So Sánh Tre Và Trúc Thông Qua Các Công Dụng

Từ xa xưa, tre và trúc là loại cây quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam và đang chiếm được nhiều tình cảm của người sử dụng. Bởi sự thân quen và tính nghệ thuật được thể hiện qua các đường nét  hoa văn của các sản phẩm làm từ tre và trúc . Trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn tre và trúc từ đó so sánh tre và trúc thông qua các công dụng. Hãy cùng nhau tham khảo nhé!

Nguồn gốc cây tre cây tre và cây trúc

Chưa có một văn bản nào xác định được nguồn gốc của cây tre, cây trúc tại Việt Nam có từ bao giờ. Nhưng thông qua các câu truyện cổ tích, dân gian,… Thì có thể thấy tre, trúc đã có từ hàng ngàn năm trước đây. Tre, trúc là loài rất dễ sống và phát triển rất nhanh chóng trong tự nhiên. Từ những địa hình nghèo chất dinh dưỡng đến những vùng đất màu mỡ.

Cây tre, cây trúc tại nước ta được đánh giá là lâm sản đứng sau gỗ và có thể thay thế cho những gỗ trong nhiều lĩnh vực. Hiện tại trong tình trạng cây gỗ của rừng nước ta ngày càng bị khai phá cạn kiệt. Thì nguồn nguyên liệu từ tre tương đối dồi dào. Sẽ trở thành một dạng nguyên liệu phổ biến trong tương lai. 

Cây tre

Tre thuộc một nhóm thực vật thân gỗ nhưng phần thân rỗng và được phân thành nhiều đốt. Theo tìm hiểu khoa học thù tre thuộc bộ hỏa thảo, tông tre – Bambuseae. Chưa xem xét về nguồn gốc nhưng tre đã gắn liền với đời sống người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Có mặt từ phía Nam ra phía Bắc nên nguồn nguyên liệu này rất dồi dào. Những tỉnh ở nước tá đang có trữ lượng tre nhiều hiện nay: Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình…

tre
Cây tre Việt Nam

Tuổi thọ của cây tre bao nhiêu năm?

Theo đặt tình thì tre có khả năng phát triển và tái sinh rất tốt. Nên duy trì giống loài này tương đối dễ dàng. Tre thông thường có thể sống trong khoảng 13 – 15 năm tuổi. Tùy vào thuộc tính những loài khác có thể tồn tại hàng trục năm. Để duy trì sự tồn tại của một quần thể phát triển mạnh thì việc chọn lựa và khai thác cần phải hợp lý. Để cây có thể tái sinh sản tre non phục vụ nhu cầu sử dụng.

Thân tre

Thân ngầm mọc cụm: Đây là cách phát triển của một số loài điển hình như: Tre gai, Lồ ô, Hóp sào,.. thân có dạng hợp trục chia làm 2 phần là cổ thân ngầm và thân.

Thân ngầm tre mọc tản: Phần thân ngầm bò lan trong đất. Vì các măng mọc ra từ thân ngầm bò lan trong đất cho nên các thân khí sinh tre, trúc không cụm lại mà phân bố thưa trên đám rừng.

Thân khí sinh: bao gồm phần gốc thân và thân. Phần thân tre trên mặt đất có thể cao từ 1 – 20 m, đường kính từ 1 – 25 cm, thường hình tròn nhưng cũng có nhiều hình dạng đặc biệt. 

Thân tre có rất nhiều công dụng từ dùng làm vũ khí đến vật liệu xây dựng. Được đánh giá là thép xanh trong thời đại mới. Có thể thay thế rất nhiều nguyên vật liệu khác.

tu-tre-quan
Thân tre dùng làm bàn ghế và kệ tủ

Lá tre

Đây là cơ quan quang hợp của cây tre. Phân biệt lá rẻ dựa vào những đặc điểm như sau:

  • Phần lá tre không có lông tơ.
  • Lá của cây tre được cấu tạo có 2 phần: Bẹ lá, phiến lá.
  • Phần bẹ lá thường dài, có hình lòng máng, gắn chặt vào cành từ phần nối giữa bẹ lá và phiến lá là cuống lá, cuống lá thường ngắn chỉ vài mm, ngoài ra còn có tai lá, lưỡi lá.
  • Phần phiến lá có 3 – 5 đôi gân lá song song.

