Trần Đình Long – Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hòa Phát

Trần Đình Long là một doanh nhân, tỷ phú người Việt Nam. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát. Ông được coi là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép Việt Nam. Năm 2016, ông là người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt Nam, sau Phạm Nhật Vượng và Trịnh Văn Quyết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thong tin về doanh nhân tài giỏi này nhé!

Trần Đình Long

Tiểu sử Trần Đình Long

Trần Đình Long sinh ngày 22 tháng 2 năm 1961 tại Hà Nội. Ông có nguyên quán tỉnh Hải Dương. Ông hiện cư trú ở quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Mẹ ông tên là Đỗ Thị Giới. Tính đến 16/6/2017, bà Đỗ Thị Giới có 890,827 cổ phiếu HPG với giá trị 36.2 tỉ đồng.

Ông tốt nghiệp cử nhân kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân vào năm 1986. Từ năm 1996 đến năm 2005, ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị các công ty thuộc nhóm Hòa Phát.

Từ năm 1992 đến năm 1996, ông là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát.

Năm 2016, ông là người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt Nam, sau Phạm Nhật Vượng và Trịnh Văn Quyết. Đầu tháng 3 năm 2019, tên Trần Đình Long xuất hiện trong danh sách tỉ phú USD trên danh sách real time của tạp chí Forbes với tài sản 1 tỉ USD, xếp thứ 1756 thế giới.

Góc nhìn của doanh nhân Trần Đình Long

Góc nhìn của doanh nhân Trần Đình Long

Kinh tế số là xu hướng không cưỡng được, nhưng cũng phải tính trong khả năng hấp thụ và trình độ tay nghề của công nhân. Đấy không phải là mốt. Chưa cần sang tới châu Âu hay Mỹ, chỉ cần sang tới Trung Quốc, cũng đã thấy hiện đại hoá kinh khủng, nhà máy toàn thấy robot làm việc.

Trong xu hướng này, ai nhanh thì thuận lợi hơn. Cổ đông luôn muốn chia tiền nhiều, người cầm cân nẩy mực hoạt động doanh nghiệp thì muốn có thêm tiền để tái đầu tư nên có mâu thuẫn là tất yếu. Mâu thuẫn cũng là động lực của phát triển. Thế hệ tôi, Hoà Phát chắc chắn không bán thương hiệu sau khi đã được làm cho tốt lên. Các thế hệ kế tiếp theo của Hoà Phát được đào tạo tử tế, nhưng cũng vào làm việc tại Hoà Phát như những người bình thường. Vươn lên được hay không là do bản thân chứ không phải do bố mẹ hỗ trợ. Tôi rất ghét chuyện con ông cháu cha, một mình một giờ. Đã đi làm tại Hoà Phát là theo đúng giờ, ăn cơm trưa như các nhân viên khác và khẳng định luôn là không có bất cứ chuyện ưu tiên, ưu đãi gì cả. Đồ dùng cá nhân của tôi không quá đắt tiền, vì quan điểm của tôi là, các vật dụng phục vụ cuộc sống của mình. Tôi mua máy bay vì nghĩ đi mỏ nhiều nên mua, nhưng thực tế vận hành không tiện nên lại bán.

Tôi không có bộ sưu tập siêu xe, tôi mua Bentley vì thích thiết kế này hơn cả. “Chúng tôi không chỉ chinh phục thị trường Việt Nam, mà có định hướng là xuất khẩu nhiều hơn”, ông Long nói. Cũng chính bởi tầm nhìn này mà trong các cuộc kiện chống bán phá giá với thép sản xuất tại Việt Nam ở một số thị trường xuất khẩu được nước sở tại đặt ra, Hòa Phát là đơn vị hợp tác nhiệt tình nhất. “Không thể chơi với tâm thế mặc kệ hoặc cùn được, mà phải hợp tác, phải chấp nhận mất chi phí thuê luật sư, bởi nếu bị áp thuế thì thiệt hại còn lớn hơn rất nhiều.

Thực tế cũng chứng minh, khi Hòa Phát làm tốt việc thuê luật sư, hợp tác với cơ quan điều tra thì đều không bị áp thuế hoặc thuế ở mức rất thấp”, ông Long chia sẻ kinh nghiệm. Với trên 80% doanh thu và lợi nhuận đến từ thép, Hòa Phát cũng đang dồn toàn lực cho thép, nhưng vẫn không bỏ rơi các lĩnh vực mới đã bước vào như thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi. Tuy nhiên, cách làm hiện tại trong nông nghiệp là “để lấy kinh nghiệm và không tăng tốc”. Không chỉ triển khai với tốc độ nhanh, mất khoảng 30 tháng để đưa cả 2 giai đoạn đi vào hoạt động, Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất với vốn đầu tư 3 tỷ USD được kỳ vọng là điểm nhấn khi quyết định chọn sạch, hiện đại để đi đường dài với thép. Ngoài chi phí môi trường chiếm từ 25 – 35% trong tổng vốn đầu tư, câu chuyện áp dụng thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ được triển khai mạnh tại dự án siêu khủng này.

Hào hứng khi nhắc tới kế hoạch đầu năm 2020, thép cuộn cán nóng – sản phẩm cao cấp nhất của ngành thép sẽ lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam, do chính bàn tay, trí tuệ, tiền bạc và công sức của người Việt Nam tại chính Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất, ông Long cũng không khỏi trầm tư khi nhắc tới kế hoạch chinh phục thị trường ngoài nước. “Thời điểm này, chúng tôi chưa nghĩ tới việc mua bán hay đầu tư một cơ sở sản xuất ở nước ngoài, bởi tâm trí và tiền bạc đang dồn hết cho dự án tại Dung Quất, nhưng đúng là muốn mạnh hơn, đi được xa hơn thì chuyện đầu tư ra nước ngoài là tất yếu”. Một tầm nhìn khởi đầu để xây dựng một “đế chế” bền vững hơn, dài lâu hơn của Hòa Phát, cũng như câu chuyện mà ông Long và cộng sự đã làm được cách đây 18 năm, khi chập chững bước chân vào ngành thép xây dựng.

Những chia sẻ của Doanh nhân về dự án thép ở Dung Quất

Trò chuyện với chúng tôi, ông Trần Đình Long cho biết, trụ sở hiện này đã trở nên quá chật với quy mô của tập đoàn và Hoà Phát đang tìm một địa điểm mới tương xứng hơn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn không phải là trụ sở mà là kế hoạch tăng tốc sản xuất thép với nhà máy mới ở Dung Quất.

Những chia sẻ của Doanh nhân về dự án thép ở Dung Quất

Hòa Phát đã được nhận lời mời đầu tư dự án thép ở Dung Quất từ rất lâu nhưng vì sao đến giờ mới thực hiện? Việc có đầu tư dự án thép ở Dung Quất không còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan. Thực tế đến tháng 9/2016 Chủ đầu tư – Công ty Quảng Liên (Đài Loan) mới ký văn bản xin rút khỏi dự án. Còn về chủ quan, Hòa Phát là rất cẩn trọng, có khi chúng tôi “già” rồi nên luôn cẩn trọng (cười).

Hiện nay, ngành thép được bảo hộ nhiều nên các công ty đều tăng tốc đầu tư, với số vốn lớn để tận dụng cơ hội thị trường. Trong tương lai, nếu hàng rào bảo hộ giảm bớt thì Hoà Phát sẽ ra sao?

Nguyên tắc của Hòa Phát không phải là tính lúc mọi sự đang thuận, nhìn thấy khoản lời vài ngàn tỷ như năm 2016, mà phải tính lúc thị trường xấu nhất, thấp nhất mình vẫn sống được. Khi tìm được phương án tốt rồi chúng tôi mới quyết định đầu tư. Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi vì sao Hòa Phát mãi mới làm Dung Quất. Chúng tôi đã phải nghĩ rất lâu trước khi nhận lời đầu tư vào Dung Quất. Dự án đến bây giờ mới thực hiện cũng là bởi Hoà Phát phải cân nhắc tìm ra phương án phù hợp. Riêng về vấn đề bảo hộ, không phải chỉ Việt Nam mà còn tất các quốc gia trên thế giới đều đặt ra lộ trình bảo hộ các ngành công nghiệp xương sống giúp đất nước phát triển, tạo công ăn việc làm và tránh phụ thuộc vào nước ngoài.

Vậy rủi ro lớn nhất với các doanh nghiệp trong ngành thép Việt Nam là gì?

Rủi ro lớn nhất của các doanh nghiệp thép là rủi ro ngành. Nó không chỉ là rủi ro đối với dự án Dung Quất, mà là với bất cứ dự án nào tại Việt Nam. Thép Việt Nam là ngành công nghiệp nặng, chịu ảnh hưởng rất lớn từ áp lực sản lượng khồng lồ của Trung Quốc. Vốn là ngành có lợi thế cạnh tranh theo quy mô, nhưng chúng tôi xác định, đã ra ngoài đời thì phải chấp nhận cạnh tranh rồi.

Đầu tư vào Dung Quất, ưu thế của dự án thép trị giá 3 tỷ USD này là gì?

Dự án này có nhiều lợi thế lắm, đặc biệt về logistic. Đặc điểm của thép là rất rẻ, không phải là những sản phẩm giá trị cao như iPhone, iPad, mà là đồ thô, to, nên yếu tố logistic, vận tải là quan trọng hàng đầu. Riêng Dung Quất lại có lợi thế cực lớn về điều này. Nếu đến với dự án này, mọi người sẽ thấy dù là khu luyện thép nhưng không thể nhìn ra một chút quặng nào. Tất cả sẽ chạy trong băng tải kín, nối từ tàu vào lò cao để cho ra thép. Công nghệ như vậy không chỉ sạch về môi trường, mà còn giảm bớt được rất nhiều chi phí.

Trần Đình Long

Xét về lợi thế tương đối, dự án này nằm ở khu vực miền Trung, nên việc điều phối 2 miền sẽ thuận lợi hơn. Chúng tôi đã mua xong cảng ở Đồng Nai, rồi đây sẽ mua một cảng ở phía Bắc nữa để làm hệ thống giao thông theo chu trình khép kín cho nhà máy.

Trước dự án Dung Quất, Hòa Phát gây bất ngờ khi đầu tư vào nông nghiệp sau nhiều năm chỉ chuyên doanh thép, tôn. Hoà Phát đang bắt theo xu hướng đầu tư vào nông nghiệp như một số đại gia bất động sản khác đang làm?

Thời điểm trước khi có Dung Quất, chúng tôi đang trong giai đoạn chọn lựa nhiều ngành để mở rộng, và nông nghiệp chính là lựa chọn hợp lý. Nhưng nông nghiệp thực ra không có gì mới đối với Hòa Phát. Cách đây 20 năm, chúng tôi đã dự kiến làm thức ăn chăn nuôi, và cả gia súc nữa nhưng lúc ấy lực của chúng tôi chưa đủ, chỉ có thể chọn làm một việc, nên đành cất ý tưởng về nông nghiệp vào trong tủ. Giờ đến lúc chúng tôi lôi nó ra và thực hiện thôi, chứ không phải mới hay chạy theo phong trào, theo mốt gì đâu.

Nhưng giờ dự án Dung Quất với quy mô 3 tỷ USD đã khởi động, Hoà Phát có thay đổi gì với mảng nông nghiệp?

Không có chuyện giờ có Dung Quất thì bỏ mặc nông nghiệp. Ở Hòa Phát, khi đã quyết định làm, chúng tôi đều quyết tâm thực hiện đến nơi đến chốn. Với nông nghiệp, Hòa Phát vừa quyết định cắt cử một Phó chủ tịch HĐQT sang làm Tổng giám đốc công ty nông nghiệp để chuyên trách lĩnh vực này hơn. Tôi cũng xin kể thêm chuyển này để mọi người hiểu hơn về văn hóa của Hòa Phát. Đầu tháng 3, tôi đi công tác Sài Gòn, cực kỳ bận với dự án Dung Quất, nhưng vẫn bỏ ra 2 ngày không làm gì liên quan đến thép cả, ngay cả gặp giám đốc chi nhánh thép ở Sài Gòn cũng không. Hai ngày đó tôi đi để giải quyết triệt để chi nhánh điện lạnh của Hòa Phát, ngành kinh doanh vốn không tồi nhưng không được tốt như mong đợi. Doanh số điện lạnh của Hòa Phát là 700 tỷ đồng một năm, chỉ bằng một vài ngày bán hàng của bên thép, nhưng tôi vẫn phải đi. Ở Hòa Phát không có gì cái gì là làm nửa chừng cả.

Vậy mục tiêu doanh thu 100.000 tỷ đồng vào năm 2020 của Hòa Phát (tăng gấp 2,5 lần năm 2016) là thận trọng hay táo bạo?

Chúng tôi đặt khẩu hiệu “Tầm vóc mới – Sức mạnh mới” có vẻ hơi hô khẩu hiệu, nhưng con số 100.000 tỷ đồng sẽ là mức doanh thu tối thiểu chúng tôi dự kiến đạt được. Doanh thu của Hòa Phát bây giờ là 40.000 tỷ đồng, nên khi có Dung Quất với 4,5 triệu tấn thép năm 2020 thì chúng tôi có thêm 60.000 tỷ đồng nữa, chưa kể các ngành khác của Hoà Phát hiện nay như tôn mạ màu, ống thép… cũng tiếp tục phát triển thêm. Vì thế, mục tiêu doanh thu tăng gấp hơn 2,5 lần vào năm 2020 là một kế hoạch thận trọng. Thị phần thép của Hoà Phát lúc đó sẽ vào khoảng 30%.

Mục tiêu đó có tính tới khả năng dự án thép Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen được thông qua kế hoạch đầu tư và có sản phẩm vào thị trường để cạnh tranh không?

Cà Ná vào thị trường cũng không sao cả, vì truyền thống của Hòa Phát là xe lu, đi thẳng giữa đường, luôn đương đầu với cạnh tranh. Năm nay, Hoà Phát sẽ kỳ niệm 25 năm thành lập, chúng tôi có truyền thống là đã nói ra miệng điều gì thì sẽ cố gắng thực hiện bằng được.

