Được mệnh danh là Maldives của Việt Nam, đảo Lý Sơn nổi tiếng nhờ vào cảnh biển đẹp đến hoang sơ và thơ mộng. Đảo Lý Sơn, đó không chỉ là vương quốc của tỏi mà còn ấn chứa nhiều điều bí ẩn về một hòn đảo được hình thành từ sự phun trào của núi lửa, cách đây đã hàng triệu năm qua. Với những yếu tố về địa hình, cảnh quan và nền ẩm thực đặc sắc, Du lịch Đảo Lý Sơn xứng đáng là điểm sáng nên có trong bản đồ du lịch của mỗi du khách.
Giới thiệu chung về đảo Lý Sơn
Sở hữu nét đặc trưng của vùng biển miền Trung, biển Lý Sơn đẹp vô cùng, theo đúng nghĩa biển xanh, cát trắng và nắng vàng. Đắm chìm trong làn nước biển xanh mát, bắt trọn khoảnh khắc bình minh lên trên biển hay cắm trại qua đêm trên bãi biển, còn gì tuyệt vời hơn cho một điểm nghỉ dưỡng như thế nữa.

Đảo Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi, nằm về phía Đông Bắc và cách đất liền 15 hải lý. Theo lời giới thiệu về đảo Lý Sơn, nơi đây vốn là di tích để lại của sự phun trào nham thạch của núi lửa, cách đây khoảng 25-30 triệu năm. Kết quả của hiện tượng thiên nhiên đặc biệt ấy, đã tạo nên những cảnh quan tuyệt đẹp trên đảo. Đó là lý do vì sao khi du lịch đảo Lý Sơn, bạn sẽ cảm thấy rằng nơi này dường như có một điều gì đó thật đặc biệt, chẳng có thể gặp ở bất cứ hòn đảo nào ở Việt Nam.
Huyện đảo Lý Sơn gồm 3 hòn đảo nhỏ, là đảo Lớn, đảo Bé và hòn Mù Cu. Trong đó, đảo Lớn được biết đến là đảo trung tâm, đông đúc và có nhiều các dịch vụ du lịch, giải trí hấp dẫn. Đảo bé sở hữu bãi tắm hoang sơ, quyến rũ cực kỳ cuốn hút, và hòn Mù Cu là đảo không có người, sở hữu vẻ đẹp tĩnh mịch, nằm ngay sát đảo Lớn. Để di chuyển từ đảo Lớn ra đảo vé hoặc hòn Mù Cu, bạn sẽ phải thuê cano để ra đó.
Thời điểm du lịch đảo Lý Sơn
Lý Sơn có hai mùa rõ rệt là mùa mưa (kéo dài từ tháng 9 tới tháng 2 năm sau) và mùa khô (kéo dài từ tháng 3 tới tháng 8). Thời điểm thích hợp để du khách tới đảo Lý Sơn:
Khoảng từ tháng 6 đến tháng 9, thời tiết khá đẹp và có nắng, phù hợp cho việc đi biển

Mùa tỏi Lý Sơn bắt đầu được trồng vào tháng 9 và thu hoạch vào khoảng đầu tháng 12

Lễ khao thề lính Hoàng Sa diễn ra vào các ngày 18-19-20 tháng 3 (âm lịch)
Phương tiện di chuyển
Máy bay: Bạn có thể mua vé máy bay đến Sân bay Đà Nẵng hoặc sân bay Chu Lai (mỗi tuần Hà Nội có 3 chuyến bay với giá vé khoảng 3.000.000đ/ khứ hồi, từ Sài Gòn với giá khoảng 3.500.000đ/ vé khứ hồi), sau đó di chuyển bằng các phương tiện như taxi, xe máy đến Quảng Ngãi rồi ra cảng Sa Kỳ (50km). Để đặt vé máy bay giá rẻ bạn có thể truy cập trang tìm vé máy bay của Vntrip.

Xe khách: Bạn có thể đi đi xe giường nằm đến Quảng Ngãi, sau đó đi xuống Cảng Sa Kỳ. Tại cảng Sa Kỳ có nhiều nhà nghỉ ngay đường vào cảng, cách khoảng 200m, bạn có thể nghỉ ngơi tại đó.
Từ Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều hãng xe chất lượng cao như The Sinh Tourist, Camel, Hoàng Long,… đến Quảng Ngãi, các bạn có thể liên hệ các nhà xe để đặt vé trước (từ 2 – 5 ngày tùy vào thời điểm chuyến đi của bạn, vào những dịp nghỉ lễ thì cần đặt sớm nếu không sẽ không có vé).
Tàu hỏa: Có 5 chuyến tàu Thống Nhất ra vào Bắc Nam một ngày, tùy vào khoảng thời gian của mình mà bạn có thể chọn giờ tàu cho phù hợp (Các tàu số lẻ đi từ Hà Nội vào, các tàu số chẵn đi từ Sài Gòn ra). Vé tàu khoảng 1,5 triệu khứ hồi ngồi mềm điều hòa.
Sau khi di chuyển tới Quảng Ngãi nếu đoàn đông các bạn nên thuê một chiếc taxi đi từ Trung tâm TP. Quảng Ngãi ra tới cảng Sa Kỳ (khoảng cách khoảng 20km) hoặc để tiết kiệm chi phí các bạn có thể sử dụng tuyến xe buýt số 03 có lịch trình chạy Bến xe Quảng Ngãi – Cảng Sa Kỳ. Tuy nhiên lưu ý với các bạn là phải đi chuyến xe buýt sớm nhất lúc 5h sáng để đảm bảo có thể ra được cảng sớm và không bị lỡ tàu (thời gian đi của chuyến xe buýt khoảng 1 tiếng).
Mua vé tàu cao tốc ra đảo:
- Giá vé: Từ Sa Kỳ ra đảo: 105.000VND/1 lượt
- Từ Lý Sơn về Sa Kỳ: 100.000VND/1 lượt
- Giờ tàu chạy: Buổi sáng: Có 2 chuyến lúc 7h30 & 8h
- Buổi chiều: Có 1 chuyến lúc 13h/ 13h30.
Số điện thoại đặt vé tàu cao tốc cảng Sa Kỳ: 055.3626431 và cung cấp thông tin từng cá nhân theo hướng dẫn của nhân viên phòng vé.
Các địa điểm không nên bỏ qua khi du lịch Lý Sơn
Cổng Tò Vò

Cổng Tò Vò- một vòm đá nham thạch tự nhiên đẹp nhất Việt Nam cao khoảng 2,5m là một điểm đến bạn không thể bỏ qua khi tham quan du lịch đảo Lý Sơn. Từ cầu cảng chính đi vào cổng chào của Lý Sơn, rẽ trái đi meo theo con đường nhỏ đến gần chùa Đục sẽ thấy một mỏm đá nhỏ nằm sát dưới biển. Từ Cổng Tò Vò nhìn về phía Nam là khu làng chài sung túc của các ngư dân trên đảo. Đón hoàng hôn ở cổng Tò Vò là một trải nghiệm thú vị bạn nên thử.
Chùa Hang

Chùa Hang nằm ở phía Đông bắc núi Thới Lới – ngọn núi cao nhất trong năm ngọn núi đều là chứng tích cho sự phun trào của núi lửa trên hòn đảo này. Đường lên chùa Hang cheo leo bám theo mép biển, qua nhiều bậc đá đã được tay người đẽo gọt. Phía trước chùa Hang, trên một vách đá dựng đứng cao khoảng 20m, có khắc 4 chữ Hán, sơn màu vàng “Thiên Khổng Thạch Tự” như để thông báo cho du khách biết rằng trong động đá này có một ngôi chùa. Vào trong chùa thắp một nén hương, khấn bái niệm Phật trong hương khói nghi ngút, du khách sẽ có cảm giác như đang rơi vào cõi động tiên.
Chùa Đục

Ngự giữa lưng chừng sườn núi Giếng Tiền, ngọn núi lửa đã ngủ quên hàng ngàn năm trên đảo, bạn phải vượt qua hơn 100 bậc thang men theo sườn núi để đến được Chùa Đục. Chùa Đục còn gọi là chùa không sư, theo tương truyền của người theo đạo Phật, Quán Thế Âm từng chọn ngự ở đây, trấn giữ bình yên cho dân đảo tránh được những cơn thiên tai.
Đỉnh Thới Lới

Nếu muốn chiêm ngưỡng cả hòn đảo Lý Sơn, bạn hãy lên đỉnh Thới Lới – đỉnh cao nhất đảo Lý (149m). Trên miệng núi lửa đã ngừng hoạt động 2,5 triệu năm đó có một hồ nước ngọt được đưa vào sử dụng cho cả đảo Lớn và đảo Bé. Sự kì diệu ấy được người dân nơi đây gọi là “tạo sự sống giữa lòng cái chết”. Bên cạnh đó, trên đỉnh vời vợi còn có cột cờ tung bay phấp phới lá cờ Tổ Quốc.
Đảo Bé

