Doanh nhân Lê Thanh Thản – Tiểu sử, Sự nghiệp của Chủ tịch tập đoàn Mường Thanh

Được mệnh danh là “đại gia điếu cày”, Lê Thanh Thản – chủ Tập đoàn Mường Thanh là một trong những “ông trùm bất động sản” sở hữu hệ thống khách sạn Mường Thanh từ Nam ra Bắc nhưng lại có những thói quen vô cùng giản dị. Vậy “đại gia điều cày” Doanh nhân Lê Thanh Thản là ai?? Điều gì làm nên một “đại gia Mường Thanh” như ngày hôm nay? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Doanh nhân Lê Thanh Thản là ai?

Lê Thanh Thản được biết đến với biệt danh là đại gia điếu cày. Ông sinh năm 1949 và quê quán tại Diễn Châu, Nghệ An. Ông đang làm chủ tịch của tập đoàn Mường Thanh, một trong những tập đoàn lớn ở Việt Nam. Ngoài ra ông từng đảm nhiều khá nhiều các chức vụ khác. Đặc biệt ông đang là cái tên liên quan tới vụ việc lừa dối khách hàng do có sai phạm xảy ra tại dự án CT6 Kiến Hưng, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội.

le-thanh-than-1-1683271193.jpg

Chi tiết tiểu sử Lê Thanh Thản

Tên đầy đủ: Lê Thanh Thản
Biệt danh: Đại Gia Điếu Cày
Năm sinh: 1949
Tuổi: 72 (tính đến năm 2021)
Quê quán: Diễn Châu, Nghệ An
Trình độ: Tốt nghiệp cấp 3
Chức vụ: Chủ tịch tập đoàn Mường Thanh

Năm 1974, Lê Thanh Thản tốt nghiệp cấp ba. Sau đó ông ra trận với vai trò chiến sĩ thông tin trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.

Sau khi chiến tranh kết thúc, ông được làm Phó chánh văn phòng ở Lai Châu. Đến những năm đầu 90, Lê Thanh Thản thành lập Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu. Năm 1993, ông xây khách sạn Điện Biên Phủ ở Điện Biên. Sau khi khánh thành khách sạn, đúng dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Điện Biên.

Vào năm 1996, tỉnh Lai Châu đề nghị ông Thản nhượng lại khách sạn Điện Biên Phủ đổi bằng khu đất giá trị khác. Ông đồng ý và xây dựng khách sạn Mường Thanh. Đây là thời điểm mở màn của thương hiệu Mường Thanh.

Có khá nhiều người thắc mắc rằng vì sao gọi ông Lê Thanh Thản là “Đại gia điếu cày”. Bởi ông đang sở hữu cho mình khối tài sản khủng những vẫn giữ sở thích hút thuốc lào. Trên mỗi chiếc xe của ông đều có điều cày bên trong. Ngoài điếu cày, ông Thản còn thích ăn cá trích và đậu phụ mắm tôm.

Sự nghiệp của Lê Thanh Thản

Bén duyên với kinh doanh khách sạn

Năm 1993, ông Thản tiến hành xây dựng khách sạn đầu tiên của tỉnh Lai Châu tại Điện Biên. Sau một năm thi công, khách sạn được đưa vào hoạt động năm 1994, đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Điện Biên. Thời điểm này lượng khách đổ về Điện Biên quá đông mà nhu cầu phòng khách sạn không đủ để đáp ứng.

le-thanh-than-4-1683271512.jpg

Ông Thản nhận định được tiềm năng trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, định hướng kinh doanh và đón đầu cơ hội. Một thời gian sau, năm 1996, tỉnh Lai Châu đã đề nghị ông nhượng lại khách sạn Điện Biên, trao đổi với ông bằng một lô đất có giá trị khác. Chính từ lô đất này ông đã xây dựng nên khách sạn Mường Thanh Điện Biên, tiền thân của chuỗi khách sạn Mường Thanh đang hoạt động trên một số tỉnh thành hiện giờ.

Năm 1997, Mường Thanh Điện Biên, khách sạn đầu tiên trong chuỗi khách sạn Mường Thanh của đại gia Lê Thanh Thản chính thức đi vào hoạt động. Từ đó đến nay Mường Thanh nâng con số lên đến 40 khách sạn,

Đánh dấu bước ngoặt trên con đường phát triển của ông là khách sạn Mường Thanh Hà Nội. Khai trương vào tháng 9/2009, khách sạn Mường Thanh Hà Nội là khách sạn đầu tiên chuyển hướng đầu tư chiến lược vào việc xây dựng và kinh doanh các khách sạn và khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 đến 5 sao.

Cũng phải nói qua về nguồn nảy sinh tham vọng thâu tóm bất động sản trong cả nước của ông Thản.

Đầu những năm 2013, một nhà đầu tư Nhật Bản, tập đoàn Tokyo Inn công bố kế hoạch đầu tư xây dựng 100 khách sạn 3-5 sao đầu tiên tại Việt Nam, bao gồm cả thuê lại và xây mới. Đây chỉ mới là một kế hoạch được thai nghén trên mặt giấy tờ chứ chưa được tập đoàn này tiến hành triển khai.

Tưởng chừng như dự án này đã đi vào quên lãng khi không một ai nhớ tới, nhưng trái ngược với số đông, đại gia Lê Thanh Thản lại tự nhủ, nếu một công ty nước ngoài có thể thực hiện được một tham vọng lớn như vậy trên nước mình thì tại sao một công ty trong nước có tiềm lực tài chính mạnh lại không thể làm ? Nói là làm, chiến lược phủ sóng của ông Thản được tiến hành lặng lẽ và mang lại rất nhiều hiệu quả, lợi nhuận trong suốt những năm qua.

Con đường trở thành ông “trùm” bất động sản

Vẫn tuân thủ theo công thức phát triển chung của các đại gia Việt Nam, bắt đầu từ việc thu mua các bất động sản ở ngoại ô, cách xa trung tâm, sau đó chờ thời gian quy hoạch, mở rộng đô thị sẽ đẩy giá nhà đất lên, đưa lại giá trị cao cho những bất động sản đã sở hữu trước đó. Đó cũng chính là bươc tiến của Lê Thanh Thản vào thì trường bất động sản.

Nhưng với cách làm đơn giản hơn, ông không phải lo ngại về vấn đề đầu ra như một số đại gia có tiếng cùng thời. Với quy tắc “nhanh gọn, không vay mượn, không tồn đọng giúp quay vòng vốn nhanh hơn” các nền đất của ông được mua với giả rẻ và đến lúc bán cũng với giá trị rẻ hơn giúp thuận mua vừa bán, không đẩy bất động sản vào tình trạng tồn đọng quá lâu gây mất giá trị.

Khu vực đầu tiên đánh dấu sự hiện diện của đại gia Lê Thanh Thản trên thị trường bất động sản Hà Nội là khu vực bán đảo Linh Đàm.

le-thanh-than-5-1683271512.jpg

Vào những năm 90, ông bỏ tiền thu mua khu hồ đầm ngập trũng nước, và cho dù không cách xa trung tâm Hà Nội nhưng đây được coi là khu vực kém phát triển nhất trong bán kính 10 km. Là dân lâu năm trong nghề, ông nhìn ra được giá trị và cơ hội trong tương lai đối với vùng đất này, cũng không ngoại lệ khi suy nghĩ nhanh nhạy và hành động dứt khoát khi quyết định đầu tư để dành vào bán đảo Linh Đàm.

Không dừng lại ở đó, ông còn mở rộng những dự án chung cư tại Xa La, Đại Thanh, Kim Văn, Kim Lũ. Điển hình như dự án tại Xa Lạ, ông Thản đã xin đầu tư khu đô thị Xa La tại Hà Đông . Trên diện tích 32 ha, khu đô thị được xây dựng gồm 10 chung cư và hằng trăm căn liền kề đã hoàn thiện.

Đáng kể là vào thời điểm “sốt” giá đất ở đây từng lên tới 50-60 triệu đồng/m2, trong khi tài liệu công ty cho biết tổng số tiền đền bù vào năm 2005 chỉ là 64 tỷ đồng. Hay như quần thể khách sạn, biệt thự sang trọng tại xã Đại Kim, Thanh Trì cho thấy ông chỉ mua một lô đất 8.000 m2 này với giá 16 tỷ đồng, trong khi bây giờ con số đã được dội lên gấp chục lần.

Để có được thành công như ngày hôm nay đại gia Lê Thanh Thản luôn trung thành với triết lý kinh doanh “Không để tiền chết, quay vòng vốn nhanh”, để từ đó vạch ra những chiến lược kinh doanh của riêng mình.