Để có vốn thực hiện dự án Dung Quất, Hòa Phát lên kế hoạch phát hành 250 triệu cổ phiếu. Kế hoạch này bị một số người gọi là “in giấy”. Ông nghĩ sao về điều đó?

Trước một sự kiện thì có nhiều ý kiến lắm, nhưng khi tôi trình bày trước cổ đông thì mọi người đều tin tưởng. Chúng tôi phát hành để có vốn đối ứng với ngân hàng, cần bao nhiêu tiền thì phát hành đúng bằng đó. Từ khi niêm yết đến giờ, Hoà Phát chưa phát hành cổ phiếu lần nào, đây là lần đầu tiên và có lẽ sẽ là lần phát hành duy nhất trong ít nhất 10 năm tới. Kế hoạch này là bước đi cần thiết cho chiến lược tăng tốc của tập đoàn. Nếu kế hoạch đầu tư cho dự án Dung Quất chia làm 2 giai đoạn thì việc phát hành cũng chưa cần. Nhưng với doanh nghiệp, đứng lại là chết mà đi chậm cũng chết, phải tăng tốc thôi.

Là người lãnh đạo Hòa Phát từ một công ty nhỏ, cho đến lúc trở thành tập đoàn lớn, ông thấy mình có gì thay đổi?

Với cá nhân thì tôi thấy vẫn thế, vẫn sinh hoạt thế, cách điều hành thế. Nhưng suy nghĩ, có chăng, là cẩn trọng hơn. Bởi mọi quyết định bây giờ có ảnh hưởng lớn hơn, nếu thiệt thì thiệt lớn, mà lợi cũng lợi lớn. Chính vì thế, trước đây tôi tự quyết lấy mọi việc, giờ thường đưa lên lấy ý kiến phản biện của nhiều người cho cẩn thận.

Người ta đồn rằng ở Hoà Phát thì họ hàng của lãnh đạo không được vào làm việc tại công ty. Điều này thực hư ra sao?

Không phải! Chính xác phải là không lấy tiêu chí họ hàng để tuyển dụng, chứ họ hàng trong công ty này cũng nhiều chứ. Chúng tôi không điều hành theo cách cực đoan đến vậy đâu. Họ hàng ở trong công ty rất nhiều, nhưng đều ở những vị trí rất bình thường. Trước đây, khi tôi làm kinh doanh một thời gian, công ty cũng to rồi, có một người thân khuyên rằng: “Phải đưa người nhà vào một số vị trí quan trọng để quản lý tiền cho mình thì mới an tâm. Chứ làm lớn như vậy tiền nong không cẩn thận là mất hết!”. Lúc đó, tôi trả lời: “Không cần như vậy đâu!”. Chúng tôi vận hành các vị trí trong công ty theo năng lực, công việc chứ không liên quan đến họ hàng. Cái này thì không thể nói hay hoặc dở được được, mà là chính sách của mỗi công ty mỗi khác. Nhưng tôi nghĩ ngày hôm nay chúng tôi thành công ở điều đó đấy, vì không biến Hoà Phát trở thành một tập đoàn họ hàng.

Vậy còn vợ các sếp của Hoà Phát có can thiệp vào chuyện công ty không, như vợ ông còn có tên trong danh sách cổ đông lớn?

Các bà vợ thì tuyệt đối không được làm ở đây, nhất là vợ của các lãnh đạo công ty. Ngay cả vợ tôi cũng vậy, tuyệt đối không giao vị trí, hay công việc gì ở Hòa Phát cả. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc Hòa Phát không trọng dụng phụ nữ. Là một công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng, nhưng tỷ lệ nữ giới ở Hòa Phát làm lãnh đạo khoảng trên 30%, và nhiều người ở vị trí lãnh đạo cấp cao. Tôi nghĩ mình nên được tặng danh hiệu vì sự tiến bộ của phụ nữ (cười to). Nói đùa vậy thôi chứ tôi thấy cán bộ nữ ở đây có nhiều tố chất nổi trội như chăm chỉ, cẩn thận và thú thật là họ cũng rất giỏi.

Vậy các con của ông có tham gia vào việc kinh doanh trong tâp đoàn không?

Tôi có 2 con, trước cả hai đều làm ở đây nhưng giờ cô con gái vừa nghỉ để ngó nghiêng làm cái khác. Còn con trai học chưa ra trường, nhưng đã bắt đầu tiếp cận rồi. Tôi cũng hướng con vào đây nhưng có làm được hay không thì không phải do mình, mà là do con. Hơn nữa, con tôi muốn làm cũng phải từ nhỏ mà lên, chứ không thể nghiễm nhiên ngồi ngay vào vị trí cao cấp. Cái đó ở Hòa Phát là không có đâu!

Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long nói gì về việc giá quặng sắt liên tục tăng?

Khi được hỏi về giá cổ phiếu Hòa Phát đã giảm rất mạnh từ đầu năm, ông Long cho rằng “Giá cổ phiếu Hòa Phát bị tác động bởi rất nhiều yếu tố. Mình cứ làm tốt nhất có thể, sớm muộn gì thị trường cũng nhận ra”. Năm 2018 Hoà phát tiêu thụ khoảng 2,2 triệu tấn thép xây dựng (chiếm 25-27% thị phần), kế hoạch 2019 tiêu thụ 3-3,3 triệu tấn thép xây dựng, từ 2020 khi giai đoạn 1 của Dung Quất đi vào vận hành mỗi năm Hòa phát sẽ sản xuất 4 triệu tấn thép xây dựng, “việc để tiêu thụ khối lượng 4 triệu tấn thép một năm là một nhiệm vụ khó, Ban lãnh đạo và cán bộ Hòa Phát dành rất nhiều tâm trí vào đây”, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long chia sẻ.

Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long nói gì về việc giá quặng sắt liên tục tăng?

Tiến mạnh mẽ vào thị trường miền Nam

Một tuần trước, Hòa Phát lần đầu tiên tổ chức hội nghị khách hàng lớn nhất phía Nam. Tại hội nghị này Hòa Phát gửi 2 thông điệp là Hòa Phát sẽ tiến mạnh mẽ vào thị trường phía Nam từ năm nay và cam kết sẽ đồng hành cùng với các nhà phân phối, đại lý và khách hàng. Hòa Phát cam kết với khách hàng luôn có sẵn hàng để bán, đảm bảo thời gian giao hàng, chủng loại. Một trong các động thái là vừa qua Hòa Phát đã đầu tư 500 tỷ mua cảng Đồng Nai để đưa thép xây dựng vào phía nam, đầu tư một cảng ở cần thơ để cho miền Tây và Campuchia.

Theo số liệu tìm hiểu của Trí thức trẻ, 6 tháng đầu năm 2018, Hòa Phát đã xuất khẩu được 77.500 tấn thép sang thị trường Campuchia, đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hòa Phát ở thời điểm hiện tại. Hòa Phát mới xuất sang thị trường này từ tháng 7/2018, 6 tháng cuối năm trước, tổng lượng xuất khẩu chỉ đạt 48.900 tấn, như vậy nếu so với kỳ trước, tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Campuchia là 58%. Tổng lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 đạt 123.500 tấn, cả năm 2018 đạt 240.000 tấn. Theo số liệu của Hiệp hội thép, 60% lượng thép xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường Asean, trong đó tính đến hết tháng 5/2019 sản lượng xuất khẩu thép sang Campuchia đạt 741 nghìn tấn, tăng 52,8%. Ông Trần Đình Long cho biết: “Cuộc đua trên thị trường là cuộc đua thời gian giao hàng, HPG sẽ đảm bảo thời gian giao hàng thuộc nhóm tốt nhất ở phía Nam”.

Khó khăn nào cũng vượt qua

Tại Hội nghị bán hàng tổ chức vào tuần trước, Chủ tịch HPG đã gặp các trưởng bộ phận của Hoà Phát, các đầu lĩnh ở các khu vực nhận chỉ tiêu giao cho đều thực hiện. “Sản xuất 4 triệu tấn sẽ bán hết 4 triệu tấn”, ông Long khẳng định. “Quan ngại thì rất quan ngại nhưng khó khăn nào cũng vượt qua, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành”. Năm nay Hòa Phát có thêm sản phẩm thép dưỡng lực (thép cường độ cao), tháng 3/2020 tập đoàn phấn đấu ra thép cuộn cán nóng HRC, với quy mô ngang với thép xây dựng. Quý 2/2020 dây chuyền thép cán nóng sẽ hoàn tất. Tổng tiêu thụ HRC năm 2018 của toàn thị trường Việt Nam là 10 triệu tấn, công suất của Formosa 5 triệu tấn, HPG 3 triệu tấn, như vậy nhu cầu vẫn phải nhập khẩu, do đó áp lực cạnh tranh với Formosa không quá lớn.

Về lo ngại giá quặng sắt tăng (chiếm 30-35% chi phí sản xuất thép), ông Long cho biết Hòa Phát xây dựng khu liên hợp thép với một tầm nhìn lâu dài 20-30 năm, “chúng ta sẵn sàng “chấp nhận” và sống cùng” nó, lợi nhuận có thể giảm ngắn hạn nhưng cũng có lúc giá quặng giảm mạnh hơn giá thép phế thì sao”. Do đó ông Long cho rằng “đầu tư cổ phiếu Hòa Phát là đầu tư lâu dài”. “Trên một chặng đường dài sản xuất từ thượng nguồn tôi đảm bảo tốt hơn rất nhiều”. Khi được hỏi về giá cổ phiếu Hòa Phát đã giảm rất mạnh từ đầu năm, ông Long cho rằng “Với tư cách là một cổ đông, là cổ đông lớn nhất, có thông tin thế nào tôi nói như thế còn việc đánh giá cổ phiếu là do thị trường. Giá cổ phiếu Hòa Phát bị tác động bởi rất nhiều yếu tố. Mình cứ làm tốt nhất có thể, sớm muộn gì thị trường cũng nhận ra”.

Về lĩnh vực nông nghiệp, Hoà Phát năm nay làm rất tốt. Lĩnh vực chăn nuôi, bò hiện nay đang giữ vị trí số 1 về bò nhập khẩu, lập 3 trại tại 3 miền phân phối khá tốt. Đợt này HPG nhập 3 tàu bò từ Úc về vì không đủ hàng bán. Công ty chăn nuôi heo vẫn đang khó khăn do dịch tả lợn Châu Phi. Trại gà, sản lượng đạt 500.000 quả trứng/ngày. Công ty nông nghiệp 6 tháng đạt doanh thu 3.600 tỷ, lợi nhuận 108 tỷ. Đánh giá về thị trường 6 tháng cuối năm, ông Long cho rằng với tình hình giá quặng nếu vẫn tiếp tục cao như hiện tại và thị trường xây dựng chưa khởi sắc, kết quả kinh doanh của Hòa Phát sẽ khó hơn tuy nhiên chủ tịch Hòa Phát “cam kết sẽ làm tốt nhất trong khả năng của mình”. Tổng sản lượng cả năm 2019 sẽ khoảng 3 triệu tấn và “bán hết”. Ông Long tự tin sẽ hoàn thành kế hoạch năm, còn nếu vượt kế hoạch thì “sẽ không vượt cao”. Giá quặng mua trung bình theo tháng nên nếu không có sự đột biến của giá quặng thì biên lợi nhuận gộp sẽ không thể cải thiện. Ông Long chia sẻ, mấy ngày hôm nay Chính phủ Brazil đã cho Bale tái khởi động một số mỏ.

Định hướng của Hòa Phát không thay đổi. “Tôi không cần phải hát hay hơn so với thực tế đâu”, chủ tịch Hòa Phát nói. Tổng tài sản của Hòa Phát hiện tại hơn 90.000 tỷ, phấn đấu doanh thu từ 2020 sẽ đạt trên 100.000 tỷ, lợi nhuận một năm dao dộng từ 6.000 – 10.000 tỷ, đóng góp cho ngân sách nhà nước từ 8.000 – 10.000 tỷ/năm. Hòa Phát đang liên hệ với một vài tổ chức tư vấn chiến lược trên thế giới như Mc Kensey ..làm tư vấn chiến lược cho tập đoàn. “Tôi muốn có thêm các đánh giá từ phía bên ngoài để định hướng cho tập đoàn giai đoạn 20-30 năm sau, năm 2030-2045”, ông Long chia sẻ.

Đứng lại là chết mà đi chậm cũng chết

Với suy nghĩ ấy, ông Long cùng các đồng nghiệp anh em của mình đã không ngừng đổi mới và nâng tầm Hòa Phát từ khi khởi nghiệp đến nay. Từ một công ty nhỏ chuyên buôn bán các loại máy xây dựng, Hòa Phát tấn công ngành thép và trở thành tập đoàn tư nhân lớn nhất. Rồi từ sự thành công trong ngành thép, Hòa Phát tiếp tục đá chân sang bất động sản, điện lạnh, nội thất rồi làm dự án nông nghiệp… “Tôi là con người hành động, giải quyết việc rất nhanh, luôn nhìn về phía trước và không hài lòng với những gì mình đang có.” – “Vua Thép” tự nhận xét về mình.

Đứng lại là chết mà đi chậm cũng chết

Trong những chia sẻ của ông Trần Tuấn Dương – Tổng giám đốc hiện tại của Hòa Phát nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập doanh nghiệp, những người quan tâm được biết đến câu chuyện “các anh em” đi buôn tiểu ngạch thuở đó đã phải bò lên núi bằng 2 tay 2 chân, bê bết bùn đất mới vượt qua biên giới. Trải qua nhiều khổ cực, đúc kết nhiều kinh nghiệm, Hòa Phát mới được như bây giờ. Còn năm nay, vì muốn làm một cú cất cánh cho doanh nghiệp “khủng long” của mình, Hòa Phát mới quyết định phát hành cổ phiếu để huy động vốn, đầu tư cho dự án Dung Quất. Đây là lần đầu tiên Hòa Phát phát hành cổ phiếu kể từ khi lên sàn đến nay và có lẽ sẽ là lần phát hành duy nhất trong ít nhất 10 năm tới.

không bao giờ ông để Hòa Phát dừng bước và như vừa nói, ông cũng không để doanh nghiệp đi chậm trong thời buổi này.)

Thị phần thép xây dựng của Hòa Phát hiện tại đứng đầu thị trường với 25%. Theo ông Long, tại một đất nước đang phát triển như Việt Nam, ngành công nghiệp nặng như thép có tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm. Khi thị trường tiếp tục nở to ra mà doanh nghiệp không đầu tư mở rộng, xây dựng nhà máy thì rõ ràng sẽ bị chậm lại, thị phần giảm xuống. Với tính cách của mình, không bao giờ ông để Hòa Phát dừng bước và như vừa nói, ông cũng không để doanh nghiệp đi chậm trong thời buổi này.

Trước những nghi ngại về tình trạng dư thừa thép, về các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài hay hiệu quả đầu tư của dự án Dung Quất thấp hơn nhiều so với dự án Hải Dương hiện tại, Chủ tịch HĐQT của Hòa Phát chỉ nói ngắn gọn: “Truyền thống của Hòa Phát là cứ xe lu mà giữa đường thẳng tiến, không quan tâm đến ai cả. Không phải nổ đâu mà từ trước đến chúng tôi giờ vẫn thế”.

Những người quen của ông Long nói rằng, ông giản dị một cách xù xì. Sự giản dị xù xì thể hiện ngay trong cách ăn mặc, cách thể hiện cảm xúc trong những câu chuyện ngoài công việc. Là một doanh nhân nổi tiếng, nằm trong top những người giàu nhất sàn chứng khoán, không ai lại không gọi ông Trần Đình Long là đại gia. Ông Long nói thẳng: “Theo tôi, không ai thích bị gọi là đại gia, nhất là khi mọi người thường có cái nhìn tiêu cực về giới siêu giàu. Nhưng tôi nói thật, mình thích hay không thì người ta vẫn gọi như thế, sống chung với lũ là xong”.

Phòng làm việc của Chủ tịch Hòa Phát khá rộng, có treo những bức tranh phong cảnh rất lớn. Cách bài trí tạo nên cảm giác về một phong cách sống phóng khoáng và tự tin. Không chỉ thế, ngoài ban công còn có một tiểu cảnh trồng nhiều cây và hoa khiến người ta nghĩ rằng doanh nhân này thật “thi vị”. “Không, mọi người làm cho, chứ tôi có để ý đâu.” – Chủ tịch của Hòa Phát thật thà chia sẻ. Dân dã và xuề xòa như thế nhưng năm 2010, ông Long đã “chơi trội” khiến dư luận ầm ĩ vì mua máy bay riêng. Khi ấy, báo chí tràn ngập thông tin về máy bay của ông, từ mức giá 5 triệu USD đến chi phí 2 tỷ đồng/tháng để “nuôi” chưa kể nghe đâu, ông còn phải xây một sân bay riêng. Nhắc lại, ông Long chỉ cười: “Tôi không màu mè gì đâu nhưng mình thích thì mình làm thôi. Có máy bay, đi lên mỏ cũng bớt được nhiều thời gian nhưng chủ yếu để chơi là chính. Tôi dùng tiền riêng chứ có dùng tiền của Tập đoàn đâu”.

Trước “thú vui” với phi cơ triệu đô, ông Long cũng nổi tiếng với biệt danh “bầu Long” của đội bóng đá Hòa Phát. Ông say mê bóng đá và hồi sinh viên, ông là một cầu thủ nổi tiếng của đội bóng trường Đại học Kinh tế quốc dân Khóa 22. Năm 2011, Hòa Phát chuyển giao đội bóng cho ACB, tuyên bố từ bỏ bóng đá. Giờ nhắc lại, ông Long vẫn xúc động. “Làm bóng đá thích lắm. Bây giờ anh em gặp nhau vẫn nói 7 năm làm bóng đá rất hạnh phúc. Tất nhiên là vất vả khổ sở, có thể nói đó là một gánh nặng nhưng lại là gánh nặng êm vai”.

“Làm bóng đá thích lắm. Bây giờ anh em gặp nhau vẫn nói 7 năm làm bóng đá rất hạnh phúc. Tất nhiên là vất vả khổ sở, có thể nói đó là một gánh nặng nhưng lại là gánh nặng êm vai”.

Ít ai biết người đàn ông quyết liệt và có phần nóng tính này từng là học sinh giỏi văn, luôn có mặt trong đội tuyển thi học sinh giỏi văn của trường. Chất “thi vị” ấy đến giờ cũng không có nhiều thay đổi. Ông Long cho biết, khi có thời gian rảnh rỗi, ông thường chơi golf còn buổi tối hay xem phim, bàn chuyện chính trị, thời sự và nghe các bài hát thời xưa. Nếu tìm một người bất kỳ đã từng gặp “vua Thép” và hỏi: Ông Trần Đình Long là người như thế nào? Chắc hẳn sẽ được nhận lại rất nhiều câu trả lời. Là một người nóng tính, đáng sợ. Một người làm việc như trâu. Một người thân thiện, cởi mở… hoặc có khi lại lời nhận xét: ông ta có vẻ ngông. Nhưng tựu chung sẽ đều thấy được ở doanh nhân này một cảm giác, đó là đáng tin cậy. Ông ta nói là làm, làm là làm đến cùng và làm một cách đường hoàng.

Nếu thị trường sập, Hòa Phát là người chết cuối cùng!

Ông Trần Đình Long ít khi xuất hiện trên báo chí. Người ta nhìn thấy doanh nhân này lâu nhất là tại các cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên của Hòa Phát. Năm nào cuộc họp cũng đông nghịt nhà đầu tư và thường là cổ đông dài hạn đã đồng hành cùng Hòa Phát suốt thời gian rất dài. Ông Long thậm chí nhớ mặt những cổ đông ấy. Trong suốt 3 – 4 tiếng đồng hồ của cuộc họp, ông Long luôn là người quyết liệt và dứt khoát. Có một năm, cổ đông ầm ĩ chuyện công ty đặt kế hoạch kinh doanh thấp, và năm nào Hòa Phát cũng bị chê như vậy. Ông Long trình bày: “Chúng tôi luôn thận trọng trên cơ sở tính toán kỹ càng. Không nói thì thôi, nói ra rồi thì phải đạt được”. Thế nhưng cổ đông vẫn gay gắt. “Tức mình”, ông Long quyết định luôn: Tăng kế hoạch lợi nhuận, thông qua ngay tại đại hội, không tranh cãi thêm. Tăng kế hoạch đồng nghĩa với việc tăng áp lực cho bộ máy của Hòa Phát. Dù quyết luôn tại đại hội như thế, nhưng thực chất vị Chủ tịch cũng dự kiến kế hoạch đó nằm trong khả năng. Thực tế, mọi điều mà doanh nhân này quyết định nói và làm đều tính toán đến phương án dự phòng.

Chủ tịch Hòa Phát tâm sự: “Chúng tôi không tính kế hoạch trong điều kiện thị trường thuận lợi mà tính đến trường hợp thị trường xấu nhất, mình vẫn sống được”

Mà có lẽ nếu “đuối” một tí, cũng phải “hùng hục” làm cho đạt thì thôi. “Nếu như người ta chơi cờ tính được 3-5 nước đã là “khủng khiếp” thì ông Long được ví là người chơi cờ tính trước đến 20 nước”, một người quen của ông Long nhận xét. Những người từng tiếp xúc với ông Trần Đình Long thường có cảm nhận về sự cụ thể, rõ ràng, không tránh né. Vì thế, đối với các cổ đông, chất vấn thì chất vấn, đòi hỏi thì cứ đòi hỏi, khi ông Long trình bày xong, quyết xong, cả hội trường phía dưới đều nhất loạt vỗ tay hoan hô. Mới đây “cỗ xe lu” – như ông Long vẫn gọi Hòa Phát – đã gây bất ngờ với kế hoạch doanh thu 100.000 tỷ đồng vào năm 2020, tức tăng gần 3 lần so với năm 2016 – một năm được hưởng nhiều yếu tố thuận lợi đột biến.

Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long: “Mình thích thì mình làm thôi”

Xe lu muốn đổi vận thành máy bay nên quyết liều một phen? Không, ông Long nói chắc chắn: Đó là kế hoạch thận trọng chứ không hề táo bạo. Riêng dự án Dung Quất – dự án đã khiến Ban lãnh đạo công ty mất 4 tháng nghiên cứu kỹ càng trước khi ra quyết định, sẽ là dự án trọng điểm để doanh nghiệp đạt được kế hoạch này. Với sự thận trọng và kỹ tính của mình, ông Trần Đình Long rất tự tin khi nói rằng “Nếu thị trường có sập, Hòa Phát sẽ là người chết cuối cùng”. Cũng tại đại hội thường niên, cổ đông thường chất vấn câu hỏi: Tại sao chia thưởng và trả thù lao cho Ban lãnh đạo cao? Ông Long nổi giận: “Tôi đã nói nhiều lần, người có công người có của”. Hiện tại, Hòa Phát là doanh nghiệp lớn nhất ngành thép đang niêm yết trên thị trường chứng khoán. Doanh thu, lợi nhuận luôn tốt, ngay cả trong thời kỳ khó khăn nhất. Hàng năm đều trả cổ tức bằng tiền mặt. Trong 2 năm qua, giá cổ phiếu liên tục chinh phục đỉnh cao lịch sử.

Trên đây là những thông tin liên quan đến doanh nhân Trần Đình Long do dvt.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bà viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin cần thiết liên quan đến doanh nhân tài ba này.