Đảo Bé còn được gọi là đảo An Bình, nằm cách đảo Lớn khoảng 2 hải lý về phía Bắc, du khách có thể di chuyển bằng ca nô từ đảo này sang đảo kia. Nơi đây có khoảng 100 hộ dân sinh sống, gắn bó với nghề trồng tỏi và đánh bắt thủy sản. Đảo Bé còn hoang sơ với có một bãi biển đẹp tuyệt vời, nước trong vắt và cát trắng.
Hang Câu

Hang Câu (nằm ở thôn Đông, xã An Hải , dưới chân núi Thới Lới về phía Đông Bắc) được sóng và gió biển bào mòn, “khoét sâu” vào lòng núi và hình thành cách nay hàng ngàn năm từ nham thạch. Di chuyển từ trung tâm huyện tới Hang Câu mất khoảng 15 phút. Nơi đây không khí rất trong lành, gió thổi lồng lộng và sóng biển quanh năm vỗ vào ghềnh đá tạo thành bức tranh hoang sơ, nên thơ mà hùng vĩ.
Hòn Mù Cu

Hòn Mù Cu ở phía đông đảo Lý Sơn, cách trung tâm huyện 3,2km sát với vũng neo đậu tàu thuyền Hải An. Mù Cu nằm sát Đảo Lớn, là đảo nhỏ nhất và không có người ở. Ở đây có những hòn đá đen được bàn tay thiên nhiên tạo thành hình thù độc đáo. Bạn có thể ngắm mặt trời mọc ở hòn Mù Cu.
Cánh đồng tỏi

Đến “vương quốc tỏi”, bạn đừng bỏ qua việc đi tham quan những cánh đồng tỏi trên đảo Lý Sơn. Do thổ nhưỡng, tỏi Lý Sơn khác những vùng trồng tỏi khác. Đi giữa những cây tỏi nồng tỏa mùi hương trong không khí và xem cách người dân chăm sóc cây tỏi là một trải nghiệm hay ho.
Đặc sản ở đảo Lý Sơn
Gỏi rong biển

Món ăn dân dã hằng ngày của người Lý Sơn lại trở thành đặc sản đối với khách du lịch. Rong biển mang về, rửa sạch rồi thái nhỏ vừa ăn, trộn cùng các nguyên liệu sẵn có như rau sống, lạc giã cùng nước mắm, gia vị, tỏi, vậy là đã có một đĩa gỏi rong biển ngon lành.
Gỏi tỏi

Gỏi tỏi Lý Sơn được làm từ thân tỏi đực, tỏi nhổ lên chỉ lấy phần thân, bỏ lớp vỏ ngoài cùng, rửa sạch hấp cách thủy cho chín rồi trộn với các loại gia vị, rắc thêm ít đậu phộng là có món gỏi có hương cay nồng của tỏi ngon tuyệt.
Gỏi sứa

Đến Lý Sơn, bạn đừng quên chọn món Gỏi Sứa, nhất là vào những ngày hè bạn có thể thưởng thức món này để cảm nhận được vị ngọt mềm, sần sật của thịt sứa hòa lẫn vào nhau, món ăn ngon và mát, mộc mạc tình quê. Gỏi Sứa có vị chát chát của chuối chát, beo béo của đậu phộng rang chín vàng, vị thơm thiên nhiên dân dã của đất trời từ rau thơm, rau quế.
Ốc tượng

Ốc tượng là món hải sản nổi tiếng nhất ở đây. Ốc tượng khó tìm và đảo Lý Sơn là quê hương của loài ốc tượng. Loại ốc tượng to và ngon nhất là loại lớn cỡ bàn tay xòe, nặng khoảng nửa ký. Ốc tượng bắt về còn tươi, nếu còn sống thì thả vào hồ nước mặn để dự trữ khi cần ăn. Nếu làm món để ăn liền thì đem ốc rửa sạch bằng nước muối hay nước biển, sau đó mới cho nguyên cả con vào nồi nước sôi để luộc. Khi ốc vừa chín, vớt ra và lấy thịt. Thịt ốc trắng và trong như thịt mực hấp, vừa thơm lại giòn giòn như gân sụn.
Cua Huỳnh Đế