Lá tre tuy không có tác dụng gì nhiều nhưng đã giúp con người tạo thành một hàng rào từ nhiên chống thú rừng xâm hại làng từ xưa. Che bóng mát cho bao nhiêu làng quê,…

Rễ tre

Rễ tre là loại rễ chùm và mọc ra từ thân ngầm của tre giúp hút chất dinh dưỡng nuôi thân. Số lượng rễ ở phần thân khí sinh sẽ biến đổi theo điều kiện đất và kích thước, tuổi của thân khí sinh. ở đây tập trung rất nhiều rễ cây.

Khi thân khí sinh đã già > 6 tuổi thì số lượng rễ và lông hút của nó cũng giảm đi.

Có chiều dài khoảng 70cm khi mọc ở phần đốt thân ngầm.

Rễ được sinh trưởng từ phần gốc của một cây măng

Rễ tre rất vững chắc giúp tre có thể đứng vững trong giông bão.

Hoa tre

 Hoa tre khi đạt tuổi trưởng thành sẽ bắt đầu hình thành. Có dạng bông màu vàng nhạt, nhị hoa mang bao phấn màu vàng tươi. Sau khi tàn sẽ hình thành quả, nhỏ bằng hạt thóc và có thể phát tán nhờ vào động vật để mọc thành cây con.

Công dụng của cây tre

Hình ảnh của cây tre gắn liền với đời sống người dân Việt Nam từ thời dựng nước, giữ nước, thời chiến tranh cho đến thời bình. Không chỉ có giá trị cao về kinh tế, tre còn mang lại những ý nghĩa tốt đẹp về đời sống tinh thần của con người. Dường như mọi bộ phận trên cây tre đều đem đến những ứng dụng nổi bật cho con người.

Trong xây dựng

Tre được biết đến là loại gỗ bền chắc, tạo nên những căn nhà không quá kiên cố nhưng cho độ bền lên đến hàng chục năm. Đặc điểm dẻo dai, sức bền kéo tốt đã tạo nên những công trình bằng tre, hàng rào tre, vách ngăn bằng tre,… Vừa đảm bảo chất lượng cho công trình, vừa giàu giá trị thẩm mỹ. Trong khi đó chi phí đầu tư xây dựng bằng các nguyên liệu tre thấp hơn đến ⅓, thậm chí là rẻ hơn một nửa so với các nguyên liệu khác.

Đặc điểm nổi bật đã được chứng minh từ những căn nhà tre mái lá từ đời xưa. Ngày nay tre được sử dụng rộng rãi trong các công trình kiến trúc mang phong cách thiên nhiên. Tiêu biểu như các resort nghỉ dưỡng làm từ tre, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê,…

Trong các công trình thủy điện, tre còn được dùng để đắp đập, ngăn đê, phòng chống thiên tai,…

hang-rao-tre
Hàng rào tre

Trong đời sống sinh hoạt

Kinh nghiệm dân gian cho biết trong lá tre có chứa các thành phần dược tính có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Lá tre được dùng trong các bài thuốc Nam, dùng để xông hơi giải cảm.

Tre khi còn non được gọi là măng tre. Đây là một thực phẩm rất thơm ngon, được nhiều người yêu thích. Người ta thường dùng măng tươi để chế biến món ăn trực tiếp, dùng để ngâm muối măng ớt hoặc phơi khô để sử dụng dần.

Khi tre đạt độ tuổi khai thác, ông cha ta thường chẻ tre làm rổ rá, làm đũa ăn, làm gậy, máng nước, Trong xã hội hiện đại, tre được chế tác thành các giàn trồng trên sân thượng. Là ý tưởng sáng tạo và hữu ích đối với các căn hộ liền kề, nhà phố,… muốn “tăng gia sản xuất” cung cấp nguồn rau sạch cho gia đình. Đồng thời còn tạo ra không gian sống trong lành, tươi mát giữa chốn phố thị ồn ào, náo nhiệt.

Trong thủ công mỹ nghệ, nội thất

Các vật liệu gần gũi từ thiên liên luôn giành được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người tiêu dùng. Bởi vậy các làng nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan vẫn phát triển bền vững trong thời đại công nghệ 4.0.

Trong lĩnh vực này, tre được biết đến với rất nhiều sản phẩm hữu ích và thân thiện với sức khỏe con người. Tiêu biểu có thể kể đến như bàn ghế tre, giường tre, tủ tre, gác bếp, tủ đựng bát đũa, giỏ tre, túi xách làm bằng tre,… Ngoài ra còn có ván ép tre, sàn tre, và rất nhiều các sản phẩm nội thất từ tre.

Các nghệ nhân còn có thể chế tác tre thành ấm chén pha trà, làm thang tre trang trí, hộp quà lưu niệm, đèn tre trang trí,…. Rất thú vị và bắt mắt.

ke-tre
Kệ tre

Trong nông nghiệp

Tre gắn liền với nền văn hóa lúa nước của người Việt. Năng suất lao động, nuôi trồng trong nông nghiệp có vai trò to lớn của cây tre. Nó được sử dụng để làm cày, bừa, cán cuốc, cán xẻng, rổ xảo, thúng, mẹt…. phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Gầu tát nước, máng nước, đường dẫn nước,… cũng từ tre mà ra. Hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã dần thay thế những vật dụng này. Tuy nhiên nó vẫn giữ nguyên giá trị vật chất và giá trị tinh thần với nhiều thế hệ người Việt.

Cây trúc

Trúc là một trong 4 loài cây tứ quý theo quan niệm của người Việt. Nó thuộc về quy phạm nghệ thuật chơi cây cảnh gồm có tùng – cúc – trúc – mai. Hình ảnh cây trúc gắn liền với biểu tượng cao quý và thanh cao của con người. Là biểu tượng của sự kiên định, vững vàng, luôn nỗ lực vượt qua mọi nghịch cảnh.

Đặc điểm của cây trúc 

Cây trúc thường mọc theo từng bụi, thân trúc khá nhỏ. Phần thân và rễ cây tương tối, cành trúc mềm mại và uyển chuyển. Cây trúc có tốc độ sinh trưởng phát triển khá nhanh và nó cũng ra hoa. Tuy không phải là cây cho bóng mát nhưng nó là loài cây ưa sáng, thường được dùng để làm cây cảnh, làm hàng rào trang trí mà không phải tốn nhiều công chăm sóc.

truc
Cây trúc thường mọc theo từng bụi, thân trúc khá nhỏ

Công dụng của cây trúc

Trong đời sống

Nếu như công dụng của cây tre thiên về các ứng dụng thực tiễn, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dùng. Thì cây trúc lại hướng đến giá trị thẩm mỹ và văn hóa tâm linh, phong thủy.

Với vẻ đẹp sang trọng, trang nhã và màu xanh mát dịu nhẹ, lại dễ trồng. Cây trúc thường được dùng trong lĩnh vực trang trí nội thất, làm cảnh quan sân vườn, tạo ra hệ sinh thái trong lành nơi công cộng. Cụ thể như làm tiểu cảnh công viên, khu nghỉ dưỡng, resort,…

Trong các văn phòng, công sở,… trúc được dùng để trang trí nơi làm việc. Trong các công trình nhà ở, khu du lịch, khách sạn, nhà hàng,… trúc được trồng làm hàng rào, làm lối đi. Tạo không gian xanh, tăng giá trị thẩm mỹ và đem lại cảm hứng làm việc cho mọi người.

Ngoài ra, theo quan niệm trong phong thủy sự xuất hiện của cây trúc còn giúp cân bằng âm dương, xua tan tà khí. Giúp gia chủ làm ăn phát đạt, thuận buồm xuôi gió, gặt hái được nhiều thành công, gia đình hòa thuận, yên vui.

truc-canh
Cây trúc tạo không gian xanh, tăng giá trị thẩm mỹ và đem lại cảm hứng làm việc cho mọi người

Trong xây dựng, trang trí kiến trúc

Cây trúc không chỉ để làm cây kiểng nữa mà hiện nay các sản phẩm từ cây trúc khô được ứng dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng bằng tre trúc. Với ưu điểm vượt trội của cây trúc so với tre là: thân thẳng, tròn đều, mặt thân nhẵn, giá thành rẻ và dễ dàng thi công. Vì vậy nguyên liệu này hiện nay đang rất được khách hàng ưa chuộng và sử dụng.

Trên đây là bài viết về so sánh tre trúc thông qua các công dụng do DVT.VN đã tổng hợp được, hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về hai loại cây này và tìm được những ứng dụng phù hợp cho riêng mình. Đừng quên chia sẻ những hiểu biết của mình về hai loại cây này với chúng mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *