Tại Việt Nam, các loại cây thân gỗ thường được biết đến trong việc dùng làm nguyên liệu xây nhà, đóng bàn, tủ,…Nhưng ít ai biết có rất nhiều loại cây thân gỗ còn được sử dụng như một vị thuốc trong Đông y. Cây sòi là ví dụ điển hình.
Theo Lương y Nguyễn Đình Cự, người đang làm việc tại một phòng khám ở Thái Bình, sòi là một loại cây họ thầu dầu, thường mọc hoang ở các vùng đồi núi. Hiện nay, nhiều nơi trồng sòi xanh để lấy bóng mát và làm cảnh. Sòi được tìm thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Tại các nước này, người dân thường thu hái hạt sòi để ép dầu.
Tại Việt Nam, cây sòi mọc hoang ở khắp nơi ở miền Bắc và miền Trung, ở miền Nam ít thấy. Người dân nước ta thường dùng lá cây sòi để nhuộm vải màu đen, ít khi dùng quả.
Sòi là một vị thuốc Đông y có tính hơi ấm, vị đắng, có tác dụng sát trùng, thông tiện, giải độc, tiêu thũng, lợi niệu, trục thủy.
"Loại cây này cả rễ, vỏ thân, lá và hạt đều có thể được sử dụng làm dược liệu, làm các loại thuốc. Mỗi bộ phận có tác dụng riêng và công dụng chữa các loại bệnh khác nhau", lương y Nguyễn Đình Cự cho biết.
Tuy nhiên, lương y cũng lưu ý sòi có chứa một lượng độc tính nhẹ, cần lưu ý khi sử dụng.
"Cây sòi là một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, sòi có chứa một lượng độc tính nhẹ, dùng lâu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, khi cần sử dụng mọi người nên trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn", lương y Nguyễn Đình Cự lưu ý.
Một lương y khác ở Hà Nội, lương y Nguyễn Thanh Tùng, cho biết cây sòi có thể dùng để sát trùng, lợi niệu, tiêu trực, thông tiện. Đây cũng là dược liệu thường được sử dụng để điều trị phù thũng, táo bón, dùng ngoài chữa viêm da mủ, ngứa lở, mề đay, mẩn ngứa toàn thân,