Cua huỳnh đế – loài cua này được những ngư dân ở đây tôn xưng là vua của các loài cua – là đặc sản của Lý Sơn. Đặc điểm rõ nhất để nhận dạng cua huỳnh đế chính là lớp vỏ dày và cứng phía bên ngoài. Vỏ cua có màu vàng rực làm ta dễ dàng tiên tưởng đến sắc vàng trong trang phục long bào của các vị vua chúa thời xưa.
Cua dẹt

Cua dẹt ngày nay trở thành con vật nuôi đặc sản của các hộ dân ở đảo Lý Sơn. Hơn nữa, cua dẹt ăn “khoái khẩu” hơn cua huỳnh đế. Những con cua trông dáng vẻ khô khốc, hoang dã, thế nhưng khi vừa nướng lên mùi thơm của nó đã lan tỏa. Bóc lớp vỏ đen cháy, món thịt trắng ngần săn chắc lộ ra, chấm ăn với muối ớt thì ngon hết sẩy.
Cháo nhum biển

Trong số những loại hải sản được chế biến để nấu cháo ở Lý Sơn thì cháo nhum được những người từng thưởng thức đánh giá là ngon đệ nhất. Cháo nhum bổ dưỡng và có mùi vị vô cùng đặc biệt: thơm, ngọt, hơi béo nhưng không gây ngán… tất cả hòa quyện vào nhau làm những ai thưởng thức cứ muốn ăn mãi không thôi.
Hàu son xào

Hàu son có thể chế biến thành nhiều món như hấp, xào, nướng bơ tỏi… Nhưng với người dân Lý Sơn, hàu son xào đu đủ đã trở thành món ăn truyền thống có mặt trong hầu hết bữa ăn ngày cưới, giỗ chạp…
Cá tà ma

Đây là loại cá thân dẹt, màu nâu đen, chủ yếu sống ở các gành rạn đá và rất khó đánh bắt. Cá tà ma có thể dùng chế biến thành các món nướng, canh chua, canh hẹ, lẩu hay cháo đều rất ngon và bổ dưỡng.
Mua gì làm quà ở đảo Lý Sơn
- Kẹo gương đậu phộng thơm ngon
- Kẹo Mạch Nha
- Quế Trà Bồng
- Mắm Nhum
- Đường phèn
- Tỏi Lý Sơn
Một số lưu ý khi du lịch Lý Sơn

Lý Sơn có điện lưới chưa?
Tháng 9/2014, dự án đưa điện lưới Quốc gia ra đảo Lý Sơn bằng hệ thống cáp ngầm trên biển đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, du khách đến đảo Lý Sơn hiện tại không còn phải lo về vấn đề này nữa.
Đặt trước vé tàu cao tốc bao lâu?
Thường thì do vấn đề thời tiết nên lịch tàu cao tốc cũng chỉ có trước khoảng 1 tuần trở lại, thế nên việc đặt vé sớm quá đôi lúc cũng chưa chắc thực hiện được. Nói chung trước ngày đi khoảng 1 tuần hoặc sớm hơn, các bạn có thể liên hệ với cảng Sa Kỳ để tiến hành đặt vé.
Có cần đặt phòng khách sạn trước?
Tuy rằng hiện tại số lượng phòng trên đảo khá dồi dào, nếu hết phòng khách sạn các bạn có thể dễ dàng tìm được những homestay của người dân nhưng nếu muốn có nhiều lựa chọn, nhất là những khách sạn, homestay được đánh giá cao ở Lý Sơn thì các bạn hãy đặt phòng sớm nhất có thể.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đảo lý sơn và những kinh nghiệm trải nghiệm tại đảo lý sơn do dvt.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin cần thiết cho chuyến du lịch sắp tới của bạn nhé!
- [GócTư vấn] – Chọn Mua Tủ Lạnh Hãng Nào Tốt giá rẻ và tiết kiệm điện
- Những công dụng của đá tia lửa – Spinel có thể bạn chưa biết?
- Những thông tin cơ bản liên quan đến đá thạch anh trắng – Clear Quartz
- TOP 10 Công Ty Sản Xuất Và Kinh Doanh Bình Phong Tre Độc Đáo Nhất Hiện Nay
- Doanh nhân Lê Đăng Khoa – Tiểu sử và Sự nghiệp