Gỗ Chò Chỉ – Đặc điểm, phân loại và ứng dụng trong cuộc sống

Gỗ chò chỉ là một cái tên không mấy quen thuộc với nhiều người, tuy nhiên trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất đồ nội thất thì loại gỗ này lại là một trong những nguyên liệu khá phổ biến. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đôi nét đặc điểm, giá cả, cách phân biệt cũng như một vài ứng dụng về loại gỗ này. Hãy cùng chúng tôi đến với bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu thêm về loại gỗ này nhé!

Giới thiệu chung về gỗ chò chỉ

Cây Chò chỉ ( hay còn được gọi là gọi là May kho hoặc Rào) là một loài thực vật thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae), nhóm V và có tên khoa học là Parashorea chinensis. Thông thường loại cây này được dùng để lấy gỗ phục vụ cho mục đích xây dựng nhà ở và thiết kế những món đồ trang trí nội thất cần thiết cho không gian sống của con người.

Đặc điểm của gỗ chò chỉ

go cho chi 1 Copy
Đặc điểm của gỗ chò chỉ

Cây gỗ Chò chỉ là một loại thân lớn, tròn, thẳng và dài. Khi trưởng thành, cây cao trung bình khoảng 35m và đường kính thân lúc này có thể đạt tới 180cm. Tuy nhiên, vì nhu cầu của con người ngày càng cao nên chúng thường được khai thác ở khoảng 80cm-90cm.

Thân cây Chò chỉ trưởng thành có màu nâu bạc, lớp vỏ nứt dọc đặc trưng.

Lá cây khi còn nhỏ thì to, hình bầu dục và màu lục nhạt. Khi trưởng thành thì lá nhỏ hơn và có dạng trái xoan, hai mặt của gân lá có phủ lông hình sao và mỗi gốc có hai lá.

Hoa của cây có màu vàng nhạt, có mùi thơm nhẹ và mọc ở đầu cành hoặc nách lá.

Quả có màu xanh xám, hình trứng có mũi nhọn, đường kính khoảng 5mm, dài 13mm-16mm, có 5 cánh. Khi quả non có màu hồng nhạt và khi khô sẽ chuyển màu nâu sẫm, một quả thường có 3-4 hạt.

Cây gỗ lớn, thân tròn thẳng, cao 35-40m, đường kính có thể đạt 150-180cm, có bạnh vè, vỏ nứt dọc, màu nâu bạc, nhựa màu nâu. Cây thường chiếm tầng trên của rừng, phân cành cao.

Lá đơn, hình trái xoan. Cây non lá to, dài 10-15cm, rộng 6-7 cm, có lá kèm màu lục nhạt. Cây lớn, lá nhỏ hơn, Mặt dưới lá và mặt trên của gân lá có phủ lông hình sao, gốc mỗi lá có 2 lá kèm.

Hoa mọc đầu cành, cánh hoa màu vàng, có mùi thơm nhẹ. Quả màu xanh xám, có đường kính 4-6mm, dài 13-16mm, có 5 cánh không đều, khi non màu hồng nhạt, khi khô màu nâu sẫm.

Phân bố

Cây Chò chỉ thường được tìm thấy ở tầng rừng cao, ở khu vực rừng núi nhiệt đới ẩm, ở những vùng bằng phẳng như chân núi, ven suối hoặc ở những độ cao 700- 1000m2 so với mực nước biển… bởi vì đây là một loại cây ưa sáng. Hiện nay, loại cây này phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á, phía Nam Trung Quốc và các tỉnh Việt Nam như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang. Ngoài ra, một số nơi khác có tiến hành việc ươm trồng để đối phó với việc Chò chỉ đang nằm trong danh sách những loài cây bị đe dọa bởi tình trạng khai thác gỗ quá mức.

Trồng cấy

Hiện nay do tình trạng khai thác nhiều cho nên số lượng gỗ trong tự nhiên còn ít nên đã có nhiều dự án trồng loại cây này. Thời gian ươm nở cây giống thường khoảng 5-7 tháng và thời điểm tốt nhất để trồng thường là vào mùa mưa. Phương thức trồng Chò chỉ có thể thành đám, thành hàng hoặc hỗn hợp bằng cách xen kẽ với các loại cây trồng khác khác để tận dụng diện tích lâm nghiệp.

Gỗ chò có mấy loại?

