, nâng tổng số cửa hàng bán điện thoại và điện máy của công ty lên con số 1.900 cửa hàng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến doanh nhân Trần Lê Quân do dvt.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết.