TikToker Nờ Ô Nô là ai? Chính thức xử phạt và tất cả nhãn hàng quảng cáo trên các kênh như Nờ Ô Nô sẽ bị phạt

Mấy ngày gần đây, một TikToker có nickname Nờ Ô Nô đã làm bùng lên một cuộc tranh cãi gay gắt trong cộng đồng mạng vì những phát ngôn thiếu chuẩn mực khi đi làm từ thiện. Nhiều người chưa biết về TikToker Nờ Ô Nô này cũng đang rất tò mò về danh tính và profile của người này.

Vậy Nờ Ô Nô là ai? 

Nờ Ô Nô đến từ Kiên Giang, lên thật Phạm Đức Tuấn, biệt danh Tuấn Brice, từng được xem là một hiện tượng nhờ các video review quán ăn. Cũng vì những lời khen chê nghe rất khó chịu mà Nờ Ô Nô bị rất nhiều nhà hàng thẳng thừng dán thẳng dòng cảnh báo “miễn tiếp” trước cửa quán, do các clip review đều mang tính tiêu cực và phản cảm, sau khi Nờ Ô Nô cho “lên sóng” thì công việc kinh doanh của nhiều hàng quán đều bị ảnh hưởng.

no-o-no-7-1669971918.jpg
 

Cũng không thể phủ nhận là anh chàng này có ngoại hình sáng nên được nhiều người quan tâm, đặc biệt là phái nữ, nhiều người dành lời khen cho gương mặt của Nờ Ô Nô là “đểu một cách thu hút” và anh cũng từng được nghệ sĩ Thu Minh mời hợp tác trong dự án của mình.

Nờ Ô Nô Phạm Đức Tuấn từng theo học ngành sân khấu, theo đuổi công việc sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội với các video được chú ý, chủ yếu là review các cửa hàng, quán ăn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện Nờ Ô Nô đang có lượng follower khủng với hơn 600.000 người theo dõi trên Tiktok.

Vì sao tiktoker nờ ô nô lại hot?

Cộng đồng mạng cũng đặt biệt danh cho Nờ Ô Nô là “Thánh review” bởi loạt thành tích bất hảo ” ăn đâu chê đó”, đặc biệt thanh niên này còn có cách tương tác nói chuyện với khán giả rất cộc lốc, thậm chí là nhiều hành động rất sỗ sàng, thô lỗ.

Bất chấp những ý kiến trái chiều, TikToker này cũng chẳng mấy quan tâm, Nô vẫn cứ lên clip đều đều, càng ngày càng bị khán giả đánh giá là thiếu tôn trọng người khác vì nội dung phản cảm. 

Đỉnh điểm cơn thịnh nộ của cư dân mạng là seri dài tập mà anh Nô mới làm có tên “Người nghèo ăn gì Nờ Ô Nô cho ăn đó”, clip mới nhất của Nô có nhiều lời lẽ được cư dân mạng đánh giá là miệt thị người nghèo, cụ thể là một bà lão lớn tuổi có hoàn cảnh khó khăn.

Sau đó, cộng đồng mạng đã vận động một làn sóng tẩy chay đối với anh Nô, lan tỏa nó từ Facebook tới TikTok. Nờ Ô Nô không hề cảm thấy xấu hổ hay hối hận vì những hành động của mình mà còn “mặt dày” cảm ơn cộng đồng mạng vì nhờ đó trang cá nhân của Nô đang có lượng người theo dõi tăng chóng mặt.

TikTok phản hồi vụ Nờ Ô Nô miệt thị người nghèo, tạo video “bẩn”

Trong văn bản phản hồi, phía TikTok khẳng định quan điểm “không khoan nhượng trước bất kỳ nội dung, hành vi vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng của nền tảng”. 

“Chúng tôi đã khóa tài khoản của người dùng @tuanbrice (hay còn được biết tới với tên gọi “Nờ Ô Nô”) vĩnh viễn vì những nội dung không phù hợp với tiêu chuẩn cộng đồng mà người dùng này đăng tải”, đại diện TikTok Việt Nam cho biết.

no-o-no-6-1669971918.jpg
 

Một số ý kiến cho rằng tiêu chí kiểm soát nội dung của TikTok hiện nay khá dễ dãi, tạo điều kiện để những video tiêu cực, phản cảm lan truyền. Trả lời câu hỏi của PV Dân trí về việc TikTok sẽ điều chỉnh như thế nào để có một nền tảng mạng xã hội “sạch” hơn, phía TikTok nói thêm: “Xây dựng và duy trì môi trường nền tảng chân thực, an toàn, hướng tới cộng đồng là một trong những cam kết và ưu tiên hàng đầu của TikTok. Chúng tôi luôn tôn trọng và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo của người dùng, song giữ vững lập trường đề cao tính an toàn của cộng đồng và nền tảng”.

PV cũng đặt câu hỏi về việc đoạn video của Nờ Ô Nô có lời lẽ phản cảm, xúc phạm nhưng vẫn lọt top thịnh hành trên TikTok hơn 1 ngày, đạt tới 4,6 triệu lượt xem mà không có sự can thiệp từ đội kiểm soát nội dung của TikTok. Tuy nhiên, phía TikTok không phản hồi câu hỏi này.

Vào sáng 28/11, theo ghi nhận của PV, khi truy cập vào kênh TikTok Nờ Ô Nô, màn hình hiển thị dòng chữ “Tài khoản đã bị cấm”.

Trước đó, video “Người nghèo ăn gì – Nờ Ô Nô cho ăn đó” được đăng tải trên kênh TikTok mang tên Nờ Ô Nô hôm 25/11 đã gây tranh cãi dữ dội trên mạng xã hội.

Trong video, TikToker này làm từ thiện giúp một cụ già, nhưng dùng những từ ngữ khó nghe như: “Hello (xin chào – PV) bà già nghèo khổ giữa trời đông cô đơn”, “Nghèo mà còn chê đồ ăn nữa, vậy thôi khỏi ăn, giờ hỏi lại có ăn hay không?”, “Phở rẻ vậy mà bà không có tiền mua ăn nữa hả?”…

Dân mạng cho rằng Nờ Ô Nô có thái độ thiếu tôn trọng, lời nói đùa cợt, xúc phạm người nghèo. Nhiều nghệ sĩ và người nổi tiếng cũng đồng loạt kêu gọi “tẩy chay”, báo cáo tài khoản.

Sau đó, nam TikToker đã livestream, phân trần rằng những lời lẽ trong clip không nói trước mặt cụ bà mà về nhà mới lồng tiếng vào. Tuy nhiên, lời giải thích của Nờ Ô Nô không thuyết phục được dân mạng.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên TikToker này khiến cộng đồng mạng phẫn nộ vì những nội dung “bẩn” nhằm mục đích câu view. Trước đó, người này từng bị nhiều quán ăn dán hình “miễn tiếp” trước cửa vì loạt video review thiếu thiện chí. 

TikToker Nờ Ô Nô bị xử phạt 7,5 triệu đồng sau khi xúc phạm người nghèo

Chiều 29/11, thông tin đến PV, ông Nguyễn Đức Thọ – Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM cho biết, đơn vị đã lập biên bản vi phạm và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Phạm Đức Tuấn (26 tuổi, quê Kiên Giang) – chủ tài khoản Tiktok Nờ Ô Nô về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc”, theo Điểm b khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020.

no-o-no-1-1669971917.jpg
 

Sau khi đoạn clip có nội dung không tôn trọng người già neo đơn của TikToker Nờ Ô Nô gây bức xúc dư luận, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM đã phối hợp Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TPHCM mời chủ tài khoản Tiktok này lên làm việc.

Trong buổi làm việc với cơ quan chức năng, Phạm Đức Tuấn (TikToker Nờ Ô Nô) đã thừa nhận bản thân bất cẩn lời nói dùng với người già, neo đơn, không phù hợp với đạo đức gây ảnh hưởng người khác và dư luận.

Ngoài xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan chức năng còn buộc nam TikToker này phải cam kết không tái phạm hành vi tương tự.

Bộ TT&TT: Nhãn hàng quảng cáo trên các kênh như Nờ Ô Nô sẽ bị phạt

Tại Hội thảo về quảng cáo trên mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức chiều 30/11 ở Hà Nội, đại diện Bộ cho biết vẫn còn tình trạng quảng cáo của nhãn hàng xuất hiện trên các trang vi phạm pháp luật. Quảng cáo trở thành nguồn tài trợ cho những trang này, gây ảnh hưởng xấu tới cộng đồng, không công bằng với các trang làm nội dung “sạch”, đồng thời có thể ảnh hưởng đến an toàn của thương hiệu.

no-o-no-2-1669971917.jpg
 

Để ngăn tình trạng trên, một trong các giải pháp được đưa ra là xây dựng “blacklist” trong lĩnh vực quảng cáo. Danh sách đen này sẽ bao gồm các website, tài khoản mạng xã hội, kênh nội dung, trang cộng đồng vi phạm luật An ninh mạng, luật Sở hữu trí tuệ, nội dung nhảm, ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng, để nhãn hàng tránh đặt quảng cáo.

“Điểm mới là danh sách này sẽ công bố các trang cá nhân vi phạm, ví dụ kênh Nờ Ô Nô. Đơn vị nào còn quảng cáo trên đó là vi phạm pháp luật và sẽ bị phạt theo quy định”, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, nói.

Nờ Ô Nô, kênh TikTok có hơn 600 nghìn lượt theo dõi, đã vấp phải làn sóng tẩy chay của cộng đồng mạng khi đăng các video sử dụng từ ngữ mang tính miệt thị, chê bai người nghèo. Ngày 29/11, chủ kênh Phạm Đức Tuấn đã bị phạt 7,5 triệu đồng và bị TikTok khóa tài khoản vĩnh viễn.

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng xây dựng “whitelist”, gồm báo, tạp chí, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội được cấp giấy phép hoạt động; các website, tài khoản, kênh nội dung, trang cộng đồng có đăng ký thông tin với Bộ và được xác nhận.

“Chúng tôi sẽ đảm bảo danh sách này đủ bao phủ toàn thị trường, để nhãn hàng, đại lý ưu tiên quảng cáo trên những trang này”, ông Do nói.

Tại hội thảo, một số đại lý quảng cáo đánh giá việc tạo blacklist và whitelist là cần thiết. Thực tế các đại lý cũng có những danh sách của riêng mình. Tuy nhiên, với nội dung mạng xã hội được đăng tải liên tục, một tài khoản có thể từ whitelist sang blacklist chỉ sau vài giờ, nên cần quy định rõ ràng và có thời gian để các bên chuẩn bị.

Đại diện Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử cho biết việc này sẽ được thực hiện từ đầu năm 2023.

Việc cấm quảng cáo trên các trang có nội dung xấu độc đã được quy định tại nghị định 70 ban hành tháng 7/2021, bổ sung một số điều chỉnh của nghị định 181 về việc thi hành Luật Quảng cáo. “Các nền tảng như Facebook, Google đang hiển thị quảng cáo trên nhiều nội dung vi phạm mà không có biện pháp quản lý. TikTok, YouTube dễ dãi cho người làm nội dung kiếm tiền, không quan tâm nội dung có phù hợp hay phản cảm không. Các nhãn hàng, đại lý vì mục tiêu doanh số mà quảng cáo tràn lan trên tất cả các kênh”, ông Do cho biết.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông, đánh giá quảng cáo trên môi trường mạng đang trở thành xu thế tất yếu được các doanh nghiệp trong và ngoài nước lựa chọn. Tuy nhiên, quảng cáo trên môi trường mạng, đặc biệt là trên các nền tảng xuyên biên giới tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi các doanh nghiệp và nhãn hàng chưa thể đảm bảo quản lý tốt vị trí hiển thị quảng cáo.

“Trước đây chúng ta dừng lại ở kêu gọi, cảnh báo. Những thay đổi sắp tới sẽ là bước chuyển quan trọng để chấm dứt đưa quảng cáo lên các trang vi phạm pháp luật”, ông Lâm nói.

Trên đây, dvt.vn đã chia sẻ đến các bạn những thông tin về TikToker Nờ Ô Nô (Phạm Đức Tuấn). Hy vọng qua những chia sẻ trên đây bạn sẽ biết thêm những thông tin về Nơ Ô Nô cũng như hãy kiên định chống lại những contten bấn trên mạng xã hội.