Gỗ chò được phân thành các loại như sau:

  • Gỗ chò đỏ
  • Gỗ chò nâu
  • Gỗ chò đen
  • Gỗ chò xanh
  • Thực tế thì các loại chò này đều có tính chất, đặc điểm tương tự nhau chỉ hơi khác một chút về màu sắc nên phân biệt ra để dễ sử dụng, lựa chọn hơn.

Gỗ chò chỉ thuộc nhóm mấy ?

Hiện nay gỗ chò chỉ đang được xếp vào nhóm V, là loại cây được khai thác khá nhiều phục vụ nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ đồ gỗ của con người hiện nay.

Nhóm 5 là dòng gỗ có chất lượng tương đối tốt, không kén người dùng nhiều.

Cách nhận biết gỗ chò

Khi khai thác đúng lứa gỗ thì sẽ thấy gỗ có màu vàng hay hơi ngả về màu hồng.
Lõi gỗ bên trong có màu nâu sẫm, giác có màu vàng.
Vân gỗ vừa, thớ gỗ mịn.
Tia to trung bình, mật độ thưa, chịu nước, chịu chôn vùi tốt.

Ưu điểm và nhược điểm của gỗ chò

go cho chi 2 Copy
Ưu điểm và nhược điểm của gỗ chò

Ưu điểm của gỗ chò

  • Gỗ có mùi thơm tự nhiên hấp dẫn, dễ chịu phù hợp với nhiều người.
  • Giá thành tương đối phù hợp với thu nhập chung của nhiều người
  • Cứng, bền, chắc chắn có độ ổn định cao
  • Gỗ không bị cong vênh, mối mọt trong thời gian dài sử dụng.
  • Gỗ rất dễ chế biến và có thể phù hợp uốn theo nhiều hình thức, sản phẩm chế tác khác nhau.

Nhược điểm

  • Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm trên thì vẫn có một vài nhược điểm như gỗ có thể bị nứt nẻ dăm dọc thân.
  • Gỗ rất dễ bị nứt và mối mọt tấn công.
  • Hiện nay số lượng gỗ này không còn nhiều.

Gỗ chò giá bao nhiêu?

go cho chi 3 Copy
Gỗ chò giá bao nhiêu?

Không nằm trong top những dòng gỗ quý hiếm như gỗ sưa, gỗ thủy tùng, gỗ hương…nên giá gỗ chò cũng khá mềm.

Trung bình giá gỗ chò chỉ dao động rơi vào tầm khoảng vài chục triệu, chục triệu trên m3 gỗ.

Gỗ bình thường tầm 5.000.000-7.000.000 đồng/1m3. Loại cao cấp khoảng 15.000.000 đồng/m3.

Tuy nhiên, giá gỗ chò sẽ có những điều chỉnh, thay đổi riêng để phù hợp với nhu cầu thị trường, nguồn cung – cầu, chất lượng gỗ.

Ứng dụng gỗ chò

Gỗ chò trong sản xuất nội thất

go cho chi 4 Copy
Gỗ chò trong sản xuất nội thất

Chắc chắn ứng dụng lớn nhất, hàng đầu của dòng gỗ chò hiện nay là phục vụ cho việc sản xuất nội – ngoại thất.

Cho nên, các bạn có thể lựa chọn các sản phẩm được làm từ gõ chò để đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình.

Gỗ chò mang đến nhiều sản phẩm đa dạng hơn phục vụ cuộc sống của con người ngay càng cao. Góp phần đưa nền kinh tế và đời sống xã hội tốt hơn.

Sàn gỗ chò chì

go cho chi 5 Copy
Sàn gỗ chò chì

Giường gỗ chò chỉ

go cho chi 6 Copy
Giường gỗ chò chỉ

Bàn ghế chò chỉ

go cho chi 7 Copy
Bàn ghế chò chỉ
go cho chi 8
Cầu thang chò chỉ

Trên đây là một số thông tin về gỗ chò chỉ mà DVT.VN gửi đến các bạn. Như vậy, những vấn đề trọng tâm liên quan đến gỗ chò đều đã được giải đáp chi tiết, cụ thể với từng nội dung ở phía trên. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu, lựa chọn các sản phẩm sử dụng gỗ chò phục vụ cuộc sống được tốt nhất. Hãy cùng theo dõi chúng tôi trong những bài viết tiếp theo để có những kiến thức mới các bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *