Hiện nay lưới an toàn là một trong những sản phẩm ngày càng phổ biến được nhiều người lựa chọn lắp đặt cho các căn hộ chung cư. Cũng như nhà cao tầng để đảm bảo an toàn cho mọi người và động vật nhất là những gia đình có trẻ nhỏ, tránh được rủi ro không đáng có xảy ra mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cho ban công. Vậy lưới an toàn là gì? công dụng của nó như thế nào? Ưu điểm là gì? Nếu bạn đang có chung những thắc mắc này hãy cùng chúng tôi tìm lời giải trong nội dung bài viết dưới đây.
Lưới an toàn là gì?
Lưới an toàn ban công là loại lưới giúp bảo vệ an toàn cho trẻ nhỏ và người lớn sống trong các chung cư, nhà cao tầng. Loại lưới này thường được lắp đặt ở khu vực ban công – vị trí dễ xảy ra tai nạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lưới an toàn để lắp ở cầu thang, cửa sổ lớn, giếng trời…
Ngày nay, lưới an toàn ban công được sử dụng rộng rãi trong các căn hộ, chung cư có trẻ em. Do được thiết kế tinh tế nên lưới an toàn ban công được coi như một hàng rào vô hình không ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà, bởi lớp “bảo vệ” này sẽ không thể hiện rõ trong tầm nhìn xa 15 mét.
Cấu tạo của lưới an toàn
Cấu tạo của cửa lưới ban công gồm hai bộ phận chính là hệ thống dây cáp và thanh nhôm. Cụ thể, thông tin chi tiết về vai trò và đặc điểm của từng bộ phận như sau:
Hệ thống dây cáp
Hệ thống cáp có nhiệm vụ định hình và sáng tạo. Hệ thống bao gồm nhiều sợi cáp, mỗi sợi cáp gồm lõi cáp thép không gỉ và lớp nhựa bên ngoài. Lõi cáp bằng thép không gỉ có độ bền cao, chịu được mọi va đập hay các tác nhân thời tiết. Để đảm bảo cáp được an toàn tốt nhất, cáp được bọc thêm một lớp nhựa PE chống mưa nắng.
Các thanh nhôm
Thanh nhôm dùng để cố định dây cáp ở hai đầu. Thanh nhôm được làm bằng hợp kim nhôm cao cấp có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt. Bên ngoài được phủ một lớp sơn tĩnh điện màu trắng làm tăng vẻ đẹp. Bề mặt của thanh nhôm là các lỗ bắt vít bằng sắt đúc sẵn và hệ thống bu lông để siết chặt dây cáp.
Những lợi ích tuyệt vời của lưới an toàn có thể bạn chưa biết
Lưới an toàn là sản phẩm bảo vệ được dùng phổ biến cho nhà cao tầng, chung cư. Hiện có khá nhiều loại lưới an toàn dùng cho các vị trí khác nhau trong nhà ở như lưới an toàn ban công, lưới an toàn cầu thang, lưới an toàn cửa sổ… Khi dùng lưới an toàn, bạn sẽ được tận hưởng rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Dưới đây là một số lợi ích thiết thực nhất mà bạn có thể được tận hưởng khi lắp đặt lưới an toàn.
Lưới an toàn bảo vệ tối đa cho gia đình
Đúng như tên gọi, sản phẩm lưới an toàn có công năng chính là bảo vệ an toàn về tính mạng, tài sản cho các gia đình. Thông thường khu vực ban công, cửa số hay cầu thang là những vị trí tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các tai nạn bất ngờ cho các thành viên trong gia đình.
Thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp trẻ em hoặc người già té cầu thang, ban công dẫn đến những hậu quá đau lòng.
Khi có lưới an toàn các sự cố té ngã gần như được khắc phục tuyệt đối, bạn sẽ an tâm hơn khi các thành viên trong gia đình hoạt động, vui chơi gần cửa sổ, ban công…
Với cấu tạo từ khung nhôm cao cấp và sợi cáp inox chất lượng cao không bị han gỉ bởi tác động của thời tiết, lưới an toàn đóng vai trò như một tấm màng chắn bảo vệ hiệu quả cho các thành viên trong gia đình.
Lưới an toàn gia tăng tính thẩm mỹ cho khu vực lắp đặt
Nhiều người cho rằng lắp lưới an toàn sẽ hạn chế tầm nhìn khiến không gian bị tù túng. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại, thiết kế tinh tế của lưới an toàn không những không gây cản trở tầm nhìn mà còn gia tăng đáng kể tính thẩm mỹ cho không gian lắp đặt.
Những sợi cáp được bọc nhựa PE siêu mỏng được lắp đặt tinh tế giúp không gian lắp đặt vẫn có đủ độ sáng như khi chưa lắp đặt, tầm nhìn không bị cản trở. Đặc biệt, nếu nhìn từ khoảng cách vài mét, lưới an toàn dường như vô hình.
Ngoài ra, bạn có thể treo các loại cây cảnh trang trí trên lưới an toàn để tạo không gian xanh mát cho khoảng không gian ban công hay cửa sổ của nhà ở.
Lưới an toàn hỗ trợ chống trộm hiệu quả
Đây là một lợi ích bất ngờ của lưới an toàn, bản thân thiết kế của lưới vừa bảo vệ các thành viên trong gia đình lại vừa có tác dụng ngăn cản sự đột nhập từ bên ngoài. Đặc biệt nếu bạn lắp đặt thêm cảm ứng chống trộm lên lưới an toàn thì tính năng này còn phát huy hiệu quả hơn nữa.
Những nơi phù hợp để lắp đặt lưới an toàn
Ngoài ban công chung cư, lưới an toàn còn được lắp đặt tại nhiều nơi trong không gian của một ngôi nhà như:
Lắp đặt lưới an toàn cho cầu thang
Cầu thang khi xây dựng thì luôn có những khoảng trống nguy hiểm, nhất là cầu thang dạng xoắn ốc, vì vậy nên lắp đặt lưới bảo vệ an toàn cho cầu thang.
Lắp đặt lưới an toàn cho cửa sổ
Như ban công, cửa sổ là nơi dễ bị trộm xâm nhập và có thể gây nguy hiểm khi không được bảo vệ an toàn kĩ.
Lắp đặt lưới an toàn cho hành lang trường học
Nhất là nhà trẻ, trường mẫu giáo và tiểu học. Nơi có những đứa trẻ tinh nghịch và chưa hiểu được hết những nguy hiểm sẽ xảy ra. Tính hiếu động ham chơi, nô nghịch thì việc thực hiện các biện pháp an toàn là điều rất cần thiết.
Lắp đặt lưới an toàn cho bể bơi
Nếu sử dụng nhiều và có trẻ nhỏ thì lưới bảo vệ an toàn sẽ đảm bảo sự an toàn khi những đứa trẻ tự ý đi quanh khu vực bể bơi.
Làm thế nào để chọn được lưới an toàn tốt nhất?
Để có thể chọn được dòng sản phẩm cửa lưới an toàn loại nào tốt nhất, bạn phải đặt ra tiêu chuẩn cho mình trước khi chọn mua, đồng thời tìm hiểu kỹ thị trường cung cấp cửa lưới để tránh gặp phải hàng giả, hàng nhái hoặc mua đắt hàng không phù hợp.
Lưới an toàn tốt phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Thiết kế chắc chắn và bền đẹp, do cửa lưới an toàn lắp đặt ngoài cửa sổ nên sản phẩm này cần phải thật sự bền vững theo thời gian. Nếu không, nó có thể dễ dàng trở thành mối nguy hiểm khi chẳng may bị rơi hoặc bị ai đó nắm chặt.
- Ngoài ra, thiết kế của lưới an toàn tốt cũng cần phải đẹp, để không làm hỏng kết cấu xây dựng của ngôi nhà. Bạn cần chọn dây mạng không cản đường nhìn, đặc biệt không biến không gian nhà bạn thành chuồng cọp rủ xuống.
- Lưới an toàn chất lượng tốt đương nhiên sẽ có giá chuẩn, nhưng không phải vì thế mà giá càng cao càng tốt. Ngược lại, hiện nay dòng lưới an toàn vẫn hợp lý hơn, bạn phải tìm hiểu kỹ trước khi mua.
Hướng dẫn các bước lắp lưới an toàn
Muốn tiến hành lắp đặt trước hết phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết dưới đây.
Các dụng cụ chuẩn bị trước khi lắp:
- Các thanh nhôm
- Dây cap bọc nhựa
- Các con ốc vít để định vị
- Máy khoan cầm tay
- Vít nở sắt hoặc vít nở nhựa
- Thang nhôm
Các bước lắp đặt
Bước 1: Cố định các thanh nhôm
- Trên thanh nhôm đã có những lỗ sẵn để bắt vít vào để cố định thanh. Khoảng cách giữa các lỗ là 5cm-10cm, được tính theo khả năng chịu đựng của thanh.
- Nếu điểm cố định là bê tông thì ta dùng vít nở sắt là tốt nhất.
- Điểm cố định là tường thì phụ thuộc vào độ chắc của tường mà ta dùng vít nở sắt, vít nở nhựa với các kích cỡ khác nhau cho phù hợp với khả năng chịu tải.
- Nếu điểm cố định là sắt hoặc Inox thì ta dùng vít tự khoan.
Chú ý: Khi lắp thanh phải tính toán ốc vít sao cho nó xem kẽ nhau để 2 ốc gần nhau của thanh này phải nằm giữa 2 ốc cách xa nhau của thanh kia. Điểm bắt đầu của dây phải là một ốc đứng độc lập ở đầu trên bên trái. (hoặc đếm mắt để cáp đan vào mới vừa và đẹp).
Bước 2: Căng cap inox
Đầu tiên, ban cố định 1 đầu dây từ phía bên trái trước
- Sau đó luồn dây đi qua 2 ốc vít nằm ngang gần nhau rồi tiếp tục đi lên, đi xuống cho đến khi đi hết qua các ốc vít.
- Ta căng từng dây cáp một, đầu tiên cố định 1 đầu dây cần căng, rồi cố định tiếp 1 đầu bằng cách siết 3 con vít.
- Kéo căng sợi cáp từ ốc thứ 3 đến thứ 4, chú ý chỉ sử dụng lực vừa đủ vì lực quá tay khi dồn đến nhiều sợi sẽ tạo thành lực rất lớn kéo 2 thanh định vị lại và dễ làm bật tất cả ốc cố định 2 thanh định vị.
- Tiếp theo xoáy ốc số 2 và 3 bên dưới, đồng thời mở con ốc thứ 4 ra.
Lần thứ 2 ta siết con ốc, tính từ con ốc đã siết chặt đến con ốc thứ 8 tính từ nó. Sau đó ta lại dùng tay kéo ngang tương tự như bước ở trên.
- Siết chặt con ốc thứ 4 và thứ 5 lại, sau đó mở con ốc số 8 ra.
- Tiếp tục căng cáp cho đến khi hết, sau khi căng sợi cáp cuối cùng bạn cần khóa chết ốc lại. Sau đó khóa toàn bộ ốc bên trên lại rồi cắt cáp thừa đi.
Bước 3: Lắp thanh ốp vào che lưới
Lắp các ốp thanh ốp che vào các đầu giao giữa cáp ngang và cáp dọc và hoàn thành việc tự lắp đặt
Việc lắp đặt các thanh ốp che này là công đoạn cuối cùng của việc lắp đặt lưới an toàn nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cho loại lưới này.
Tuy nhìn có thể hơi phức tạp nhưng khi tiến hành thì cũng khá đơn giản, thông thường với diện tích lắp đặt khoảng 4m2-5m2 thời gian để hoàn thiện việc lắp đặt khoảng 1h đồng hồ.
Lưới bảo vệ có thể lắp đặt cho mọi không gian chật hẹp, ngoài ra lưới này còn có thể bảo vệ cửa sổ, giếng trời.Thời gian lắp đặt lưới an toàn: Thông thường 1 lưới khoảng 4-5m2 sẽ mất 1h để hoàn tất việc lắp đặt.
Có nên tự lắp đặt lưới an toàn không?
Tự lắp đặt lưới an toàn hoàn toàn không khó nhưng bạn phải là những người thợ kỹ thuật lành nghề, giàu kinh nghiệm mới có thể hoàn thiện được 1 hệ lưới an toàn hoàn hảo với độ căng phù hợp. Nếu không bạn có thể phải gặp những tình trạng dưới đây:
- Sử dụng máy khoan không thành thạo khiến tường bị nứt
- Căng cap không đủ lực dẫn đến trùng cap
- Nếu tường yếu thì cần gia cố, có rất nhiều cách gia cố phù hợp từng loại tường, phải tìm hiểu cách gia cố … hơi phức tạp
- Ban công cao thì cần có thiết bị bảo hộ, nếu không sẽ rất nguy hiểm
- Top 20 Công Ty Sản Xuất Và Buôn Bán Cà Phê Uy Tín Và Chất Lượng Tốt Nhất
- Ý Nghĩa Của Quả Cầu Trong Phong Thủy Có Thể Bạn Chưa Biết
- Ray Trượt Cửa Lùa – Đặc điểm cấu tạo, Có những loại ray trượt cửa lùa nào?
- Tiền Xu Phong Thủy – Ý Nghĩa Và Cách Sử Dụng Để Thu Hút Tài Lộc
- Trần Cót Ép – Hướng dẫn kỹ thuật thi công đơn giản chính xác