Khóa tay nắm tròn – Đặc điểm và Cách chọn khóa tay nắm tròn phù hợp

Bạn có biết tại sao loại khóa này lại có tên là khóa tay nắm tròn không? Thật ra tên gọi của loại khóa này xuất phát từ kiểu dáng bề ngoài của khóa. Với tay cầm có dạng hình tròn gọn gàng và dễ cầm nắm, kích thước của khóa tay nắm tròm cũng được thiết kế vừa vặn với tay người lớn. Với kiểu dáng này, người sử dụng có thể cầm tay nắm của khóa để đóng mở cửa dễ dàng hơn.

Khóa tay nắm tròn - Đặc điểm và Cách chọn khóa tay nắm tròn phù hợp
Khóa tay nắm tròn – Đặc điểm và Cách chọn khóa tay nắm tròn phù hợp

Chất liệu của khóa tay nắm tròm thường được làm bằng inox hoặc hợp kim sáng bóng, đem lại thẩm mỹ cao và phù hợp với nhiều loại cánh cửa. Bên cạnh đó, inox và hợp kim là những vật liệu cứng rắn, khó bị phá hỏng nên loại khóa này có thể bảo vệ vững chắc hơn cho cánh cửa của gia đình bạn trước sự xâm nhập không mong muốn từ bên ngoài.

Chốt khóa được thiết kế khá dày dặn và dài giúp cho việc đóng chốt vào khung bao trên cửa được chắc chắn hơn. Vậy thì khóa tay nắm tròm được ứng dụng vào những không gian nào? Các bộ phân chi tiết của chiếc khóa này là như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cấu tạo của khóa tay nắm tròn

Cấu tạo của khóa tay nắm cửa
Cấu tạo của khóa tay nắm cửa

1. Tay nắm – phần hình dáng bên ngoài:

Hình dáng bên ngoài của khóa tay nắm tròn rất đa dạng, hình tròn, hình ly, hình dẹp, hình trái lê, hình quả khế, hình cone…với nhiều đường nét hoa văn từ cổ điển như khóa có viền bông, khóa có dập hình ảnh phù điêu đến những khóa có đường nét, hoa văn hiện đại.

Còn về màu sắc thì rất là đa dạng từ những màu hiện đại như Inox trắng mờ, Inox trắng bóng, màu đen praphic (nòng súng)…đến màu vàng quý phái như vàng mờ, vàng bóng, màu nâu giả cổ và nhiều màu biến thể khác như màu rêu, cỏ úa…

Chất liệu cũng rất là phong phú như bằng Atimon, sắt, Inox 201, Inox 304, đồng, đá thiên nhiên, nhựa giả đá, gỗ thiên nhiên, sắt – nhựa sơn giả gỗ, sứ tráng men…

Sự đa dạng về kiểu dáng và màu sắc cũng như chất liệu giúp ích rất nhiều cho người sử dụng và các kiến trúc sư thể hiện tư tưởng nội thất của mình khi thực hiện công trình cũng như dễ dàng thực hiện việc bố trí phong thủy trong căn hộ.

Xem thêm: Tìm hiểu về khóa cửa tay gạt – ổ khóa cửa an toàn

Tại Việt Nam là một đất nước thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm quanh năm, thường người kiến trúc sư hay thiết kế các loại tay nắm bằng đúng Inox 304 ở các công trình công cộng, công trình vùng biển và khu vực nhiễm phèn, đối với các công trình mang đường nét kiến trúc hiện đại. Màu vàng đúng chất liệu đồng thau với những công trình mang tính quý phái và những màu nâu, cỏ úa, giả cổ…(chất liệu vẫn đúng đồng thau bên trong) cho những công trình mang tính cổ kính, nội thất ấm áp. Còn xét về mặt bố trí phong thủy thì người kiến trúc sư sẽ bố trí tay nắm bằng Inox, bằng đồng thau, bằng gỗ, bằng đá thiên nhiên đúng theo từng vị trí trong căn hộ.

Những bộ khóa tay nắm tròn làm bằng đồng thau, đá thiên nhiên rất thích hợp với điều kiện khí hậu cũng như lối phong thủy của người Việt Nam

2. Bộ cối tròn – dàn cơ kỹ thuật (thân khóa)

Nơi đây quyết định rất nhiều đến độ bền bỉ. Tuổi thọ của một bộ khóa cửa theo tiêu chuẩn quốc tế được tính bằng số lần mở hoặc đóng (unlock, lock), với những bộ khóa cao cấp của các chính hãng tuổi thọ thường trên 30 năm (với mức sử dụng 10 lần/ ngày).

Để đạt được độ bền bỉ này các bộ phận cơ khí làm nên dàn cơ bên trong thân khóa phải đạt chuẩn, không bị rỉ sét, oxy hóa. Độ đàn hồi, giãn nở, bào mòn… phải đồng bộ và tương thích lẫn nhau. Khi hoạt động các bộ phận của dàn cơ như lò xo, roto, máng trượt, trục truyền động vận hành một cách liên hợp, nhịp nhàng, êm ái tác động hỗ trợ lẫn nhau.

Cấu tạo của khóa tay nắm cửa
Cấu tạo của khóa tay nắm cửa

3. Lõi chìa (cyclinder)

Lõi chìa của một bộ khóa cửa là nơi quyết định đến độ bền và độ an toàn cho toàn ổ khóa cửa. Các bộ phận cấu thành lõi chìa như vỏ lõi chìa, trục lõi chìa, bi (pi), lò xo, cây chìa phải làm từ những chất liệu đạt chuẩn, tương thích lẫn nhau, một lõi chìa được xem là tốt khi cả cuộc đời nó lúc nào cũng vận hành êm ái, không sượng, rít, không kẹt chìa. Điều này chỉ có được ở những chính hãng khóa cửa vì đây là ngành cơ khí chính xác.

4. Cò – lẫy

Đây là bộ phận được tách rời không dính dáng tới cấu tạo chung của bộ khóa (tay – thân – lõi chìa) nhưng rất quan trọng; Đây là bộ phận thường xuyên bị tác động nhất khi có sự biến động của bộ cửa. Cửa bị xệ, mo, nhót, vênh, đục lệch tâm giữa cò (lẫy) với lỗ yếm trên khung bao đều dẫn đến hiện tượng cò (lẫy) không hoạt động (nhảy) được và dẫn đến hiện tượng bộ bị tê liệt trên cửa.

Xem thêm: Cách chọn khóa cửa đại sảnh cao cấp, uy tín, chất lượng

5. Các chi tiết phụ

Ngoài ra khóa nắm tròn còn có các chi tiết phụ bao gồm:

  • Nút bấm (có thể là nút bấm hoặc núm vặn tùy thiết kế của bộ khóa) dùng để bấm vào khi muốn khóa cửa. Khi muốn mở khóa chỉ cần xoay tay nắm trong là nút bấm tự nảy ra và ổ khóa ở trạng thái mở.
  • Nắp ốp (mặt ốp) có dạng bát tròn ốp sát vào khung cửa, thường có hoa văn họa tiết và chất liệu tương đồng với tay nắm. Nắp ốp chủ yếu có tác dụng trang trí, che đi phần thân khóa và lỗ khoét cửa.
  • Ốp hãm trong
  • Thanh mặt đối (hay còn gọi là miếng đón khóa) gắn trên khung cửa, giữa có lỗ vuông để cho chốt vát lọt vào khi đóng cửa.
  • Ốp kim loại: đặt trong khung cửa, phía dưới của thanh mặt đố
  • Vít bắt ốp hãm, vít bắt thanh mặt đối, vít bắt ngõng khóa
  • Ngoài ra trong hộp khóa nắm tròn thường có một lẫy nhỏ đi kèm để giúp tháo lắp khóa trong quá trình lắp đặt, thay thế.

Ứng dụng của khóa tay nắm tròn

Ứng dụng của khóa tay nắm tròn
Ứng dụng của khóa tay nắm tròn

Khóa tay nắm tròn được sử dụng phổ biến ở nhiều không gian. Tùy theo mỗi không gian sẽ sử dụng loại khóa cửa khác nhau. Có một số không gian như sau:

  • Khóa tay nắm tròn dùng trong phòng sinh hoạt chung : không gian này hành lang thường làm rộng rãi và có nhiều người đi lại qua các cánh cửa, lúc này, khóa tay nắm tròm thường dùng loại 2 đầu khóa để có thể văn mở hai chiều trong và ngoài để tiện cho việc đi lại
  • Khóa tay nắm tròm trong trong không gian phòng ngủ: không gian này thường sử dụng khóa một đầu chìa, một đầu nhấn để thuận tiện khi người ở trong phòng ngủ thì không cần dùng chìa vẫn khóa được cửa bằng cách nhấn là sẽ khóa được cửa.
  • Khóa tay nắm tròn dùng cho cửa ban công:  không gian này thường sử dụng loại khóa một đầu chìa và một đầu bịt kín ở phía ngoài để tránh sự đột nhập của kẻ trộm từ bên ngoài ban công.
  • Khóa tay nắm tròn dùng trong không gian nhà vệ sinh: không gian này thường sử dụng loại khóa 1 đầu chìa, 1 đầu vặn để thuận tiện cho người sử dụng ở phía trong không cần chìa khóa mà vẫn chốt được cửa.
  • Khóa tay nắm tròn sử dụng ở không gian công cộng như: trường học, bệnh viên, phòng karaoke, trụ sở làm việc,…

Chúng ta và thấy được một số đặc điểm chung của các sản phẩm khóa nắm đấm tay tròn trên thị trường hiện nay. Đồng thời, qua đây chúng ta cũng thấy được ứng dụng của loại khóa này được dùng trong những không gian nào là phổ biến. Có thể thấy đây là loại khóa được nhiều người ưa chuộng và sử dụng bởi tính ứng dụng cao cũng như giá cả hợp lý.

Xem thêm: Bản lề cửa là gì? Cấu tạo và phân loại bản lề cửa chất lượng

Nguyên lý hoạt động của ổ khóa tay nắm tròn

Nguyên lý hoạt động của ổ khóa cửa tay nắm tròn
Nguyên lý hoạt động của ổ khóa cửa tay nắm tròn
  • Khóa cửa: Bấm nút khóa bên trong, tay nắm ngoài sẽ bị khóa cứng chốt khóa sẽ tự động chạy vào lỗ yếm trên khung bao cửa.
  • Mở khóa: Dùng chìa vặn 45 độ về phía tái hoặc phải (tùy theo thợ lắp khóa) khóa được mở thì dùng tay xoay tay nắm để bật chốt khóa ở khung bao ra, cửa đã được mở. Một số hiện tượng hư hỏng của khóa cửa.
  • Xỏ chìa vào không hết; Không xoay ruột chìa được; Chìa nào cũng mở được.
  • Tay nắm xoay bị rít hoặc không trả về vị trí xuất phát; Sút tay nắm.
  • Nút bấn không bấm, gài khóa được; Bấm khóa nhưng vặn phía ngoài vẫn mở được cửa.
  • Nút bấn không trả về vị trí cũ. Tay nắm đàn hồi yếu, Khóa bị tê liệt hoàn toàn.
  • Cò chốt khóa không trả về vị trí cũ, Cò không chạy vào hết, Cò chạt vào hết, Cò chạt bị rít, nặng. Xoay tay nắm cò không chạy.
  • Khép cửa phải giật mạnh mở khóa được, tay nắm bị cứng phải dùng chìa mới mở được của, không dùng chìa mở cửa được.

Một số hiện tượng hư hỏng khi sử dụng khóa tay nắm tròn

Một số hiện tượng hư hỏng khi sử dụng khóa tay nắm đấm
Một số hiện tượng hư hỏng khi sử dụng khóa tay nắm đấm
  • Xỏ chìa vào không hết, không xoay ruôt chìa được, chìa nào cũng mở được.
  • Tay nắm xoay bị rít hoặc không trả về vị trí xuất phát, sút tay nắm.
  • Nút bấn không bấm, gài khóa được, bấm khóa nhưng vặn phía ngoài vẫn mở được cửa.
  • Nút bấn không trả về vị trí cũ, tay nắm đàn hồi yếu, khóa bị tê liệt hoàn toàn.
  • Cụm không trả về vị trí cũ, cụm không chạy vào hết, xoay tay nắm cụm không chạy.
  • Khép cửa phải giật mạnh mở khóa được, tay nắm bị cứng phải dùng chìa mới mở được của, không dùng chìa mở cửa được

Nguyên nhân và các khắc phục hư hỏng khóa tay nắm đấm

Xỏ chìa vào không hết là do nhầm chìa, có vật lạ trong ổ khóa, chìa khóa bị cong, dính PU hay sơn, móp dầu bi. Bạn có thể đổi chìa mới, làm vệ sinh bên trong ổ khóa, nắm chìa khóa cho thẳng lại để khắc phục nó.

Nguyên nhân và các khắc phục hư hỏng khóa tay nắm đấm
Nguyên nhân và các khắc phục hư hỏng khóa tay nắm đấm

Không xoay ruôt chìa được là do nhầm chìa, chìa cong hay cửa bị vênh ép then hay dính PU. Bạn có thể thay chìa, thay ruột chìa mới vệ sinh PU hoặc sửa cửa thay bản lề để khắc phục tình trạng trên.

Chìa nào cũng mở được do bị bung lò xo sơ mi, cong ti truyền lực, xổ bi, kẹt bi, liệt lò xo do bụi bẩn. Khắc phục làm lò xo lại, nắm ti truyền lực cho thắng, xếp lại bi làm vệ sinh ổ bi.

Tay nắm xoay bị rít hoặc không trả về vị trí xuất phát là do móp lỗ ruột chìa, lỗ đầu bấm, cổ tay nắm, cấn ti ruột chìa, móp máng trượt. Khắc phục: Cắm ti  vào xi lanh, sửa máng trượt định hình các lỗ của tay nắm.

Nút bấm không bấm, gài khóa được là do bị cong hoặc móp đầu thanh truyền nút bấm , bung lò xo sơmi – vung khóa đụng thanh truyền. Cách khắc phục: Nắn thanh truyền cho thẳng, gài lò xo lại, nới khóa ra ( phía đầu chìa ).

Bấm khóa nhưng vặn phía ngòai vẫn mở được cửa do bị cong hoặc móp đầu thanh truyền nút bấm  – vung khóa đụng thanh truyền – móp máng trượt. Khắc phục: Nắn thanh truyền, máng trượt cho thẳng – nới vung khóa ra (Phía đầu chìa ).

Nút bấm không trả về vị trí cũ do móp lỗ nút bấm. Khắc phục:  nắn lỗ nút bấm lại.

Tay nắm đàn hồi yếu là do giãn lò xo – móp cổ tay – móp máng trượt. Khắc phục: thay lò xo mới – Nắn cổ tay, máng trượt lại.

Khóa bị tê liệt hoàn toàn là do lật máng lò xo – móp máng lò xo – cửa bị vênh, xệ ép hư then. Khắc phục:  định hình máng lò xo lại – Sữa cửa, thay then mới.

Then không chạy vào hết do cong chân then khắc phục bằng cách nắn lại chân then.

Then chạy bị rít, nặng là do ráp sai lưỡi gà nằm trong yếm khung bao. Khắc phục: sửa lỗ khung bao.

Xoay tay nắm then không chạy do máng then của thân khóa không móc vào chân then. Khắc phục: Sửa lỗ thân khóa, móc then lại.

Khép cửa phải giật mạnh mở khóa được là do cửa biến dạng – lỗ cò đục bị lệch – xệ bản lề. Khắc phục :Sửa lỗ khung bao  – thay bản lề phù hợp – uốn yếm khung bao cong 45o  – sửa cửa.

Tay nắm bị cứng phải dùng chìa mới mở cửa được do bị cài chốt định vị phía trong nút bấm. Khắc phục mở chốt định vị.

Kết

Trên đây dvt.vn đã chia sẻ với bạn một số thông tin về khóa cửa nắm đấm tròn và đặc biệt là những lỗi nhỏ thường gặp ở cửa nắm đấm và cách khắc phục. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn thêm những thông tin cần thiết về loại khóa này.