Nổi tiếng với việc kinh doanh phân khúc nhà ở thương mại trung bình, với giá bán từ 15 triệu đồng/m2, các căn hộ tại dự án bất động sản mà ông Thản bán đều có giá trị trong khoảng từ 600 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng. Phân khúc nhà ở này của ông luôn đưa lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, từ khách hàng bình dân đến khách hàng thượng lưu. Do đó, mỗi khi mở bán đều đắt như tôm tươi, hàng năm bán ra hàng nghìn căn hộ.

Lê Thanh Thản và sai phạm của Mường Thanh

le-thanh-than-2-1683271512.jpg

Sai phạm của Mường Thanh

  • Hà Nội: 2015 Tổ hợp nhà ở giá rẻ khu Linh Đàm, Hoàng Mai gồm 4 khối, 12 tòa nhà cao 36-41 tầng. Cho phép chỉ 35 tầng. 2016 Dự án 6 khối nhà chung cư Đại Thanh, xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, bán hết cho người mua khi chưa hoàn tất thủ tục theo quy định.
  • TP.HCM: 2014 chỉ được cấp phép khoan thăm dò khu đất ở số 8A Mạc Đĩnh Chi, P. Bến Nghé, Q. 1, nhưng lại tổ chức thi công các tầng hầm và sàn tầng 1.
  • Cần Thơ: 2014 được cấp phép xây dựng phần móng cho công trình khách sạn 19 tầng, nhưng lại xây luôn, đến tầng 6 thì bị phát hiện.
  • Đà Nẵng: Tổ hợp khách sạn Mường Thanh và chung cư Sơn Trà biến nhà trẻ, nhà giữ xe, khu sinh hoạt cộng đồng thành 104 căn hộ để bán.
  • Đắk Lắk: 2016 Khách sạn Mường Thanh xây không giấy phép ngay tại trung tâm Ban Mê Thuột.
  • Khánh Hòa: 2013  Khách sạn Mường Thanh san lấp bãi biển trong danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang để làm tổ hợp khách sạn và chung cư 28 tầng nhưng không có định giá tác động môi trường. 2016 Công trình Mường Thanh Khánh Hòa (TP. Nha Trang) xây vượt tầng 43 trong khi chỉ được phép xây 40 tầng. Dự án tổ hợp khách sạn chung cư Mường Thanh Nha Trang Centre cũng xây vượt tầng cho phép.
  • Mường Thanh Quảng Ngãi bị thu hồi vào tháng 5/2017. Mường Thanh Mũi Né và Mường Thanh Sài Gòn cũng từng bị đình chỉ thi công. Mường Thanh Thanh Hóa và Mường Thanh Quảng Ninh bị phạt do không có giấy phép xây dựng.

Bị phạt về an toàn thực phẩm

Nhà hàng của khách sạn Mường Thanh Sài Gòn bị phạt 10 triệu đồng vì sử dụng nguyên liệu hết hạn sử dụng để chế biến.

Vào năm 2016, khách sạn Mường Thanh Quảng Nam cũng kiểm tra và phát hiện sử dụng thực phẩm quá hạn.

Vụ CT6

Ông Thản bị khởi tố liên quan vi phạm pháp luật tại dự án đầu tư xây dựng:

  • Tổ hợp chung cư cao cấp
  • Thương mại Bemes (CT6), phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội.

Dự án có quy định thiết kế tòa CT6A, CT6B. Nhưng công ty Bemes lại tự ý xây thêm tòa CT6C sai với quy hoạch. Khi mua căn hộ, có nhiều khách hàng không được cấp sổ Hồng nên đã báo với cơ quan chức năng.

Đại gia Lê Thanh Thản bị truy tố sau 3 năm điều tra

Ngày 23/4, được biết Viện KSND TP Hà Nội ban hành cáo trạng truy tố bị can Lê Thanh Thản (Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh) ra trước TAND cùng cấp để xét xử về tội “Lừa dối khách hàng”, theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự 2015. Hành vi của bị can Thản bị VKS xác định đã thu lợi bất chính hơn 481 tỷ đồng, cũng chính là số tiền gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho 488 khách hàng.

Cùng vụ việc, Viện kiểm sát truy tố bị can Nguyễn Duy Uyển (nguyên Chủ tịch UBND phường Kiến Hưng, quận Hà Đông) và Vương Đăng Quân, nguyên phó chánh Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông, Mai Quang Bài (cán bộ Đội quản lý trật tự xây dựng quận Hà Đông), Bùi Văn Bằng, Đỗ Văn Hưng, Nguyễn Văn Năm, về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, theo quy định tại khoản 2 Bộ luật Hình sự 1999.