Một Số Công Dụng Của Cây Cỏ Tranh

Cây cỏ tranh còn có tên khoa học là Imperata cylindrica, thuộc họ lúa. Ngoài ra còn có tên gọi khác là cỏ tranh răng, bạch mao căn, dia (K’Dong), nhất địa (Gia Rai)…thường sống ở khu vực cằn cỗi, không khí lạnh có rất nhiều công dụng ở mọi lĩnh vực nhưng nổi bật ở xây dựng và đông y. Trong bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn một số công dụng của cây cỏ tranh. Hãy cùng nhau tham khảo nhé!

Đặc điểm thực vật của dược liệu

Cỏ tranh dược liệu mang những đặc điểm nổi bật như sau:

  • Dược liệu là loại cỏ sống lâu năm, có thân và rễ chắc khỏe. Thân cây cao trung bình khoảng 30cm đến 90cm.
  • Lá cỏ tranh dài và hẹp, chiều dài từ 15 đến 30 cm, chiều rộng chỉ khoảng 3 đến 6mm. Lá có gân nổi lên ở giữa, mặt dưới nhẵn, mặt trên nhám và mép lá khá sắc.
  • Hoa cỏ día có màu trắng bạc, hình chùy dài từ 2-20cm. Cánh hoa mềm mại và dài nổi bật giữa đám cỏ màu xanh. Chính nhờ sự nhẹ nhàng như bông lên có khả năng phân tán hạt giống đi xa hơn.   
  • Rễ cây là bộ phận chắc chắn, lan dài và có khả năng bám sâu trong lòng đất. Đây cũng là bộ phận được sử dụng làm vị thuốc trong đông y. 
cay-co-tranh
Cây cỏ tranh

Công dụng của cây cỏ tranh

Sử dụng làm mái tranh trong khu du lịch, resort

Con người đang có nhu cầu được gần gũi, thả mình trong những cảnh đẹp tự nhiên, giản dị. Chính vì vậy nên những khu resort, khu du lịch đã áp dụng mô hình nhà sàn, mái tranh. 

 Những công trình mái tranh mộc mạc ngày càng phổ biến giúp cho khách du lịch cảm thấy thú vị, thu hút hơn.\

Sử dụng làm mái tranh decor quán cafe, nhà hàng…

Không chỉ xuất hiện ở trong các khu du lịch, mái tranh còn được decor trong nhà hàng, quán cafe… Phong cách trang trí này kết hợp với cây cảnh  giúp cho khách hàng được trải nghiệm cảm giác như đang sống giữa lòng thiên nhiên.

Sử dụng trong nhà ở các khu vực miền núi

Mái cỏ tranh không chỉ được khôi phục và dùng trong các địa điểm du lịch, nhà hàng, quán cafe. Mà ở những đồng bào miền núi, mái tranh vẫn còn được sử dụng. Ta có thể bắt gặp chúng ở vùng núi cao Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bào dân tộc Ê Đê. 

mai-nha-co-tranh
Mái nhà người người Hà Nhì được làm từ cỏ tranh

Cây cỏ tranh có tác dụng trị bệnh 

Tác dụng cỏ tranh đã được ghi chép nhiều trong những tài liệu về y học cổ truyền. Ngoài ra, y học hiện đại cũng đã có những nghiên cứu để chứng minh và kiểm chứng công dụng của thảo dược này. Vậy, cỏ tranh có tác dụng gì và cỏ tranh chữa bệnh gì?

Tác dụng trong y học hiện đại

Theo một vài nghiên cứu của y học hiện đại, dược liệu này chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho cơ thể như: Glucose, Oxalic acid, Potassium Arundoin, Cylindrin, Fructose…

  • Có hiệu quả trong quá trình đông máu: Các chuyên gia đã nghiên cứu rằng, bột cỏ tranh có thể rút ngắn thời gian phục hồi canxi của huyết tương, từ đó thúc đẩy quá trình đông máu.
  • Ức chế vi khuẩn: Sử dụng dược liệu có tác dụng ức chế trực khuẩn Flexner và Sonnei. Tuy nhiên, không có tác dụng đối với trực khuẩn Shigella.
  • Lợi niệu: Hàm lượng kali trong thảo dược giúp kích thích khả năng tiểu tiện. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng mạnh nhất trong 5 đến 10 ngày sử dụng.

Tác dụng trong Đông y

Theo các sách Đông y ghi chép lại, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn. Trong khi đó, hoa có vị ngọt và tính ôn. Dược liệu được quy vào kinh Tâm, Vị và Tùy. Với tính vị đó, sử dụng rễ cỏ tranh khô có tác dụng:

  • Điều trị ứ huyết, lợi tiểu tiện, trừ phụ nhiệt, thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu, tiểu tiện khó khăn.
  • Có tác dụng chữa niệu huyết, nóng sốt, khát nước.
  • Sử dụng rễ cỏ tranh giúp thông tiểu tiện, tẩy độc và thanh lọc cho cơ thể.
dong-y
Cỏ tranh có tác dụng trong Đông y

 

Trên đây là bài viết về công dụng của cây cỏ tranh mà bạn chưa biết do giamgiaxl.com đã tổng hợp được, hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về loại cây này và tìm được những ứng dụng phù hợp cho riêng mình. Đừng quên chia sẻ những hiểu biết của mình về cỏ tranh với chúng mình nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *