Cái Nong Là Gì? Đặc Điểm Và Ứng Dụng Trong Đời Sống

Đã từ rất lâu, nong nia là vật dụng quen thuộc đối với đời sống sinh hoạt ngày của mọi người, từ những vùng nông thôn cho đến thành thị đều có sự xuất hiện của cái nong nia với từng công dụng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của mọi người. Hãy cùng nhau tìm hiểu về cái nong nia và công dụng của nó trong bài viết sau đây nhé!

Nong nia là cái gì?

Nong nia là các nông cụ được sáng tạo, thiết kế từ các nguyên liệu tre trúc. Nó là xuất hiện từ rất lâu rồi, chẳng ai có thể nhớ nổi cái nong cái nia ra đời lần đầu tiên vào thời nào. Chỉ biết rằng thế hệ 9x đời đầu trở về trước, ai cũng đã từng gắn bó và lớn lên cùng những vật dụng đơn sơ, thân thuộc này. 

Ngày nay trong xã hội hiện đại, công dụng của nong, nia được ứng biến linh hoạt hơn, đa dạng hơn. Vì vậy, dù là sản phẩm có phần mộc mạc “quê mùa” nhưng nó chẳng bao giờ lỗi thời. Thậm chí ngày càng được ưa chuộng và bảo tồn để giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc của người Việt xưa

cai-nia-tre
Cái nong nia

Đặc điểm nong nia

Nong nia là các nông cụ được làm 100% từ nguyên liệu tre. Đặc biệt từ khâu thu hái nguyên liệu đến sơ chế, đan lát, hoàn thiện thành cái nong cái nia chúng đều không bị ngâm rửa chất bảo quản. Vì vậy các sản phẩm này rất an toàn với người sử dụng, không hại sức khỏe và cũng rất thân thiện với môi trường.

Về hình dáng kích thước

Về kích thước thì cái nong cái nia tre được thiết kế khá đa dạng để phục vụ cho từng mục đích, nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình. Tuy nhiên chúng thường có kích thước phổ biến là: Loại nhỏ có đường kính 20cm, 25cm, 30cm, 35cm. Loại nhỡ thì có đường kính 40cm, 45cm, 50cm, 60cm. 

Còn với các sản phẩm có kích thước lớn thì có đường kính 80cm và 90cm. Việc phân loại kích thước như thế này giúp khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn, đặt mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.

Thông thường cái nong cái kia có hình dạng tròn, kích thước khá đa dạng, có thể lớn, có thể nhỏ hoặc cũng có thể là kích thước cỡ nhỡ. Tùy theo nhu cầu sử dụng của người dân mà chúng được thiết kế với kích thước khác nhau. Ở phía ngoài cùng, miệng cái nong, cái nia nhô cao lên khoảng 3cm. Đây chính là vị trí để người dùng cầm nắm và sử dụng sản phẩm.

nong-nia-kich-thuoc
Cái nong nia với nhiều kích thước khac nhau

Về cấu tạo

Nong nia tre được tạo thành từ hàng trăm lớp đan ngang dọc và rất khít với nhau. Có thể đựng được cả cám vụn, gạo vỡ. Lớp đan lát này cũng chính là bộ phận chịu lực và đảm bảo độ bền của sản phẩm. Vì vậy nguyên liệu dùng để làm nong, nia phải được tuyển chọn, kiểm tra cực kỳ kỹ lưỡng. 

Cây tre phải đủ độ già, sức bền sợi kéo tối. Tạo ra sản phẩm có tuổi thọ trung bình lên đến hàng chục năm. So với cái nong thì cái nia có kích thước nhỏ hơn, được dùng để sàng sẩy thóc gạo. Thế nên dân gian ta mới có câu thành ngữ là “lọt sàng xuống nia đi đâu mà thiệt”.

Công dụng cái nong cái nia

Nếu như trước đây công dụng của cặp nong cặp nia chỉ bó buộc trong phạm vi hẹp. Đó là “quanh quẩn” trong góc bếp, chái nhà thì bây giờ người ta có thể ứng dụng các vật dụng này một cách linh hoạt hơn, đa năng hơn.

Cụ thể, những công dụng nổi bật của cái nong cái nia được biết đến là:

Trong trang trí

Khi xã hội phát triển, con người không chỉ chú trọng đến ăn no mặc ấm mà còn hướng đến cái chân – thiện – mỹ thì tính thẩm mỹ cũng được nâng lên tầm cao mới. Bởi vậy, nong nia còn được biến tấu để làm vật dụng trang trí nhà cửa, quán xá, phòng ốc. Tạo cảm hứng mới lạ cho không gian, mở ra hơi thở mới cho nơi nghỉ ngơi, nơi làm việc.

Trong trang trí

Do được làm từ 100% vật liệu tre tự nhiên nên trang trí, decor không gian bằng nong, nia tre rất an toàn với sức khỏe, thân thiện với môi trường. Hơn nữa còn mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi với bất kỳ ai tiếp xúc với nó. 

Từ phong cách truyền thống đến hiện đại, chúng ta đều có thể dễ dàng phối kết hợp nong nia trong thiết kế, mỹ thuật để tạo ra kiến trúc hài hòa và cân đối. Trong khi đó chi phí đầu tư lại không quá nhiều như việc trang trí bằng các sản phẩm công nghiệp khác.

Trong cuộc sống hàng ngày

Trong cuộc sống hàng ngày thì cái nong cái nia lại “hóa thân” thành những nông cụ đảm đang, tháo vát. Từ việc sàng sảy gạo thóc cho đến việc phơi phóng ngô, khoai, sắn người ta đều thấy sự góp mặt của nong, nia.

Với những gia đình có nghề nấu rượu truyền thống thì nong nia còn được dùng để đựng cơm rượu, trộn cơm với men trước khi cho vào hũ sành, hũ nhựa để ủ. Mặc dù ngày nay ngành công nghiệp đã rất phát triển. Có nhiều dụng cụ bằng nhôm, nhựa ra đời nhưng ở các vùng thôn quê cái nong cái nia vẫn được xem là vật thứ yếu khó có vật dụng nào có thể thay thế được.

Ngoài ra, cái nong tre còn được dùng để nuôi tằm. Đây là nông cụ đặc biệt quan trọng ở các vùng miền có nghề nuôi tằm. Dù là tằm ăn lá dâu hay tằm ăn lá sắn đều được nuôi và chăm sóc từ những chiếc nong này.

nong-nia-phoi-do
Cái nong nia được dùng như vật dụng phơi các vật liệu khác

Trong ẩm thực

Lĩnh vực ẩm thực hiện nay đang có xu hướng hòa mình với thiên nhiên và tìm về cội nguồn. Vì thế các nhà hàng, quán ăn thường dùng nong, nia để đựng thực phẩm. Tạo cảm giác mới lạ cho không gian quán vừa giúp thực khách có cảm giác thư giãn, thoải mái hơn trong cuộc sống xô bồ, đầy vất vả lo toan.

Trong các nhà hàng ẩm thực, chúng ta rất dễ bắt gặp các mẹt chó, mẹt ngan, mẹt tre bún đậu mắm tôm hay mẹt gà,… Đựng thực phẩm trong những vật dụng này vừa gọn gàng, ít phải bày ra nhiều bát đĩa mà lại vừa thân thiện với sức khỏe người dùng hơn.

Không chỉ vậy, các món ăn đường phố hay hội chợ ẩm thực, nong nia tre vẫn được xem là vật dụng không thể thiếu. Góp phần tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho món ăn và tạo cảm giác ngon miệng cho thực khách. Quả thực là một giải pháp truyền thông, quảng bá thương hiệu khá hữu hiệu cho các chủ nhà hàng.

nong-nia
Cái nong nia dùng trong ẩm thực

Phân biệt các vật dụng bằng tre nong, nia, sàng, rổ, giá, thúng, mẹt tre

Mẹt tre

Mẹt tre thường có đường kính khoảng 60 – 70cm. Nó được dùng để phân loại thóc hạt chắc với thóc hạt lép hay phân loại gạo với trấu trước khi cất trữ.

Mẹt tre

Ngoài ra, mẹt tre còn được dùng để lên men và trộn cơm rượu trước khi cho vào thùng, vào hũ để ủ men. Chắc chắn những bạn lớn lên trong gia đình có truyền thống nấu rượu đã quá quen thuộc với vận dụng này.

Nong tre

Nong tre là một trong những vật dụng được làm bằng tre rất quen thuộc với bao thế hệ người Việt. Nó không chỉ hữu ích nhất trong đời sống sinh hoạt mà còn là dụng cụ phát triển kinh tế rất đơn giản mà hiệu quả. Nếu ai có cơ hội lớn lên ở vùng đất trồng dâu nuôi tằm thì chắc hẳn không thể không biết đến vật dụng này.

Nong tre

Nong tre là sản phẩm được làm từ tre, có hình tròn khá giống với cái nia nhưng có lòng nông và có kích thước lớn hơn. Trong đời sống của người Việt xưa, nong tre thường được dùng để phơi ngô, lúa, khoai, sắn. Nếu khi đang phơi mà trời đổ mưa thì việc thu vén cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần bê cả mẹt vào nhà hoặc dùng bạt hay tấm nilon lên nong tre là có thể che chắn lương thực khỏi mưa ướt rồi.

Ở các vùng quê phát triển kinh tế bằng mô hình trồng dâu nuôi tằm thì nong tre còn được sử dụng để nuôi tằm. Đây là phương tiện sản xuất khá đơn giản, thô sơ nhưng lại rất gần gũi, quen thuộc và giúp phát triển kinh tế rất hiệu quả.

Nia tre

Nia tre dễ bị nhầm lẫn với sàng tre vì hai vật dụng này khá giống nhau. Chính vì vậy nếu không phải xuất thân từ gia đình thuần nông thì không phải ai cũng có thể phân biệt các vật dụng bằng tre là nia tre và sàng tre đâu.

Nia tre

Theo đó, nia tre có kích thước lớn hơn sàng tre, các lỗ thoáng của nia cũng nhỏ hơn. Nia tre được dùng để hứng gạo tấm, gạo vụn khi sàng gạo. Đó cũng chính là lý do xuất hiện câu thành ngữ “lọt sàng xuống nia” mà chúng ta vẫn thường nghe các cụ ngày xưa nhắc đến.

Sàng tre

Sàng tre

Sàng tre cũng được là nguyên liệu chính là tre. Nó thường có hình tròn, có lòng nông, độ cao miệng sàng tre cỡ 1cm. Trong đời sống sinh hoạt thường ngày, sàng tre thường được sử dụng để sàng sạch gạo, thóc, trấu và tấm sau khi thóc được xát thành gạo. Công việc này sẽ giúp chúng ta làm sạch gạo hơn, giúp cho bữa cơm thêm phần thơm ngon hơn.

Rổ tre

So với 3 vật dụng bằng tre nêu trên thì rổ tre có phần quen thuộc hơn. Kể cả các bạn ở thành thị cũng có thể hình dung được các vật dụng này. Thế nhưng để phân biệt các vật dụng bằng tre có tên gọi là rổ tre thì vẫn là bài toán khó với nhiều người.

Rổ tre

Rổ tre là vật dụng được dùng để đựng thực phẩm không bị lọt. Ví dụ như thịt, cá, rau củ, quả. Thực phẩm sau khi được mua về sẽ được rửa sạch và đặt trong rổ, chuẩn bị cho việc sơ chế, nấu nướng. Rổ tre có mắt đan thưa, đường kính khoảng 20cm hoặc có kích thước lớn hơn một chút.

Hiện nay, rổ tre chỉ còn xuất hiện đâu đó ở các vùng thôn quê vẫn quen nếp sống xưa cũ. Còn lại chúng dường như đã dần bị thay thế bằng rổ nhựa hoặc rổ inox trông lịch sự và hiện đại hơn.

Rá tre

Việc phân biệt các vật dụng bằng tre là rá tre không mấy khó khăn. Bởi vì chắc cũng có nhiều người đã từng thấy ai đó vo gạo trong một vật dụng bằng tre. Đó chính là rá tre. Trong quá trình vo sẽ đãi từng nắm một mới cho vào nồi để kiểm tra, tìm những hạt gạo bị hỏng hay có lẫn sạn trước khi cho vào nấu thành cơm. Rá tre cũng được làm từ vật liệu tre trúc, có lỗ nhỏ hơn rổ, đảm bảo không thể hạt gạo bị lọt ra ngoài.

Rá tre

Trong xã hội hiện đại, rá tre cũng dần bị thay thế bởi các vật dụng mang tính “công nghiệp” hơn. Ví dụ như rá nhựa, rá nhôm…

Thúng tre

Thúng tre cũng là một trong những vật dụng quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Nó cũng được làm từ nguyên liệu tre, đường kính cỡ 60cm, các nan tre được đan sát kín lại với nhau, khá dày và chắc chắn. Việc phân biệt các vật dụng bằng tre là thúng tre cũng đơn giản hơn.

Thúng tre

Thúng tre đường được dùng để đựng thóc, gạo, cám và bất kỳ lương thực, thực phẩm nào. Nó được xem như vật dụng cất trữ lương thực tạm thời trước khi đưa vào bao tải để bảo quản.

Hy vọng với bài viết về cái nong nia và những điều bạn chưa biết của DVT.VN đã giúp bạn hiểu hơn về loại vật dụng này cũng như những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *