Miền Nam hay còn gọi là Nam Bộ là một trong 3 vùng chính của lãnh thổ Việt Nam ( Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ). Để hiểu chi tiết hơn về miền Nam, các bạn hãy cùng DVT.VN tìm hiểu về vị trí và khí hậu miền Nam qua bản đồ Việt Nam nhé!
Vị trí địa lý miền Nam qua bản đồ Việt Nam
Dựa theo bản đồ Nam Bộ, đây là khu vực có địa hình bằng phẳng, phía tây giáp với Thái Lan, phía đông giáp với biển Đông, phía Bắc và Tây Bắc giáp với campuchia.
Nam Bộ được chia làm 2 vùng đó chính là Đông Nam Bộ và Tây Nam bộ
+ Đông Nam Bộ có độ cao từ 0 đến 986m, với cấu tạo địa chất chủ yếu là đất đỏ bazan và đất phù sa cổ. Đây là nơi có khu vực đồng bằng sông nước chiếm khoảng 6.130.000 ha với hơn 4.000 kênh rạch.
+ Tây Nam Bộ với độ cao khoảng 2m, chủ yếu là vùng đất phù sa màu mỡ. Nơi đây cũng có những khu vực tiếp giáp với vùng Tây Nguyên, miền tây Kiên Giang và Campuchia.
Nam bộ có hai hệ thống sông lớn nhất đó chính là sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Sông Cửu Long được thiên nhiên ưu ái nên có lượng phù sa vô cùng lớn, giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế cho dân.
Bản đồ miền Nam – Đặc điểm khí hậu
Dựa theo bản đồ Nam Bộ thì đây chính là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo. Với nền nhiệt độ ẩm, ánh nắng dồi dào, có thời gian bức xạ dài. Nam Bộ có biên độ ngày và đêm giữa các tháng trong năm khá ôn hòa.
Độ ẩm trung bình của Nam bộ dao động từ 80 – 82%. Nơi đây có khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt đó chính là mùa mưa và mùa khô. Thông thường, mùa mưa ở Nam Bộ bắt đầu từ tháng 5 cho đến hết tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 cho đến tháng 4.
Lượng mưa trung bình hàng năm của vùng đất Nam Bộ dao động từ 966 đến 1325 mm và góp trên 80% tổng lượng mưa trên cả năm. Mưa phân bố đều ở các khu vực, giảm dần từ TP.HCM đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Vùng kinh tế phía nam qua bản đồ miền Nam
Xét trên bản đồ Nam Bộ thì kinh tế ở vùng này được xem là bậc nhất của Bản đồ Việt Nam, góp phần tạo dựng và thúc đẩy nền kinh tế cả nước phát triển. Kinh tế ở nơi đây tập trung phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ
Các vùng kinh tế ở Nam Bộ có lợi thế về nhân lực, có sự đầu tư khoa học kỹ thuật, hội tụ của những con người năng động, sáng tạo. Kinh tế Nam Bộ cũng là một trong những cầu nối quan trọng để duy trì, hợp tác các vùng kinh tế khác nhau trong khu vực, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài gia nhập và phát triển.
Qua bài viết này, chúng ta đã hiểu rõ hơn về miền Nam Việt Nam qua những tấm bản đồ về địa hình, khí hậu cũng như kinh tế của vùng miền. Đây có lẽ là mảnh đất hoa lệ mà không ít người muốn được đến để tham quan và khám phá.
Xem thêm: Bản đồ miền Trung
- Rèm Sáo Lá Dọc – Đặc điểm thiết kế và cách sử dụng rèm lá dọc che nắng
- Doanh nhân Đoàn Nguyên Đức – Tiểu sử và Sự nghiệp
- Hướng dẫn cha mẹ điều chỉnh độ cao bàn ghế chống gù phù hợp với tuổi
- Những thông tin cơ bản liên quan đến đá Ô liu – Peridot
- Đá Phong Thủy mệnh Kim – Số lượng hạt đá trong mỗi chiếc vòng tay cho người mệnh Kim